--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Khỏe đẹp
15:53 | 17/09/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

5 cách phòng chống bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Bộ Y tế cho biết, việc phát hiện nhiều ca bệnh Whitmore trong thời gian gần đây khiến dư luận khá hoang mang, tuy nhiên bệnh này khó lây truyền từ người sang người. Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mạn tính.
3 bệnh nhi mắc bệnh Whitmore ở Nghệ An: Sức khỏe chuyển biến tốt, 1 người đã được xuất viện Lo nhiễm virus bệnh dại, TP HCM khuyên người dân bỏ ăn thịt chó Hàng chục người mắc whitmore, cách phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người

Chú ý các vết xước nhỏ ngoài da

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Bệnh Melioidosis (Whitmore) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Con người có thể mắc bệnh Melioidosis khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei. Người và động vật có thể nhiễm khuẩn mắc phải do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da.

bo y te khuyen cao 5 cach phong chong benh vi khuan an thit nguoi
Bệnh Melioidosis khó lây truyền từ người sang người.

Bệnh khó lây truyền từ người sang người. Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mạn tính. Bệnh Melioidosis ghi nhận số mắc nhiều tại Úc, Đông bắc Thái Lan. Tại khu vực Đông Nam Á, các nước Malaysia, Singapore, Cambodia, Lào và Việt Nam cũng ghi nhận các trường hợp mắc bệnh Melioidosis, ngoài ra còn ghi nhận mắc tại bán lục địa Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, một số quốc gia khu vực của châu Mỹ còn ghi nhận.

Tại Viêt Nam, bệnh Melioidosis được mô tả lần đầu tiên vào năm 1925 tại TP. HCM, sau đó là Hà Nội, Huế. Hiện chưa có số liệu chính xác về tình hình mắc bệnh Melioidosis tại Việt Nam, có ghi nhận số mắc tại nhiều đia phương và các trường hợp nhập viện điều trị tại các bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Vi khuẩn B. pseudomallei khi vào cơ thể có sẽ thâm nhập vào các bộ phận của cơ thể, thường gặp là ở phổi. Bên cạnh đó là các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, cơ, da các tuyến tiêu hóa…

Biểu hiện bệnh đa dạng

Theo Bộ Y tế, bệnh Melioidosis gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Bệnh Melioidosis dễ bị mắc ở những người có các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch….

Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng.

Chẩn đoán bệnh Melioidosis dựa vào các yếu tố dịch tễ như tiếp xúc với đất, nước, bụi, các dấu hiệu lâm sàng và có kết quả định danh vi khuẩn B. pseudomallei từ các mẫu bệnh phẩm. Điều trị căn nguyên gây bệnh Melioidosis bằng sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. pseudomallei. Kèm theo đó là điều trị các triệu chứng và các biến chứng kèm theo và chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe người bệnh. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Melioidosis.

Để chủ động phòng bệnh Melioidosis (Whitmore), Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện:

- Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.

- Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời.

Nguyệt Thư
Nguồn:

Tin bài liên quan

3 bệnh nhi mắc bệnh Whitmore ở Nghệ An: Sức khỏe chuyển biến tốt, 1 người đã được xuất viện

3 bệnh nhi mắc bệnh Whitmore ở Nghệ An: Sức khỏe chuyển biến tốt, 1 người đã được xuất viện

Được các bác sĩ điều trị theo đúng phác đồ, 3 bệnh nhi nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" (hay còn gọi là bệnh whitmore) đang có những tiến triển tốt, trong đó đã có 1 người được xuất viện.
Thái Nguyên: Địa phương thứ 4 xuất hiện người mắc bệnh whitmore

Thái Nguyên: Địa phương thứ 4 xuất hiện người mắc bệnh whitmore

Sau Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Nguyên là tỉnh thành tiếp theo ghi nhận trường hợp phát hiện người mắc bệnh whitmore - "vi khuẩn ăn thịt người" trong thời gian gần đây.
Bệnh whitmore có lây từ người sang người không?

Bệnh whitmore có lây từ người sang người không?

Bệnh whitmore do vi khuẩn ăn thịt người gây ra với tỉ lệ tử vong cao từ 50 – 60%. Do đó khi có triệu chứng bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời.    
Thông tin "xử phạt người độc thân" gây xôn xao: Bộ Y tế lên tiếng

Thông tin "xử phạt người độc thân" gây xôn xao: Bộ Y tế lên tiếng

Bộ Y tế vừa gửi thông cáo báo chí về thông tin liên quan lĩnh vực dân số trên mạng xã hội. Theo đó, Bộ Y tế khẳng định, thông tin "xử phạt người độc thân" là hoàn toàn sai sự thật, được cố tình xuyên tạc để gây hiểu lầm, bức xúc trong xã hội.
Ghi nhận đóng góp của bà Kimberly Elizabeth Green cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Ghi nhận đóng góp của bà Kimberly Elizabeth Green cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Trong 10 năm công tác tại Việt Nam, bà Kimberly Elizabeth Green, Giám đốc dự án Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ/Hỗ trợ kỹ thuật và bền vững khu vực tư nhân tại Việt Nam (USAID/PATH STEPS), Giám đốc Chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu, Tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu (PATH) đã có nhiều đóng góp cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Ghi nhận đóng góp của bà Kimberly Elizabeth Green, Bộ Y tế vừa trao Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” tặng bà.
Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam điều trị người bệnh phong

Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam điều trị người bệnh phong

Ngày 7/12 tại Hà Nội, phát biểu tại cuộc gặp Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã cho biết,: Bộ Y tế đã phê duyệt 2 khoản viện trợ có tổng vốn hơn 60.000 USD (khoảng 1.46 tỷ đồng) do Hội Chống phong Việt Nam - Thụy Sĩ viện trợ cho Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal, diễn ra chiều 22/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal. Cùng dự cuộc gặp có Phó Chủ tịch Quốc hội Senegal Samba Dang.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver Portal đã dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Anh hùng dân tộc José Martí trong vườn hoa Tao Đàn (Hà Nội).
Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Ngày 22/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025.
Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Tròn 30 năm kể từ khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã, đang khẳng định vị thế là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng khu vực. Những đánh giá tích cực từ các học giả, nhà ngoại giao và đại diện tổ chức quốc tế đã cho thấy vai trò ngày càng nổi bật của Việt Nam trong việc định hình tương lai ASEAN.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới