--> -->
e mag
“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

15:26 | 26/04/2025

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam không chỉ khắc phục hậu quả chiến tranh, mà còn khẳng định vị thế trên trường quốc tế bằng chính sách ngoại giao kiên định nhưng linh hoạt. Như ông Tim Rieser, cố vấn cao cấp của Thượng nghị sĩ Mỹ Peter Welch nhận định: “Chúng tôi nhận ra rằng phải học cách nói chuyện khác đi, để biến những di sản chiến tranh từng gây oán giận thành cơ hội hợp tác”.

“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam không chỉ khắc phục hậu quả chiến tranh, mà còn khẳng định vị thế trên trường quốc tế bằng chính sách ngoại giao kiên định nhưng linh hoạt. Như ông Tim Rieser, cố vấn cao cấp của Thượng nghị sĩ Mỹ Peter Welch nhận định: “Chúng tôi nhận ra rằng phải học cách nói chuyện khác đi, để biến những di sản chiến tranh từng gây oán giận thành cơ hội hợp tác”.

Hội thảo khoa học quốc tế “50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại” diễn ra tại Hà Nội ngày 23/4 đã quy tụ nhiều chuyên gia, học giả và đại diện quốc tế để cùng nhìn lại hành trình ngoại giao của Việt Nam từ chiến tranh đến hòa bình. Những chia sẻ tại hội thảo không chỉ là góc nhìn quá khứ, mà còn là lời gợi mở cho tương lai.

Ngoại giao Việt Nam qua lăng kính của những chứng nhân

Từ nước Mỹ, nhà văn Lady Borton, người đã gắn bó với Việt Nam suốt hơn 5 thập kỷ, nhấn mạnh rằng chiến thắng 30/4/1975 không chỉ đến từ sức mạnh vũ trang, mà còn là kết quả của một chiến lược ngoại giao khôn ngoan, chủ động và mang tính nhân văn sâu sắc.

“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

Bà Lady Borton, nhà văn Mỹ chia sẻ về Ngoại giao Việt Nam huy động sức mạnh quốc tế cho chiến thắng 30/4/1975. (Ảnh: Giang Hồng)

“Ngoại giao Việt Nam không chỉ vận động chính giới, mà còn kể một câu chuyện - câu chuyện về một dân tộc khát vọng hòa bình và tự chủ”, bà Borton chia sẻ. Bà dẫn lại sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời 21 câu hỏi của nhà báo Mỹ Arthur B. Steele bằng tiếng Anh vào năm 1949 - một động thái được xem là chiến lược truyền thông đối ngoại sớm, giúp thế giới hiểu đúng về bản chất cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Theo bà Borton, ngoại giao Việt Nam thời kỳ đầu không chỉ làm nhiệm vụ đối ngoại đơn thuần mà đã tiên phong trong việc kiến tạo hình ảnh quốc gia.

Việt Nam đã định hình mình là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, đấu tranh cho độc lập dân tộc, chứ không đơn thuần là một điểm nóng của chiến tranh lạnh như một số tuyên truyền phương Tây từng mô tả.

Nhà văn Mỹ Lady Borton

Còn với bà Virginia B. Foote, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, hành trình ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một minh chứng điển hình cho việc chuyển hóa xung đột thành hợp tác.

Bà nhắc lại mối quan hệ đặc biệt giữa hai cựu binh John McCain và John Kerry - hai người từng bất đồng về chiến tranh nhưng đã cùng bắt tay xây dựng hòa bình: “Họ không đồng tình về cuộc chiến, nhưng lại đồng thuận về hòa bình. Và chính điều đó đã mở đường cho bình thường hóa quan hệ”.

“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

Từ trái qua phải: Nhà văn Mỹ Lady Borton; bà Virginia B.Foote, Phó Chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam; bà Latana Siharaj, Phó Đại sứ Đại sứ quán Lào tại Việt Nam.

Bà Foote cũng nhấn mạnh vai trò của ngoại giao kinh tế song hành với ngoại giao chính trị. Từ việc phá thế bị bao vây cấm vận, đàm phán Hiệp định thương mại song phương, đến gia nhập WTO và nay là Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam đã thể hiện một tư duy hội nhập bền bỉ. “Khi bắt đầu, tôi từng lo người tiêu dùng Mỹ sẽ ngần ngại với nhãn hàng ‘Made in Vietnam’, nhưng giờ đây họ lại xem đó là dấu hiệu của chất lượng”, bà nói thêm.

Từ đối thoại tới phát triển: Ngoại giao kiến tạo tương lai

Dưới góc nhìn của nước láng giềng, Phó Đại sứ Lào Latana Siharaj gọi Việt Nam là “người bạn tri kỷ” không chỉ trong chiến tranh mà cả trong kiến tạo hòa bình. Bà đánh giá cao việc ngoại giao Việt Nam không chỉ phá vỡ thế cô lập trong giai đoạn hậu chiến, mà còn là công cụ đồng hành cùng phát triển: “Ngoại giao Việt Nam không chỉ thực thi chính sách đối ngoại, mà còn là chủ động bảo vệ hòa bình, giải quyết xung đột và kiến tạo phát triển.”

Từ sự hỗ trợ trong giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng đến quốc phòng và đào tạo cán bộ ngoại giao cho Lào, bà Latana cho rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam đã truyền cảm hứng về một mô hình ngoại giao không vị kỷ, giàu tính cộng đồng khu vực.

“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

Ông Tim Rieser, cố vấn cấp cao của Thượng nghị sĩ Mỹ Peter Welch trao đổi tại hội thảo theo hình thức trực tuyến.

Trong khi đó, ông Tim Rieser, cố vấn cấp cao của Thượng nghị sĩ Mỹ Peter Welch, khẳng định rằng việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Mỹ năm 1995 không phải là kết thúc, mà là khởi đầu của một hành trình xây dựng lòng tin kéo dài ba thập kỷ. “Chúng tôi nhận ra rằng phải học cách nói chuyện khác đi, để biến những di sản chiến tranh từng gây oán giận thành cơ hội hợp tác”, ông nói.

Từ việc xử lý dioxin, tháo gỡ bom mìn đến hỗ trợ người khuyết tật và tìm kiếm người mất tích, ông Rieser cho rằng các chương trình hợp tác về di sản chiến tranh đã không chỉ hàn gắn quá khứ mà còn mở ra cánh cửa cho tương lai hợp tác lâu dài.

Ông cũng đánh giá cao vai trò của các tướng lĩnh và nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trong việc thúc đẩy các chương trình phối hợp quốc phòng, một lĩnh vực nhạy cảm nhưng đầy ý nghĩa trong lòng tin chiến lược giữa hai nước.

Từ Trung Quốc, Giáo sư Vương Xung, Phó Tổng thư ký Học hội Charhar, bày tỏ sự khâm phục với cách tiếp cận ngoại giao của Việt Nam: độc lập, nguyên tắc nhưng luôn biết mềm dẻo và thực dụng. “Ngoại giao Việt Nam là nghệ thuật kết hợp sức mạnh và đối thoại vừa giữ vững lập trường, vừa hướng tới mục tiêu lâu dài: hòa bình, thống nhất và phát triển quốc gia”, ông nhận xét.

Theo ông, điều Việt Nam làm được không chỉ là xây dựng quan hệ song phương hiệu quả, mà còn là kể một “câu chuyện quốc gia” nhất quán và đáng tin cậy - một điều rất nhiều quốc gia đang chuyển mình sau chiến tranh vẫn đang loay hoay tìm kiếm.

“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

Giáo sư Vương Xung, Phó Tổng thư ký Học hội Charhar, Trung Quốc, trao đổi tại hội thảo theo hình thức trực tuyến.

Từ những câu chuyện thời chiến được kể lại bằng hồi ức cá nhân chân thực đến những phân tích mang tầm chiến lược, hội thảo không chỉ giúp khắc họa vai trò đặc biệt của ngoại giao Việt Nam trong tiến trình hòa bình mà còn gợi mở nhiều giá trị ứng dụng cho hiện tại.

Nếu trong quá khứ, ngoại giao giúp Việt Nam phá vỡ thế cô lập, giành lấy sự công nhận, thì hôm nay, ngoại giao tiếp tục là trụ cột để Việt Nam hội nhập sâu rộng, bảo vệ chủ quyền, tranh thủ đối tác và gìn giữ hòa bình khu vực.

“Hòa bình không tự đến. Đó là kết quả của sự chủ động, bản lĩnh và trí tuệ mà ngoại giao Việt Nam đã kiên trì theo đuổi trong suốt 50 năm qua”, bà Foote nói như một lời nhấn mạnh kết tinh của tất cả các thông điệp tại hội thảo.

Từ góc nhìn của những người bạn quốc tế, ngoại giao Việt Nam không chỉ là một hành trình đi qua chiến tranh, mà còn là một hành trình đi tới tương lai - tương lai của đối thoại, hiểu biết và hợp tác bền vững.

Theo Báo Nhân dân

https://nhandan.vn/bien-qua-khu-thanh-co-hoi-ngoai-giao-viet-nam-duoi-goc-nhin-quoc-te-post874616.html

Theo Báo Nhân dân

Tin bài liên quan

Kiều bào ấn tượng, tự hào về lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Kiều bào ấn tượng, tự hào về lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Được xem Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) qua truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cảm thấy rất tự hào và có ấn tượng mạnh khi được hòa cùng không khí hào hùng của đất nước.
Báo Nhân đạo (Pháp) ra phụ san đặc biệt ngợi ca Chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Báo Nhân đạo (Pháp) ra phụ san đặc biệt ngợi ca Chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4/1975, báo Nhân đạo (L’Humanité) - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp đã phát hành phụ san đặc biệt với chủ đề "1975-2025: Việt Nam, một dân tộc tự do", nhằm tôn vinh chiến thắng vĩ đại cũng như những thành tựu to lớn của Việt Nam trên chặng đường tái thiết, đổi mới và hội nhập quốc tế.
Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước của Việt Nam thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế

Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước của Việt Nam thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) của Việt Nam vào sáng 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông quốc tế. Nhiều hãng thông tấn và cơ quan báo chí lớn trên thế giới đồng loạt đưa tin, phản ánh không khí trang nghiêm, phấn khởi cùng ý nghĩa lịch sử sâu sắc của sự kiện trọng đại này.

Tin mới

Lâm Đồng quyết liệt tháo gỡ vướng mắc cho các dự án lớn ven biển

Lâm Đồng quyết liệt tháo gỡ vướng mắc cho các dự án lớn ven biển

Ngày 26/7, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Hồ Văn Mười đã khảo sát loạt dự án trọng điểm ven biển, chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và xác định giá đất, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp, du lịch trị giá hàng tỷ USD.
Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc.

Tin khác

Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Đây là nội dung mà Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã phát biểu tại tiệc chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc diễn ra vào tối 25/7, tại Hà Nội.
Giữ đà tăng trưởng, du lịch Hà Nội đẩy mạnh xúc tiến, làm mới sản phẩm

Giữ đà tăng trưởng, du lịch Hà Nội đẩy mạnh xúc tiến, làm mới sản phẩm

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, tháng 7/2025, tổng khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 2,80 triệu lượt, tăng 10,3%. Tổng thu từ du khách ước đạt 10,68 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Khánh Hòa xác định chiến lược tăng trưởng hai con số sau sáp nhập

Khánh Hòa xác định chiến lược tăng trưởng hai con số sau sáp nhập

Chiều 25/7, tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã tham dự Hội nghị Gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề “Khánh Hòa - Hội tụ giá trị, đầu tư bền vững”. Sau sáp nhập, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, dựa trên các trụ cột kinh tế.
Cà Mau nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế

Cà Mau nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác thông tin đối ngoại đóng vai trò ngày càng quan trọng, không chỉ là cầu nối văn hóa mà còn là đòn bẩy chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế...