--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
07:21 | 19/05/2018 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

1.500 tỷ đồng khắc phục sạt lở cấp bách ở Đồng bằng sông Cửu Long

TĐO-Thủ tướng Chính phủ đồng ý hỗ trợ 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long để xử lý các khu vực sạt lở cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, công trình hạ tầng thiết yếu.

Theo nhận định của tỉnh Hậu Giang năm 2018, sạt lở sẽ diễn biến phức tạp hơn những năm trước.

Ngày 4/5, một vụ sạt lở đã xảy ra trên địa bàn ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành. Tại hiện trường vụ sạt lở, một đoạn dài khoảng 28m đất ven tuyến sông Cái Côn bị sụp đổ, kéo theo phần đường đi và mái nhà của người dân rơi xuống lòng sông. Chính quyền địa phương thống kê có 5 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Vụ sạt lở nói trên còn làm sụp một đoạn kè vừa mới thi công sau vụ sạt lở vào tháng 7/2017. Hiện nguy cơ sạt lở vẫn còn cao, đe dọa đời sống người dân khu vực này.

1500 ty dong khac phuc sat lo cap bach o dong bang song cuu long

Sạt lở ở Hậu Giang. Ảnh internet.

Tiếp đó, vào sáng 11/5, tại ấp Phú Lợi, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, lại xảy ra một vụ sạt lở đất ven bờ sông Ba Láng.

Vụ việc gây ảnh hưởng trực tiếp 4 hộ dân và làm sụp đoạn đường bê tông khoảng 20m khiến hoạt động lưu thông của người dân địa phương bị gián đoạn.

Ước tính ban đầu thiệt hại khoảng 150 triệu đồng, bao gồm phần đường bê tông và phần kè do người dân tự làm để chống xói mòn đất.

Được biết, đây là một trong 9 điểm nguy cơ cao về sạt lở trên địa bàn xã này.

Người dân nơi đây hết sức lo lắng, bởi vẫn còn những vết nứt sau sự cố. Một số gia đình đã phải tạm thời di dời đồ đạc đến nhà người thân ở nhờ. Chính quyền địa phương đã bố trí lực lượng hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn. Đồng thời, cho cắm biển cảnh báo, lưu ý phương tiện thủy tránh quay đầu tại khu vực này.

Chính vì những lý do trên mà Thông báo số 185/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về chủ trương bổ sung 1.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của Chính phủ để hỗ trợ một số địa phương trong vùng tập trung khắc phục sạt lở.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự cố gắng của các địa phương, sự quan tâm của các Bộ. Triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ năm 2017, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã bố trí kinh phí để xử lý, khắc phục 17 trong 42 khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Đối với các điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm còn lại cần được bổ sung ngân sách để hỗ trợ các địa phương vùng xử lý, khắc phục kịp thời theo cơ chế phòng chống thiên tai.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cùng với triển khai xây dựng công trình kè và đê mềm chống sạt lở tại các khu vực sạt lở xung yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng, các địa phương và các ngành cần tập trung một số điểm sau: Rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý việc khai thác cát trên sông, ven biển, kiên quyết không để tình trạng khai thác cát sỏi không quy hoạch, cấp phép quá mức, không để tàu thuyền vận hành với tốc độ cao gây sóng lớn dọc các sông, kênh rạch.

Bên cạnh đó, tập trung trồng cây, trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn ven biển để giữ đất, bảo vệ đê điều; nghiên cứu xây dựng các công trình phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển, kết hợp với việc lấn biển, phòng chống sạt lở, phát triển điện gió nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của một số địa phương ven biển.

Rà soát quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch đô thị, khu dân cư nông thôn, không để xây dựng nhà cửa, công trình tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, chủ động bố trí lại dân cư, tái định cư, quy hoạch lại sản xuất.

Chủ động hợp tác chặt chẽ với các nước thượng nguồn sông Mê Công, đặc biệt với Trung Quốc, Lào để điều tiết dòng chảy, nhất là trong mùa khô; Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ động để xử lý kịp thời hơn. Tập trung xử lý, không để tiếp tục xảy ra sạt lở ở những khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, trước hết là tại 25 khu vực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đã tổng hợp.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý hỗ trợ 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long để xử lý các khu vực sạt lở cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, công trình hạ tầng thiết yếu.

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổng hợp, đề xuất danh mục dự án cần xử lý cấp bách, mức hỗ trợ cụ thể cho từng địa phương, gửi các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí cho các địa phương trong tháng 5 năm 2018.

1500 ty dong khac phuc sat lo cap bach o dong bang song cuu long

Sạt lở ở Hậu Giang. Ảnh internet.

Các địa phương chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng số kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đồng thời bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để xử lý sạt lở bảo đảm an toàn, hiệu quả đầu tư; chỉ đạo triển khai thực hiện đúng quy trình thủ tục, quy định của pháp luật theo cơ chế dự án phòng chống thiên tai, đảm bảo xử lý nhanh, kịp thời.

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý về chủ trương bổ sung 1.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của Chính phủ để hỗ trợ một số địa phương trong vùng tập trung khắc phục sạt lở.

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, dự kiến đề xuất phân bổ phù hợp, chính xác, đảm bảo hiệu quả đầu tư; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định.

Đồng ý về chủ trương bổ sung 36 triệu USD vốn ODA từ dự án WB9 và dự án GMS1 để lập Quỹ chống biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cần tiếp tục tìm các nguồn lực khác để bổ sung vào Quỹ để giải quyết kịp thời hơn những vấn đề bức xúc, cấp thiết do tác động của biến đổi khí hậu.

V.Đ (t/h)

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Ngày 9/5, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga).
Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Từ năm 1995, các cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ đã trở thành nghi thức trọng thể thường niên nhân Ngày Chiến thắng của Nga. Từ năm 2008, sự kiện này có thêm phần trình diễn các khí tài quân sự hạng nặng.
Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á

Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á

Thủ tướng Robert Fico khẳng định Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
ASEAN xác lập vai trò chiến lược của truyền thông trong kỷ nguyên số

ASEAN xác lập vai trò chiến lược của truyền thông trong kỷ nguyên số

Ngày 7/5, Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Thông tin ASEAN (AMRI) lần thứ 17 và Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 8 đã chính thức diễn ra tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam. Hội nghị có chủ đề “MAJU - Truyền thông thúc đẩy hiểu biết chung: Chuyển đổi vai trò của truyền thông trong thúc đẩy hợp tác và hiểu biết lẫn nhau tại ASEAN”. "MAJU", một từ mang ý nghĩa "Tiến về phía trước" trong tiếng Mã Lai, đã phản ánh rõ tinh thần chủ đạo của hội nghị: thúc đẩy vai trò của truyền thông như một trụ cột vững chắc cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới