--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
13:38 | 25/07/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cuộc cạnh tranh mới của Mỹ - Trung ở Biển Đông

Mới đây, Mỹ và Trung Quốc đều đang tăng cường hoạt động của lực lượng máy bay chiến đấu ở Biển Đông. Sau các diễn biến trên mặt biển, hai nước này dường như đang cạnh tranh cả trên không.
Mỹ lên án Trung Quốc lập Mỹ lên án Trung Quốc lập "đế chế hàng hải" ở Biển Đông
Biển Đông không chỉ có Mỹ - Trung Biển Đông không chỉ có Mỹ - Trung
3702 my1
Oanh tạc cơ B-1 Lancer (trên) và máy bay chiến đấu JH-7 ẢNH: PACOM - CHINAMIL.COM.CN

Tăng cường máy bay chiến đấu ở Biển Đông

Hôm qua (24.7, theo giờ Việt Nam), website của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Mỹ) đưa tin 2 oanh tạc cơ B-1 Lancer thuộc không quân nước này ngày 21.7 đã cất cánh từ đảo Guam để thực hiện sứ mệnh hoạt động ở Biển Đông.

Trước đó, đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) thông báo "Một lữ đoàn không quân hải quân trang bị cường kích JH-7 thuộc Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam, đóng quân tại đảo Hải Nam, đã diễn tập bắn đạn thật nhằm vào mục tiêu trên biển hôm 15-16/7". Cuộc diễn tập có nội dung tấn công mục tiêu trên biển và triển khai chiến đấu cơ đến một đảo ở Biển Đông trong lúc chiến đấu cơ và chiến hạm Mỹ tập trận ở khu vực. Tuy nhiên, bản tin trên không nói các chiến đấu cơ JH-7 đến nơi nào ở Biển Đông.

Giới phân tích Trung Quốc cho rằng cuộc diễn tập chống hạm bằng máy bay này là động thái đáp trả các đợt diễn tập hiệp đồng của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan trên Biển Đông hồi đầu tháng 7.

Trả lời Thanh Niên, TS James Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) nhận định sau các diễn biến trên mặt biển, Mỹ - Trung dường như đang cạnh tranh cả trên không.

Cụ thể hơn, trả lời Thanh Niên, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson) nhận định sự hiện diện của máy bay tiêm kích J-11B tại đảo Phú Lâm và thông tin máy bay tiêm kích - ném bom JH-7 tập trận, thể hiện khả năng sức mạnh tấn công của Trung Quốc nhằm vào tàu chiến Mỹ đang được triển khai ở Biển Đông.

Tương tự, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) cho rằng: “Xét về khía cạnh chính trị, việc Trung Quốc điều động máy bay JH-7 tập trận mang thông điệp Bắc Kinh đang củng cố khả năng triển khai chiến đấu cơ xuất kích từ đảo Hải Nam để tấn công các tàu chiến ở các vùng biển lân cận. Kết hợp cùng với hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì có lẽ Bắc Kinh sẽ nỗ lực phát triển khả năng tác chiến của không quân tại đây”.

Ở một diễn biến khác, thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ sáng 17-7 (giờ VN) cho biết sau nhiều ngày hoạt động trên Ấn Độ Dương, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông và đang tiến hành "diễn tập chất lượng cao", bao gồm hiệp đồng với nhóm tàu sân bay USS Nimitz.

Hải quân Mỹ nhấn mạnh việc triển khai nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan (bao gồm 2 tàu tuần dương và khu trục khác) là một nỗ lực của Mỹ nhằm "hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở".

Theo Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, 2 nhóm tác chiến tàu sân bay tiếp tục sử dụng tổng cộng 12.000 thủy thủ, lính thủy đánh bộ và hơn 120 máy bay để tiến hành các cuộc tập trận phòng không chiến thuật, nhằm duy trì khả năng sẵn sàng tác chiến.

Bên cạnh đó, Mỹ sẽ triển khai hai đơn vị đặc nhiệm đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm 2021.

Trong động thái đáng chú ý gần như cùng lúc, giới quan sát cho rằng Trung Quốc đã đưa ít nhiều máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Tạp chí Forbes (Mỹ) dẫn ảnh vệ tinh chụp ngày 15-7 cho thấy có ít nhất 4 tiêm kích Trung Quốc tại Phú Lâm.

Tạm thời chưa rõ số lượng tiêm kích thực sự là bao nhiêu, trong khi giới quan sát nói rằng nhóm tiêm kích này bao gồm J-11, loại từng xuất hiện ở Phú Lâm.

Theo ông Nagao, so sánh tương quan và chỉ bàn đến sức mạnh chiến đấu cơ hiện đại gồm thế hệ 4 và 5, thì Trung Quốc có khoảng 1.300 máy bay. Còn Mỹ ở khu vực thì với 3 tàu sân bay ở Thái Bình Dương mang theo khoảng 150 máy bay tiêm kích F/A-18, và tàu tấn công đổ bộ chở 7 chiếc F-35. Tính thêm 130 máy bay chiến đấu mà Mỹ đang triển khai ở các căn cứ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam, Washington có tổng số khoảng 300 máy bay chiến đấu có thể nhanh chóng hiện diện ở Biển Đông.

“Nên xét về tương quan 2 bên thì Trung Quốc có ưu thế trong ngắn hạn. Nhưng ưu thế này của Bắc Kinh cũng có thể mất đi nếu các bên trong khu vực ủng hộ Washington. Cụ thể hơn, Mỹ có những đồng minh và đối tác trong khu vực như Nhật Bản (có khoảng 300 máy bay chiến đấu), Úc (có khoảng 100 máy bay chiến đấu) và Ấn Độ (có khoảng 600 máy bay chiến đấu)… Không những vậy, Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với Tokyo ở biển Hoa Đông, với New Delhi ở biên giới Ấn - Trung. Nên thực tế, Trung Quốc cũng phải dàn trải sức mạnh không quân ra nhiều hướng”, TS Nagao phân tích và cho rằng: “Toàn bộ lực lượng không quân của Mỹ có đến khoảng 3.000 chiến đấu cơ, nên xét về dài hạn thì Trung Quốc khó có thể so bì, nhất là khi Washington có thể điều động các oanh tạc cơ từ bên kia Thái Bình Dương để hướng về Bắc Kinh như những lần triển khai gần đây”.

3750 my2
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ diễn tập trên Biển Đông hôm 6/7. Ảnh: US Navy.

Dè chừng tránh xung đột quân sự

Biển Đông là một trong những biển giá trị nhất thế giới. Mỗi năm, 1/3 hoạt động vận tải hàng hải toàn cầu đi qua đây, với lượng hàng hóa thương mại trị giá hơn 3.000 tỷ USD. Các ngư trường phong phú cùng tiềm năng cực lớn về dầu khí là một trong nhiều lý do khiến nơi đây trở thành một trong những khu vực bị tranh chấp nặng nề nhất thế giới.

Hải quân Mỹ với các căn cứ ở Nhật Bản, Philippines, và Guam, thống trị nhiều nơi ở Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc đã cố gắng trong thời gian dài chống lại ảnh hưởng này bằng chiếm đóng (trái phép) nhiều đảo ở Biển Đông hoặc tự tạo ra (trái phép) các đảo nhân tạo, sử dụng các yêu sách lịch sử (phi pháp) đối với khoảng 90% Biển Đông.

Hải quân Mỹ thường xuyên thực hiện các hoạt động tự do hàng hải qua các khu vực mà Trung Quốc cố kiểm soát, khiến lực lượng hải quân 2 bên nhiều khi ở rất sát nhau. Chính quyền Mỹ đã thể hiện quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc sau khi Ngoại trưởng Mỹ vào hôm 13/7/2020 ra thông cáo bác bỏ hầu hết các yêu sách của Bắc Kinh đối với Biển Đông, đồng thời tuyên bố rằng Mỹ sẽ “không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông như đế chế của mình trên biển”.

Về mặt địa lý, Trung Quốc có lợi thế so với Mỹ do ở gần Biển Đông hơn. Tuy nhiên, nếu xung đột quân sự kéo dài thì lợi thế lại nghiêng về Mỹ, vì Trung Quốc ở gần nơi xung đột nên sẽ bị thiệt hại nhiều hơn.

Phân tích về tương quan hai bên, cựu đại tá Schuster đánh giá: “Xét về so sánh chiến lược thì Trung Quốc chiếm ưu thế khi có lực lượng đồn trú thường trực, nhưng lại có nhược điểm là hạ tầng ở Hoàng Sa và Trường Sa chưa đủ sức hỗ trợ lâu dài. Trong khi đó, Mỹ có thể phát huy ưu thế từ tàu sân bay có tính cơ động cao, đồng thời có thể tận dụng hạ tầng của các đồng minh trong khu vực mà điển hình là Philippines”.

“Thời gian qua, tàu chiến Mỹ thường xuyên viếng thăm các đối tác trong khu vực, nhưng sẽ càng có ý nghĩa hơn khi máy bay chiến đấu Mỹ cũng có hoạt động tương tự. Với cách này, Washington sẽ gửi thông điệp có sức mạnh lớn hơn khi thể hiện ưu thế cả trên biển lẫn trên không”, ông Schuster đề xuất.

Michael Auslin, một nhà nghiên cứu tại Viện Hoover (Đại học Stanford) ở California (Mỹ) cho biết, cả Mỹ và Trung Quốc đều dè chừng về nguy cơ leo thang xung đột quân sự vượt ngoài kiểm soát, có thể dính đến vũ khí hạt nhân.

Mỹ cấp tập điều tàu sân bay hoạt động ở Biển Đông Mỹ cấp tập điều tàu sân bay hoạt động ở Biển Đông

Tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông, bắt đầu tập trận từ ngày 17-7. Đây là lần tập trận thứ 2 ...

Cuộc gọi điện của ông Tập gửi thông điệp cảnh báo chuyện Biển Đông Cuộc gọi điện của ông Tập gửi thông điệp cảnh báo chuyện Biển Đông

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gọi điện chúc mừng Thủ tướng Lý Hiển Long tái đắc cử đúng một ngày sau khi Washington bác ...

Đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông các nước ASEAN được gì Đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông các nước ASEAN được gì

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 đưa ra tuyên bố bao gồm 5 nội dung cơ bản bác bỏ hầu hết các yêu sách phi ...

Tuấn Quỳnh
Nguồn:

Tin bài liên quan

GDP của Trung Quốc tăng 5,4% trong quý I/2025

GDP của Trung Quốc tăng 5,4% trong quý I/2025

Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 16/04, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc quý I/2025 đạt 318.758 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 5,4% so với cùng kỳ và tăng 1,2% so với quý IV/2024.
Trung Quốc hạn chế phim Mỹ sau tuyên bố áp thuế kỷ lục 125%

Trung Quốc hạn chế phim Mỹ sau tuyên bố áp thuế kỷ lục 125%

Vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế kỷ lục 125% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Trung Quốc thông báo sẽ tiếp tục siết số lượng phim Mỹ được phép chiếu tại nước này.
Chính quyền Trump áp thuế 10% và xóa bỏ miễn trừ 'de minimis' đối với hàng Trung Quốc

Chính quyền Trump áp thuế 10% và xóa bỏ miễn trừ 'de minimis' đối với hàng Trung Quốc

Theo Reuters, Donald Trump đã khởi động một cuộc chiến thương mại mới vào ngày 4/2 bằng cách áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc. Ngay lập tức, Bắc Kinh đáp trả bằng các biện pháp tương tự, làm dấy lên lo ngại về tác động đối với nền kinh tế toàn cầu.

Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Đó là nguồn viện trợ được cam kết tại Hội nghị tăng cường hợp tác và vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) và các đối tác quốc tế do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/5 tại Hà Nội.
Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 16/5 tại Thái Bình, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Lê Hữu Thuần, Phó Chủ tịch thường trực nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, thảo luận khả năng ngừng bắn; Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza; Giáo hoàng Leo XIV nhận mình là “hậu duệ của người nhập cư” và kêu gọi việc tôn trọng phẩm giá của người di cư... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 17/5.
Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đại hội đã tín nhiệm bầu Đại sứ Lại Ngọc Đoàn, nguyên Cục trưởng Cục Cơ yếu (Bộ Ngoại giao) giữ chức Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, dự và phát biểu chỉ đạo.
Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul hoãn vì lý do hậu cần

Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul hoãn vì lý do hậu cần

Tối 15/5, hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin cuộc đàm phán dự kiến giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) không diễn ra như kế hoạch do gặp trục trặc hậu cần. Phái đoàn Nga thay vào đó đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Vì sao VinFast VF 7 là chiếc SUV mang lại nhiều cảm xúc nhất tầm giá dưới 1 tỷ?

Vì sao VinFast VF 7 là chiếc SUV mang lại nhiều cảm xúc nhất tầm giá dưới 1 tỷ?

Với những ai đã cầm lái VinFast VF 7, mẫu SUV điện của VinFast là sự kết hợp của những cung bậc cảm xúc tưởng như trái ngược, từ sự phấn khích tới tức ngực khi giẫm ga tới cảm giác an tâm khi cả gia đình ngồi trong khoang nội thất tiện nghi và được bảo vệ bởi những công nghệ an toàn hàng đầu.