3 vấn đề Thủ tướng Chính phủ đối thoại với phụ nữ Việt Nam
![]() Sáng ngày 29/09, chương trình đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN - Hoa Kỳ do Indonesia chủ trì đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. |
![]() Thảo luận ở UB Các vấn đề xã hội, nhân đạo, văn hóa của ĐHĐ LHQ, Việt Nam đề cao tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái. |
![]() |
Các đại biểu chào đón đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đối thoại sáng 15/10. |
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu chính ở Hà Nội và trực tuyến tại 62 điểm cầu trên cả nước.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và trực tiếp đối thoại với phụ nữ cả nước tại điểm cầu Hà Nội. Tham dự chương trình tại Hà Nội có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng là lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương và lãnh đạo TP Hà Nội.
Tham gia đối thoại với phụ nữ cả nước cùng Thủ tướng Chính phủ có các đồng chí lãnh đạo các Bộ: Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tham dự Hội nghị đối thoại tại các điểm cầu có các đồng chí lãnh đạo Tỉnh/thành ủy, UBND các tỉnh/thành phố và hơn 5.000 hội viên, phụ nữ tiêu biểu trong các lĩnh vực, cán bộ Hội các cấp…
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị đối thoại sáng 15/10. |
Trong chương trình, Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành sẽ đối thoại với đại diện phụ nữ cả nước về 3 nhóm nội chung chính:
(1) Phụ nữ với phát triển kinh tế với nội dung cụ thể về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, tham gia xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ phụ nữ trong việc tiếp cận các nguồn lực như công nghệ, vốn…
(2) Phụ nữ và các vấn đề an sinh xã hội, bình đẳng giới tập trung vào các nội dung như công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn; hỗ trợ tầm soát một số bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ; các giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu về tỷ lệ cán bộ nữ...
(3) Phụ nữ và thế hệ tương lai với nội dung về chính sách thai sản cho phụ nữ; xây dựng môi trường sống an toàn, phát triển toàn diện cho trẻ em; chương trình giáo dục làm cha mẹ; việc quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; quản lý hiệu quả thông tin trên mạng xã hội…
Đây là những nội dung đã được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ghi nhận và tổng hợp từ đề xuất, kiến nghị của hội viên, phụ nữ thông qua sinh hoạt hội viên, tiếp công dân, giải quyết đơn thư và nắm bắt dư luận xã hội, thu thập ý kiến trên hệ thống nền tảng số của Hội như Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử và mạng xã hội của Hội; Chuyên mục trên Báo Phụ nữ Việt Nam.
Tin bài liên quan

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Việt Nam sẽ đạt nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới
Đọc nhiều

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

11 bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Hải Dương

Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

"Nhịp cầu kết nối Việt - Trung, Hải Phòng 2025”: sôi nổi, thiết thực, phong phú

Triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW về khoa học và công nghệ trong nông nghiệp
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
