--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
13:59 | 18/12/2021 GMT+7
PV

PV

Theo dõi thoidai.com.vn trên

Dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm là các yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ĐBSCL

Quan điểm “Mọi hành động ứng phó với BĐKH phải dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể để phát triển bền vững” mà Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại COP26 sẽ tiếp tục là “kim chỉ nam”, là phương châm hành động cho các cấp chính quyền, cho người dân và gắn kết với Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, hay còn được gọi là Nghị quyết “thuận thiên”.
Dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm là các yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ĐBSCL
Các nhà quản lý, chuyên gia phân tích cụ thể về các mô hình chuyển đổi, những giải pháp căn cơ phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH - Ảnh: VGP

Sáng 16/12, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “ĐBSCL: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”, với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia để phân tích cụ thể về các mô hình chuyển đổi, những giải pháp căn cơ phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của người dân.

Khách mời tham dự tọa đàm gồm: Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) Trần Quang Hoài; Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ; GS.TS. Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về BĐKH; GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ.

Thay đổi diện mạo ĐBSCL

Theo nhận định của các vị khách mời, chủ trương thuận thiên từ Nghị quyết 120 của Chính phủ ra đời rất đúng lúc, nhất là khi BĐKH ảnh hưởng rất mạnh mẽ không chỉ đến ĐBSCL mà còn đến cả thế giới.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho biết, BĐKH trong thời gian qua tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, đời sống kinh tế-xã hội của ĐBSCL. Để giải quyết vấn đề này, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT) và Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành những chương trình, nghị quyết… đặc biệt là Chiến lược quốc gia về PCTT. Trong Chiến lược có các chương trình, dự án cụ thể. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về phát triển kinh tế ĐBSCL… “Những chương trình, chiến lược này từng bước đi vào cuộc sống. Thực tế chúng ta đang tận hưởng hiệu quả từ khoa học, các loại giống mới… để người dân có thể chuyển đổi sinh kế cho phù hợp, nâng cao giá trị sản xuất”, ông Trần Quang Hoài chia sẻ.

Từ đầu cầu Cần Thơ, GS. Võ Tòng Xuân cho rằng: “4 năm vừa qua, sau khi có Nghị quyết 120, các tỉnh, cũng như các bộ, ngành có chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thuận theo thiên nhiên để phát triển ĐBSCL, đi tới kinh tế nông nghiệp. Các địa phương đã mạnh dạn cùng với bà con nông dân phát triển cây kỹ thuật, hệ thống canh tác. Ruộng lúa mùa mưa rất nhiều nước, chuyển sang mùa khô nuôi tôm có lợi”.

GS. Võ Tòng Xuân kiến nghị, khi Chính phủ triển khai cụ thể Quy hoạch ĐBSCL sẽ giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn tại. Ví dụ như, có những nơi mùa mưa chứa nước nhiều quá nhưng mùa khô lại không có, thay vì 3 vụ lúa tốn kém nước ngọt hiếm hoi, thì mùa khô có thể chuyển sang trồng xoài. Các đơn vị liên quan và bà con nông dân cần ngồi lại cùng với doanh nghiệp có đầu ra lớn để trao đổi cụ thể hơn.

Nhận định về những bước tiến của ĐBSCL từ khi có Nghị quyết 120, GS.TS. Trần Thục cho rằng, trong 4 năm qua, Nghị quyết đã tạo ra nhiều bước tiến lớn, nhất là trong phát triển thủy sản với 3 yếu tố là nước sạch (nước ngọt sạch, nước mặn sạch), giống và đầu ra.

Ông Trần Thục đánh giá cao việc thực hiện các đề án về nước sạch, có nhiều đề án đang và đã hoàn thành ở Sóc Trăng, Bến Tre, đặc biệt năm 2021 đã hoàn thành đề án cống Kênh Cụt (Rạch Giá)... Những đề án này sẽ đảm bảo cung cấp nước ngọt sạch cho nuôi trồng thủy sản.

Nước mặn sạch cho nuôi trồng thủy sản sẽ khó khả thi hơn vì giá thành cao quá.

“Hiện nay, vấn đề tồn tại là nước cấp cho nuôi trồng thủy sản và nước thải vẫn sử dụng chung qua các kênh nên gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản. Thời gian tới, để phát triển nuôi trồng thủy sản thì phải khắc phục tồn tại này”, GS.TS. Trần Thục góp ý.

Hiến kế triển khai có hiệu quả Nghị quyết 120, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ cho rằng, phải chú trọng hơn nữa vào các giải pháp thuận thiên, bảo đảm phù hợp với môi trường. Đồng thời, đây là giai đoạn cả nước thực hiện Quy hoạch phát triển vùng đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và năm 2050. Đây là cơ hội xây dựng quy hoạch tích hợp phù hợp hệ sinh thái, bảo đảm phù hợp cảnh quan, tạo thuận lợi cho DN, người dân phát triển liên kết vùng, liên kết TPHCM và Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

Tận dụng lợi thế về năng lượng tái tạo của ĐBSCL

Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cam kết mạnh mẽ Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời nhất trí ủng hộ những tuyên bố và sáng kiến quan trọng về bảo vệ rừng, chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, hỗ trợ thích ứng cho các cộng đồng địa phương và giảm thiểu khí methan. Có thể nói, chuyển dịch năng lượng là yếu tố không thể thiếu để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Chính vì vậy, cần tận dụng hết những lợi thế, tiềm năng năng lượng tái tạo để phát triển ĐBSCL thích ứng với những sự thay đổi từng ngày, từng giờ của BĐKH.

Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Nguyễn Đình Thọ cho biết, ĐBSCL là khu vực có lợi thế về năng lượng tái tạo, 11/13 tỉnh của ĐBSCL có lượng bức xạ mặt trời đạt mức 1387/1534 kWh/năm và thời gian khu vực này có nắng 2.200 đến 2.500 giờ/năm. Vì vậy, đây là khu vực có thể tận dụng tiềm năng phát triển về năng lượng mặt trời. Về năng lượng gió, khu vực này có tiềm năng rất lớn dọc khu vực ven biển, tới 1.200-1.500 MW.

Ngoài ra, ĐBSCL cũng là khu vực tận dụng được nguồn năng lược sinh khối với nguồn sinh phẩm nông nghiệp lên tới 23 triệu tấn/năm. Đây chính là khu vực trọng điểm để Việt Nam có thể đạt được kết quả như Thủ tướng cam kết tại COP26.

Đồng quan điểm này, GS.TS. Trần Thục cho biết: “Bước sang 2022, để đạt mục tiêu phát thải ròng còn bằng 0 vào năm 2050, cần có sự tuyên truyền rộng rãi tạo sự đồng thuận của người dân. Khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời lớn, nhưng quỹ đất không còn nhiều, do đó, nếu chỉ làm năng lượng mặt trời thì ít hiệu quả kinh tế. Cách làm hiệu quả là cần kết hợp năng lượng mặt trời với thuỷ sản, nông nghiệp”.

Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu quan điểm “Mọi hành động ứng phó với BĐKH phải dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể để phát triển bền vững”. Ông Trần Quang Hoài cho biết, Bộ NN&PTNT đã triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề "thuận thiên", dựa vào tự nhiên.

Đối với xây dựng công trình, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, cũng như Bộ NN&PTNT xác định xây dựng công trình phải phù hợp thực tiễn của khu vực ĐBSCL, phù hợp với BĐKH.

“Về phòng chống thiên tai cho khu vực, chúng tôi tập trung vào yếu tố con người là quan trọng nhất. Trong những năm gần đây, lũ ở một số khu vực không kém gì những trận lũ năm 2000 khi chúng ta thiệt hại gần 500 người dân. Nhưng năm 2016 không có người dân nào bị thiệt mạng vì chúng ta thực hiện rất quyết liệt việc nâng cao năng lực cộng đồng, hướng dẫn người dân bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe bằng những chương trình như cấp nước sạch, đảm bảo sinh kế cho bà con”, ông Trần Quang Hoài cho biết.

Hiện nay, các địa phương đang tích cực trong việc gắn bảo đảm an toàn trong thiên tai với xây dựng nông thôn mới vì đây là những nội dung, những điểm sáng mà rất nhiều địa phương đã làm rất tốt như Đồng Tháp, Cà Mau - những vùng bị ảnh hưởng nặng nề của của thiên tai, nhưng đời sống của người dân đều đang từng bước được nâng lên.

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững
"Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững" có ý nghĩa rất quan trọng nhằm góp phần làm rõ thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế để Quốc hội, Chính phủ xem xét, giải quyết các gói chính sách, giải pháp về tài khóa và tiền tệ...
Cần có tư duy, tầm nhìn mới về phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Cần có tư duy, tầm nhìn mới về phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trong tình hình mới, việc phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần có chủ trương mới, toàn diện, tập trung, xuyên suốt với tư duy và tầm nhìn mới, phù hợp với thực tiễn hơn nữa.
Việt Nam nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của các tiểu vùng trong ASEAN Việt Nam nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của các tiểu vùng trong ASEAN
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, trả lời phỏng vấn về kết quả Diễn đàn Cấp cao ASEAN về Hợp tác tiểu vùng vì Phát triển bền vững và Tăng trưởng bao trùm.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kinh tế tuần hoàn giúp dệt may Việt Nam chiếm ưu thế cạnh tranh

Kinh tế tuần hoàn giúp dệt may Việt Nam chiếm ưu thế cạnh tranh

Chuyển đổi tuần hoàn chính là chìa khóa phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo khả năng tồn tại, giúp các doanh nghiệp chiếm ưu thế cạnh tranh trong tương lai.
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới

Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới

Kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trên một nửa chặng đường; đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự, đồng USD mạnh lên khiến áp lực tỷ giá tăng nhanh tại các quốc gia mới nổi… Mặc dù vậy, hầu hết các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đều cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 8,3-8,5% trong năm 2025 hoàn toàn có khả năng thực hiện để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để đất nước tự tin bước vào giai đoạn 2026-2030, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.
Việt Nam là địa chỉ cung ứng hàng hóa tin cậy

Việt Nam là địa chỉ cung ứng hàng hóa tin cậy

Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, là nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng quốc tế, địa điểm cung ứng hàng hóa cạnh tranh cho thị trường toàn cầu.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới