--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch
22:04 | 15/11/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 - 2024), chiều 15//11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”.
Cà Mau công bố xếp hạng di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”
Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản chủ lực

Tham dự có ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Dương Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội; bà Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; cùng các nhà khoa học, các đồng chí nguyên là cán bộ, chiến sỹ, cựu học sinh miền Nam tập kết ra Bắc…

200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Hiệp định Giơnevơ năm 1954, cùng với thắng lợi vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khép lại cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Quyết định tập kết ra Bắc, một chiến lược đầy cam go và quyết tâm của Đảng, không chỉ nhằm xây dựng lực lượng ở miền Bắc mà còn đáp ứng nguyện vọng đấu tranh lâu dài cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, địa điểm tập kết ở Nam Bộ được chọn tại 3 khu vực: Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân - Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay); Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh, Đồng Tháp và khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Trong đó, điểm tập kết tại Cà Mau là tâm điểm, có thời gian dài nhất. Khu vực tập kết ở Cà Mau được xác định dọc theo kênh xáng Chắc Băng (nối ngã ba sông Trẹm, thị trấn Thới Bình đến ngã ba sông Cái Lớn, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang), cùng một số địa điểm khác trong tỉnh…

200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử
Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau - phát biểu tại hội thảo.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bác Hồ và Trung ương Cục miền Nam, việc bố trí, sắp xếp lực lượng đi tập kết được Tỉnh ủy Cà Mau cân nhắc kỹ lưỡng, chu đáo, coi việc tập kết là một sự bố trí lực lượng để thực nhiệm vụ cách mạng mới, xác định rõ đi hay ở đều là nhiệm vụ cách mạng với tinh thần “đi là thắng lợi, ở là quang vinh”. Trong thời gian 200 ngày tập kết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của chính quyền cách mạng tại Cà Mau rất có hiệu quả, đã làm đổi mới các khu vực ta mới tiếp quản trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngày 8/2/1955, chuyến tàu cuối chuyển quân ở Nam bộ từ khu tập kết rời bến Sông Đốc, kết thúc 200 ngày tập kết tại Cà Mau.

Những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc đã được Bác Hồ, Trung ương Đảng và đồng bào các tỉnh phía Bắc đón nhận, cưu mang, đùm bọc và tạo mọi điều kiện hỗ trợ sớm ổn định cuộc sống, tạo công ăn, việc làm, học tập, lao động và tham gia chiến đấu, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó, nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cán bộ cấp cao, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các văn - nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba, nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau - nhấn mạnh: “Việc tổ chức hội thảo lần này có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là dịp để ôn lại những ký ức đẹp về những chuyến tàu tập kết ra Bắc, những ngày sinh sống, chiến đấu, lao động, học tập và những ân tình sâu nặng của quân, dân miền Bắc đối với những người chiến sĩ, đồng bào, học sinh, thanh niên đã từng tham gia tập kết ra Bắc; mà còn là dịp để chúng ta nghiên cứu, phân tích, làm sâu sắc thêm ý nghĩa, tầm quan trọng và rút ra nhiều bài học quý báu của sự kiện tập kết ra Bắc, nhất là những chủ trương, quyết sách sáng suốt, tài tình, mang tầm chiến lược của Bác Hồ và Trung ương Đảng. Qua đó, góp phần tô thắm thêm truyền thống cách mạng hào hùng của Đảng ta và truyền thống lịch sử của Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước”.

200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử
Bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe trình bày các tham luận về vai trò của đồng chí Lê Duẩn đối với sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954”; Thanh Hóa tiếp nhận, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 - Sáng mãi nghĩa tình; công tác bảo đảm an ninh trật tự, bí mật quân sự trong 200 ngày tập kết ra bắc ở Cà Mau - giá trị và ý nghĩa lịch sử; tầm nhìn chiến lược của Đảng ta về sự kiện tập kết ra Bắc nhằm chuẩn bị lực lượng cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước… Mỗi tham luận là một công trình nghiên cứu công phu, tâm huyết với nhiều góc nhìn khác nhau, tất cả đều khẳng định chủ trương, đường lối vô cùng sáng suốt, đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đối với sự kiện này. Đồng thời, các đại biểu cũng đã phân tích, đánh giá ý nghĩa, tư liệu lịch sử, khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc quyết định 200 ngày tập kết, chuyển quân ra Bắc tại tỉnh Cà Mau; những ký ức về tình đoàn kết quân dân của sự kiện tập kết ra Bắc 1954 tại Cà Mau.

200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử
Nhân dân Cà Mau mít tinh mừng thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ và tiễn đưa bộ đội tập kết ra Bắc.

Theo bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, việc tổ chức tập kết ra Bắc và tổ chức tập kết 200 ngày ở Cà Mau không chỉ thực hiện nội dung Hiệp định Giơnevơ mà là một phần của công cuộc tái lập trật tự ổn định sau chiến tranh. “Đây là chủ trương, chính sách về quản lý đãi ngộ, sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, vừa góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền Nam, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Sự kiện này đã đi vào lịch sử, ghi dấu ấn không thể nào quên trong lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân 2 miền Nam - Bắc”, bà Đinh Thị Mai nhấn mạnh.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai cũng đánh giá cao mục đích, nội dung của hội thảo, có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với Cà Mau mà còn cả nước. Thông qua hội thảo để tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, bồi lắp, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Cà Mau trưng bày trên 60 hình ảnh tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa Cà Mau trưng bày trên 60 hình ảnh tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Ngày 23/10, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (phường 1, thành phố Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam những bằng chứng lịch sử và pháp lý” năm 2024 - một chuyên đề mang ý nghĩa lớn lao về truyền thống yêu nước, tình yêu biển đảo và ý thức giữ gìn toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
Cà Mau mong muốn kết nối hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản Cà Mau mong muốn kết nối hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản
Chiều 4/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Nhật Bản và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women).
Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên, phụ nữ, nông dân tại Cà Mau Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên, phụ nữ, nông dân tại Cà Mau
Ngày 8/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau diễn ra Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024 (CamaUP’24).

Hà Vy
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp cùng Học viện Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Tổ chức Oxfam hỗ trợ sáng kiến chuyển đổi xanh do phụ nữ dẫn dắt

Tổ chức Oxfam hỗ trợ sáng kiến chuyển đổi xanh do phụ nữ dẫn dắt

Ngày 22/4 tại Hà Nội, tổ chức Oxfam tổ chức Hội thảo “Khởi động và chia sẻ thông tin về kêu gọi nộp đề xuất xin tài trợ lần thứ nhất, Dự án hỗ trợ các sáng kiến về chuyển đổi xanh do phụ nữ dẫn dắt (PWG)". Hội thảo cung cấp thông tin, tiêu chí và cách viết đề xuất nhằm kết nối các sáng kiến chuyển đổi xanh do phụ nữ làm chủ với nguồn lực hỗ trợ từ Oxfam.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường: Cần có lộ trình hợp lý

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường: Cần có lộ trình hợp lý

Các ý kiến thảo luận tại hội thảo sẽ được Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổng hợp gửi cơ quan soạn thảo và các cơ quan chức năng của Chính phủ và Quốc hội

Bình luận

Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Đó là nguồn viện trợ được cam kết tại Hội nghị tăng cường hợp tác và vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) và các đối tác quốc tế do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/5 tại Hà Nội.
Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 16/5 tại Thái Bình, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Lê Hữu Thuần, Phó Chủ tịch thường trực nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, thảo luận khả năng ngừng bắn; Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza; Giáo hoàng Leo XIV nhận mình là “hậu duệ của người nhập cư” và kêu gọi việc tôn trọng phẩm giá của người di cư... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 17/5.
Đoàn cán bộ ngoại giao hưu trí Mông Cổ thúc đẩy hợp tác nhân dân với Việt Nam

Đoàn cán bộ ngoại giao hưu trí Mông Cổ thúc đẩy hợp tác nhân dân với Việt Nam

Ngày 15/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn đã tiếp Đoàn cán bộ ngoại giao hưu trí Mông Cổ do Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam Jigjee Sereejav dẫn đầu. Hai bên đã trao đổi nhiều đề xuất nhằm tăng cường hợp tác và giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul hoãn vì lý do hậu cần

Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul hoãn vì lý do hậu cần

Tối 15/5, hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin cuộc đàm phán dự kiến giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) không diễn ra như kế hoạch do gặp trục trặc hậu cần. Phái đoàn Nga thay vào đó đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024