--> -->
e mag
Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

06:38 | 19/09/2023

Những ngày này, căn nhà nhỏ của Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến lại ngập tràn màu sắc. La liệt những thanh tre nứa, những tờ giấy bóng kính đủ màu, những chiếc đèn ông sao vừa hoàn thiện, cả vô vàn những đèn con tôm, con công, hình nộm tiến sĩ giấy… Căn nhà tuy có chút lộn xộn nhưng ngập tràn không khí, màu sắc vui tươi. Theo lời bà Tuyến, cả làng Hậu Ái chỉ còn duy nhất gia đình bà còn làm nghề này.

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Những ngày này, căn nhà nhỏ của Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến lại ngập tràn màu sắc. La liệt những thanh tre nứa, những tờ giấy bóng kính đủ màu, những chiếc đèn ông sao vừa hoàn thiện, cả vô vàn những đèn con tôm, con công, hình nộm tiến sĩ giấy… Căn nhà tuy có chút lộn xộn nhưng ngập tràn không khí, màu sắc vui tươi. Theo lời bà Tuyến, cả làng Hậu Ái chỉ còn duy nhất gia đình bà còn làm nghề này.

Đôi tay thoăn thoắt, thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến vừa ghép nứa, dán giấy, buộc dây... vừa chia sẻ: Gia đình bà có ba đời làm đèn ông sao. Ngay từ khi mới lên bảy, lên tám, bà đã được tham gia vào những công đoạn đơn giản như cắt giấy, dán hồ...

Rồi cứ thế theo thời gian, tình yêu với những món đồ chơi thủ công lớn dần lên trong bà. Đến nay, vượt qua bao biến động của cuộc đời, bà vẫn miệt mài gìn giữ nghề truyền thống đầy tự hào của gia đình. Mỗi món đồ dân gian gắn liền với những sự tích, câu chuyện về văn hóa và những truyền thống của dân tộc: Đèn ông sao gắn với biểu tượng trên lá cờ Tổ quốc và ước vọng hòa bình; Đèn con thỏ gắn với tích truyện Thỏ Ngọc cứu bạn đêm Rằm tháng Tám...

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

“Ngày bé thì tôi làm phụ, lành nghề thì làm chính. Thời gian trước, đèn ông sao chưa “lỗi mốt”, làm không kịp bán. Cũng có những thời điểm thị trường không còn chuộng, ế ẩm, nhưng chưa năm nào tôi bỏ công việc này cả. Có lẽ, đó đã thực sự trở thành đam mê của mình rồi”, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến tâm sự.

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Là đồ chơi được làm hoàn toàn bằng thủ công, nên đòi hỏi đôi bàn tay của người làm nghề phải cực kỳ thuần thục, nhuần nhuyễn, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Để thành hình một chiếc đèn ông sao, phải trải qua nhiều công đoạn, từ vót tre nứa, định hình khung, đến trang trí. Thời gian hoàn thiện nhanh là gần hai giờ đồng hồ. Dù tốn thời gian và tỉ mỉ như vậy, nhưng giá bán ra chỉ từ 40.000 - 60.000 đồng/chiếc đèn tùy kích cỡ.

Bà Tuyến cho biết, để kịp đáp ứng nhu cầu trong “chính vụ”, ngay từ tháng 5 Âm lịch, vợ chồng bà đã phải đi tìm và chọn lọc nguyên liệu, nhiều nhất là tre nứa và giấy màu. Tiêu chí chọn cũng phải đặt sự an toàn và thân thiện với môi trường lên hàng đầu, vì đa phần người tiếp xúc với những món đồ chơi đều là trẻ nhỏ. Ngay cả loại hồ dán giấy, cũng được tạo ra từ bột năng, không gây hại.

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến cũng cho biết, trước đây, bà chỉ làm đèn ông sao thuần một màu đỏ, nhưng để khi thắp sáng, chiếc đèn lung linh hơn, bà đã trang trí thêm nhiều màu cho những cánh sao. Điều khiến cho đèn ông sao dưới bàn tay của bà trở nên khác biệt còn đến từ những dải tua rua xung quanh và hơn hết là hai lá cờ Tổ quốc được gắn hai bên, như một lời khẳng định cho niềm tự hào về văn hóa và lịch sử dân tộc.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến còn được biết đến với khả năng tạo ra những mô hình tiến sĩ giấy, ông múa gậy, cùng sự chỉn chu và thông điệp muốn truyền tải đầy ý nghĩa. Dù chỉ là đồ chơi cho con trẻ, nhưng tiến sĩ giấy cũng được “phân cấp” rõ ràng. Bộ lớn hơn được gọi là “Ông Nghè”, còn bộ nhỏ chỉ được gọi là “Tiến sĩ”, nhưng cả hai đều là những người học thức cao, đỗ đạt, đem vinh danh về cho làng xã.

Ngày vinh quy bái tổ, đi kèm Tiến sĩ giấy còn có hai ông đánh gậy, thành một bộ tượng trưng cho quan và lính. Hai ông đánh gậy trông trăng còn được bà Tuyến kết hợp thêm với cách làm những mô hình múa rối, để khi gặp gió, có thể thể chuyển động, trở nên cực đẹp mắt và thú vị. Bộ hình Tiến sĩ giấy của bà được nhiều phụ huynh mua tặng con, với mong muốn con sẽ học hành thành tài, chăm chỉ, tiến bộ. Một bộ trọn đủ “ba ông” được bán ra với giá khoảng 100.000 đồng.

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến lặng người khi được hỏi về chuyện trẻ em giờ đây chẳng còn thiết tha với đồ chơi dân gian. Bà trải lòng: “Đồ chơi du nhập vào nước ta ngày một nhiều, đa dạng mẫu mã, nên đèn ông sao hay những đồ chơi khác dần bị lãng quên. Tôi thấy có chút chạnh lòng khi đi dọc các con phố bán đồ chơi dịp Trung thu, lại chẳng thấy chiếc đèn ông sao hay đèn lồng nào được bày nhiều ra phía ngoài”.

Làm đồ chơi thủ công vốn đòi hỏi nghệ nhân phải dành nhiều tâm sức và đầu tư thời gian. Thậm chí, với những công đoạn liên quan đến khung nứa, rất dễ khiến tay bị thương. Dù vất vả là vậy, dù đồ chơi dân gian có bị mai một, nhưng người phụ nữ ấy vẫn miệt mài “thắp lửa” và căn nhà nhỏ của bà vẫn sáng đèn chẳng kể ngày đêm.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến tâm sự: “Nhiều người cứ hỏi động lực ở đâu mà theo nghề được lâu vậy. Thú thực, cũng có lúc tôi đã nghĩ đến chuyện dừng lại. Nhưng mỗi lần được mời đến hướng dẫn, hoặc đón các cháu nhỏ tới tham quan, thực hành làm đồ chơi dân gian, thấy sự tò mò, háo hức, niềm vui hiện lên trong ánh mắt chúng, tôi lại thấy thêm yêu và tự hào công việc này vô cùng”.

Tại nhà nghệ nhân Tuyến, chúng tôi gặp cô giáo Vân Anh - Hiệu trưởng một trường Mầm non ở Hà Nội; người đang có dự định về chuyến trải nghiệm cho các bé học sinh được tự tay làm đồ chơi. Cô Vân Anh cho biết, nhà trường mong muốn thông qua hoạt động lần này, các em nhỏ sẽ được tìm đến những không gian bổ ích, để thế hệ trẻ hôm nay thêm yêu quê hương, gắn bó truyền thống, từ những cá thể văn hóa nhỏ nhất, để được đón một Trung thu Việt Nam thực sự đúng nghĩa.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến cũng đang từng ngày trao truyền công việc của mình cho các con. Chị Nguyễn Thị Kim - con dâu bà Tuyến, chia sẻ: “Những ngày đầu về nhà, tôi chỉ tò mò và phụ mẹ làm những công đoạn đơn giản. Lâu dần lại có cảm tình với những món đồ chơi này, vì vốn chúng cũng gắn liền với tuổi thơ của mình. Khi tôi muốn được làm nghề một cách nghiêm túc, mẹ chồng đã tận tình, cầm tay chỉ từng việc một”.

Còn với chị Nguyễn Thị Thanh Loan - con gái nghệ nhân Tuyến, cũng giống như mẹ mình, chị thấy hạnh phúc lây khi cảm nhận được niềm vui mà những món đồ chơi dân gian của nhà mình đem đến cho các em nhỏ. Chị nói, ánh mắt mê say, tò mò, háo hức của bọn trẻ khi nhìn ngắm những món đồ chơi thôn quê chính là niềm vui, là động lực cho chị mỗi khi chau chuốt từng sản phẩm.

Rời Hậu Ái, chúng tôi trở về với sự náo nhiệt giữa lòng Thủ đô, ai cũng có những cảm xúc khó tả. Phần thấy thú vị khi được chứng kiến tình yêu của người phụ nữ thầm lặng, kiên trì tỉ mỉ bên những món đồ chơi xanh đỏ truyền thống; phần thấy “nhớ” thật nhiều những trăng Rằm tháng Tám của thời ấu thơ, những đêm trăng được múa lân, rước đèn, phá cỗ, yên bình đến nao lòng…

Bài ảnh, vieo: Lê Phú - Phương Mai

Thiết kế: Thuần Như

Theo Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/long-form/emagazine/nghe-nhan-cuoi-cung-o-lang-do-choi-dan-gian-hau-ai-20230918164250239.htm

Theo Báo Tin tức

Tin bài liên quan

Cách bày mâm ngũ quả Tết Trung Thu 2023 đơn giản, ấn tượng

Cách bày mâm ngũ quả Tết Trung Thu 2023 đơn giản, ấn tượng

Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu ở mỗi dịp Trung Thu. Cùng theo dõi cách bày mâm ngũ quả Tết Trung Thu để biết sự khác nhau trong mâm ngũ quả của ba miền Bắc - Trung - Nam.
Tết Trung Thu 2023: Bí quyết chọn bánh trung thu an toàn

Tết Trung Thu 2023: Bí quyết chọn bánh trung thu an toàn

Tết Trung Thu đang đến rất gần, hàng trăm loại bánh trung thu đã có mặt trên thị trường để phục vụ thực khách. Những chiếc bánh trung thu nguồn gốc không rõ ràng sẽ không đảm bảo được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ăn bánh Trung thu theo cách này, không lo béo

Ăn bánh Trung thu theo cách này, không lo béo

Tết Trung thu không thể thiếu các thứ quà như bánh nướng, bánh dẻo và hoa quả. Tuy nhiên, ăn bánh Trung thu thế nào để không bị lên cân hay gây hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết, dưới đây là một số gợi ý ăn bánh Trung thu đúng cách.

Tin mới

Nghệ nhân làng Ngũ Xã và mong muốn đưa sản phẩm đúc đồng Việt ra thế giới

Nghệ nhân làng Ngũ Xã và mong muốn đưa sản phẩm đúc đồng Việt ra thế giới

"Tượng đồng Việt Nam không chỉ nổi bật với thần thái đặc biệt, mà còn ở kỹ thuật làm tượng độc đáo. Tôi mong muốn có thể giới thiệu vẻ đẹp của sản phẩm đúc đồng Việt đến bạn bè quốc tế”, nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Ứng (làng Ngũ Xã, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ".
Hồi ức Tết xưa qua ống kính của nhiếp ảnh gia Anh

Hồi ức Tết xưa qua ống kính của nhiếp ảnh gia Anh

Năm 1993, nhiếp ảnh gia người Anh Andy Soloman lần đầu đến Việt Nam và trải nghiệm Tết Nguyên đán. Trong chuyến đi này, ông đã ghé thăm những địa điểm mang dấu ấn văn hóa Việt như: chợ hoa Công viên Thống Nhất, làng pháo Bình Đà và lễ hội pháo hoa Đồng Kỵ.

Tin khác

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Gần trọn cuộc đời, ông Hà Hữu Thể (ở thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, huyện Sơn Tây, Hà Nội) đã gắn bó với công việc làm tương. Với ông, làm tương không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là cách giữ gìn hồn quê, truyền thống văn hóa của cha ông.
Nghề chế tác đầu lân, sư rồng: cùng mùa xuân, đem niềm vui đi khắp muôn nơi

Nghề chế tác đầu lân, sư rồng: cùng mùa xuân, đem niềm vui đi khắp muôn nơi

Những ngày Giáp Tết Ất Tỵ 2025, căn nhà của ông Trần Anh Phong (ở phố Hai Bà Trưng, thành phố Nam Định) càng trở nên tấp nập, rộn rã. Mỗi người một việc, nhưng tất cả đều tỉ mỉ, trau chuốt cho từng công đoạn để hoàn thành việc chế tác đầu lân, sư, rồng phục vụ cho những ngày lễ, Tết.
Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Triển lãm "Riêng một con đường" của nhà sưu tầm Phạm Đức Sĩ trưng bày khoảng 220 hiện vật quý giá, gồm đồ đá, đồ gốm cổ và tranh thờ miền núi, thể hiện bức tranh đa dạng về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử đến thời Hán Việt.
Tôn vinh 200 bức ảnh tái hiện “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tôn vinh 200 bức ảnh tái hiện “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Mới đây, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.