--> -->
Trang chủ Truyền hình Cuộc sống muôn màu
09:41 | 25/10/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Chiếc nón lá cọ là vật dụng thân quen của dân tộc Tày, xã Bản Liền (huyện Bắc Hà), trở thành nét đẹp văn hóa của riêng bà con nơi đây.
Gìn giữ và phát triển văn hoá - nghệ thuật Việt Nam ở Đức
Cơ hội gìn giữ văn hóa Việt từ một cuộc bầu cử
Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Phải mất từ 2 đến 3 ngày, những bà lão ngoài 70 tuổi người Tày tại Bản Liền, Bắc Hà, Lào Cai mới làm xong một chiếc nón từ lá cọ rừng (Ảnh: Báo điện tử Tổ quốc).

Có thể nói với người Tày, Bắc Hà, chiếc nón lá cọ đã trở thành vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Không chỉ theo chân thiếu nữ Tày về nhà chồng, theo các bà, các chị lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất, mà ngày nay, nón lá cọ còn là món quà tặng ý nghĩa, theo chân khách du lịch đi khắp mọi miền.

Nghề làm nón lá cọ theo thời gian cũng được người Tày, Bắc Hà gìn giữ và lưu truyền. Từ chỉ còn khoảng 4 hộ còn làm nón lá cọ, chủ yếu là người cao tuổi thì nay nghề làm nón lá đã được phát triển theo chương trình phát triển du lịch cộng đồng. Xã Bản Liền đã thành lập tổ đan lát và nhóm cùng sở thích tham gia làm nón lá cọ để phục vụ du lịch.

Giá bán của chiếc nón cọ được bán ra thị trường với giá từ 60 đến 80 nghìn đồng 1 chiếc, tùy loại to hoặc nhỏ. Chiếc nón trong cộng đồng người Tày địa phương ngoài để che mưa, che nắng còn có vai trò quan trọng trong nghi lễ cưới, hỏi. Nón được trao cho cô dâu khi về nhà chồng và là vật kỷ niệm của cha mẹ để lại cho con dâu với mong muốn con là người hiếu thảo, yêu thương gia đình. Chiếc nón còn được sử dụng trong các tiết mục múa trong các buổi biểu diễn văn nghệ của dân tộc… Đặc biệt, trong mấy năm trở lại đây, những chiếc nón lá cọ trở thành quà tặng và đồ trang trí được nhiều người dân, du khách ưa thích tìm mua.

Theo văn hóa của người Tày từ xưa con gái mới lớn sẽ được ông bà, bố mẹ truyền dạy kỹ thuật đan nón lá cọ, nhưng bây giờ giới trẻ còn rất ít người làm được chiếc nón đẹp. Để có được chiếc nón lá cọ bền, đẹp, người làm phải mất nhiều công và kỹ thuật khâu tỉ mỉ. Người làm phải đến rừng cọ chọn những chiếc lá đủ to, mỏng đều, sau đó mang về phơi vừa nắng, tạo độ dai cần thiết cho chiếc lá, tiếp đó mới đến công đoạn cắt thớ lá và ép phẳng rồi mới đan nón. Vành nón được làm bằng cật tre để đảm bảo vừa dẻo vừa có độ bền cao. Khi đan, người làm cần khéo tay để tránh lá bị rách hoặc chia lá không đều khiến khó đan. Chỉ khâu ngày xưa được dùng bằng sợi đay, ngày nay đã có dây cước vừa chắc chắn, vừa tạo được mũi khâu đẹp. Công đoạn sau cùng và quan trọng nhất là bảo quản chiếc nón sao cho được bền, bà con thường treo trên gác bếp để tránh mục, mọt rồi mới đưa ra sử dụng. Việc khó nhất là phải bẻ cuống sao cho 2 chiếc lá ráp vào nhau rồi khâu lại thật tỉ mỉ, cầu kì. Thành quả sẽ là những chiếc nón thật sự hữu ích, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và tạo sản phẩm du lịch độc đáo.

Nguồn video: Truyền hình Lào Cai

Gìn giữ, tu sửa các Đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia Gìn giữ, tu sửa các Đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang vừa phối hợp với Ủy ban hành chính; Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia các tỉnh Koh Kong, Preah Shihanuok, Kep và Kam Pot (Vương quốc Campuchia) khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ công trình Đài hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
GNI: tổ chức hoạt động giúp người trẻ bảo vệ, giữ gìn môi trường sống GNI: tổ chức hoạt động giúp người trẻ bảo vệ, giữ gìn môi trường sống
GNI vừa tổ chức hoạt động giao lưu với chủ đề “Bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta” tại thôn Cao Ngỗi, xã Đông Lợi, Sơn Dương, Tuyên Quang với sự tham gia của 15 tình nguyện viên đến từ Hà Nội, 57 người dân địa phương tham gia.
Sơn Lâm (T/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đặc sắc nón lá làng Chuông

Đặc sắc nón lá làng Chuông

Làng nghề làm nón lá truyền thống làng Chuông nằm ở địa bàn xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30 km. Nón lá nơi đây nổi tiếng khắp cả nước bởi năm đặc tính: chắc, khỏe, bền, thanh, đẹp.
Nón lá gây ấn tượng mạnh với người dân "Đất nước Cầu vồng"

Nón lá gây ấn tượng mạnh với người dân "Đất nước Cầu vồng"

Trong sự kiện Ngày Phở Việt Nam tại Nam Phi 2023 diễn ra hôm 9/12 vừa qua tại thủ đô Pretoria (Nam Phi), bên cạnh món phở được nhiều người thưởng thức và khen ngợi, chiếc nón lá Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm và yêu thích của bạn bè Nam Phi và quốc tế.
Nón lá Việt Nam gây ấn tượng tại Séc

Nón lá Việt Nam gây ấn tượng tại Séc

Ngày 12/11/2023, tại thủ đô Praha, Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc phối hợp cùng Hiệp hội Phu nhân/Phu quân Ngoại giao đoàn đã tham dự Lễ hội từ thiện quốc tế thường niên năm 2023 dưới sự bảo trợ của Phu nhân Tổng thống Séc Eva Pavlova.

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Ông Patrick-Édouard Bloch - người con út của vua Bảo Đại - nói: "Việt Nam là một dân tộc rất thân thiện. Tất cả các mối quan hệ mà tôi có với người Việt Nam, thực sự, rất hoàn hảo và chân thành".
Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Từng là “cái nôi” đào tạo lớp lớp thế hệ cán bộ, sinh viên Việt Nam, những nước bạn bè truyền thống thuộc Liên Xô (trước đây) như Belarus, Azerbaijan hay Kazakhstan có một vị trí đặc biệt trong trái tim những người Việt Nam trưởng thành dưới mái trường Xô-viết. Mối ân tình son sắt với các quốc gia này từ những năm tháng chiến tranh gian khổ vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và người dân Việt Nam trân trọng, nâng niu, nỗ lực gìn giữ, tăng cường trong thời kỳ mới.
Trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng tiền ăn trưa

Trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng tiền ăn trưa

Từ ngày 1/5, trẻ em nhà trẻ bán trú (từ 3 tháng đến 3 tuổi) tại các khu vực khó khăn được hỗ trợ tiền ăn trưa theo Nghị định số 66/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. Mức hỗ trợ là 360.000 đồng/tháng/trẻ, áp dụng tối đa 9 tháng trong một năm học.
Giá trị tâm linh gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ

Giá trị tâm linh gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 2/5, trong khuôn khổ chuyến tháp tùng xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Việt Nam tham dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, ông Kiren Rijiju - Bộ trưởng các Vấn đề nghị viện và thiểu số Cộng hòa Ấn Độ - đã có cuộc gặp gỡ Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới