--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:53 | 29/07/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

5 điều cần biết về xu hướng kinh tế số trên thế giới

Mới chỉ gần 20 năm kể từ khi Sergey Brin và Larry Page đăng ký tên miền google.com, và chỉ 10 năm kể từ khi Steve Jobs bước lên sân khấu ở San Francisco để giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn này, công nghệ số đã thay đổi hoàn toàn thế giới của chúng ta.

Đã có rất nhiều thay đổi kể từ thời điểm 2015. Hiện tại, bối cảnh chung của kỹ thuật có 5 đặc điểm nổi bật.

Công nghệ số đang nhanh chóng lan rộng

Có nhiều kết nối di động dân số trên Trái Đất và số người sở hữu một chiếc điện thoại di động còn nhiều hơn số người có thể tiếp cận đến một nhà vệ sinh. Những dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới đã phát triển ngày càng đa dạng, chiếm 1/3 gia tăng GDP toàn cầu năm 2014, kể cả khi dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giảm đã giảm đi kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008.

Tuy nhiều người có thể hưởng lợi từ việc truy cập thông tin và liên lạc, nhưng tiềm năng để các chủ thể xấu gây ra hỗn loạn trên diện rộng cũng tăng lên. Bằng chứng là hằng năm, các cuộc tấn công mạng trở nên nghiêm trọng hơn và có tác động lớn hơn.

Các tập đoàn công nghệ sở hữu sức mạnh thị trường

Dựa vào giá cổ phiếu vào tháng 6 năm 2017, Apple, Alphabet, Microsoft, Amazon và Facebook là 5 công ty có giá trị nhất thế giới. Công ty có giá trị lớn nhất không nằm trong nước Mỹ, ở vị trí thứ 7, là Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc.

Với việc các sản phẩm phụ thuộc vào hiệu ứng mạng, những công ty này tận hưởng tính kinh tế theo quy mô (sản xuất với quy mô càng lớn thì chi phí càng nhỏ) và thị phần vượt trội. Họ có nguồn lực sâu dành cho nghiên cứu với khả năng đẩy nhanh quá trình thâm nhập và chấp nhận những sản phẩm số.

Công nghệ số đã sẵn sàng thay đổi tương lai của công việc

Tự động hóa, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo được tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ số có thể ảnh hưởng đến 50% nền kinh tế thế giới. Có cả sự mong chờ và lo ngại về chuyện gì sẽ xảy ra trong “Thời đại máy móc thứ hai”. Hơn 1 tỷ việc làm và 14,6 nghìn tỷ USD tiền lương được tự động hóa nhờ công nghệ hiện nay. Điều này có thể mở ra nhiều cách mới để khai thác lao động cũng như thay thế các công việc thường ngày và giảm bất bình đẳng xã hội.

5 dieu can biet ve xu huong kinh te so tren the gioi

Thị trường kỹ thuật số không đồng đều

Chính trị, những quy định và mức độ phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong việc định hình nền công nghiệp số và tính hấp dẫn của thị trường. Với số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới – 721 triệu người – Trung Quốc có một thị trường kỹ thuật số tách biệt khi không có nhiều công ty lớn có mặt tại quốc gia này.

Ấn Độ có một trong những nền kinh tế số tiềm năng nhất cho các công ty nước ngoài với 462 triệu người sử dụng Internet, nhưng thị trường này lại sử dụng nhiều ngôn ngữ và có nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng. EU có 412 triệu người dùng Internet, nhưng thị trường của khu vực này lại bị phân mảnh và vẫn đang trong quá trình tạo ra một “thị trường số chung”.

Ở nhiều quốc gia, nhiều trang web hoặc các công ty kỹ thuật số bị chặn. Trên khắp thế giới, lượng truy cập mạng cũng không đồng đều: Chỉ gần 50% dân số thế giới có thể truy cập Internet ở thời điểm hiện tại.

Thương mại điện tử vẫn phải cạnh tranh bằng tiền mặt

Doanh số bán lẻ của thương mại điện tử trên toàn thế giới dự kiến sẽ đạt 4 nghìn tỷ USD vào năm 2020, gấp đôi thời điểm hiện tại. Một rào cản lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử là sự gắn bó với tiền mặt, hiện chưa được thay thế bằng hình thức điện tử nào khác dù có vô số những sự lựa chọn.

Vào năm 2013, 85% giao dịch trên thế giới được thực hiện bằng tiền mặt. Trong khi Hà Lan, Pháp, Thụy Điển và Thụy Sĩ nằm trong những quốc gia phụ thuộc ít nhất vào tiền mặt, thì ngay cả ở EU, 75% các khoản thanh toán tại chỗ là bằng tiền mặt.

Hầu hết các nước đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào tiền mặt. Ở Malaysia, Peru và Ai Cập, chỉ 1% giao dịch là không bằng tiền mặt. Kể cả thử nghiệm loại bỏ tiền mặt ở Ấn Độ cũng không phá vỡ được sự phụ thuộc lớn vào tiền mặt của quốc gia này. 5 tháng sau khi nước này loại bỏ 86% tiền mặt, tỷ lệ rút tiền mặt lại cao hơn 0,6% so với 1 năm trước đó.

Mỗi đặc điểm trên đều mang theo cả những thuận lợi và những thách thức. Thêm vào đó, phụ thuộc vào từng quốc gia mà mức độ của mỗi đặc điểm được cảm nhận khác nhau. Đối với những công ty công nghệ toàn cầu và các nhà hoạch định chính sách, họ cần hiểu được quá trình tiến tới hành tinh số ở những nơi khác nhau trên thế giới để có thể có những phương thức tiếp cận phù hợp.

K Nguyễn

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 06/7, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2028. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nhiệm kỳ mới, tập trung vào việc phát huy vai trò và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao lưu, học thuật và hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh trong việc học tập và hội nhập quốc tế.
Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới