--> -->
Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
06:23 | 03/08/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đã vượt 200 tỷ USD

Theo Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 7 tháng năm 2022 của Bộ Công Thương, tính chung 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu (XK) đã vượt 200 tỷ USD (đạt 216,35 tỷ USD) và tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
Năm mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong  7 tháng năm 2022 Năm mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 7 tháng năm 2022
7 tháng năm 2022, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 58,3 tỷ USD trong 7 tháng năm 2022 Xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 58,3 tỷ USD trong 7 tháng năm 2022
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt khoảng 58,3 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2%.

Mặc dù xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những tháng trước đó, cùng với sự thuận lợi về tỷ giá (tỷ giá USD tăng mạnh trong khi các ngoại tệ khác như euro, yen Nhật lao dốc, tiền đồng ổn định đã tác động thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam) nhưng theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 có sự sụt giảm so với tháng 6 chủ yếu do sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng hàng nông lâm thủy sản và nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo.

Cụ thể, xuất khẩu trong tháng 7 giảm 7,7% so với tháng trước, đạt 30,3 tỷ USD chủ yếu do sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông lâm thủy sản (giảm 7,4% so với tháng trước, trong đó giảm ở hầu hết các mặt hàng nông sản, trừ rau quả và cao su) và nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo (giảm 7,2% so với tháng trước, trong đó giảm nhiều nhất là: phân bón các loại, giảm 33,3%; sắt thép các loại, giảm 23,3%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giảm 22,6%).

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 vẫn tăng tới 8,9% so với cùng kỳ. Điểm sáng trong xuất khẩu là xuất khẩu nhóm nhiên liệu khoáng sản tăng 23,5%, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô tăng 83% so với tháng trước.

7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đã vượt 200 tỷ USD
Ảnh minh họa.

Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch XK đã vượt 200 tỷ USD (đạt 216,35 tỷ USD) và tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 17%), cao hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 15,78%).

Bộ Công Thương đánh giá, với kết quả đạt được cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp.

Về xuất khẩu các nhóm hàng, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản trong 7 tháng đạt 18,23 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng trong xuất khẩu chung của cả nước.

Trong đó, xuất khẩu thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, ước tính đạt 6,6 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước do các thị trường xuất khẩu hiện đều có nhu cầu rất cao đối với thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu cà phê đạt 2,58 tỷ USD, tăng 44,8% về trị giá xuất khẩu và tăng 11,8% về lượng so với cùng kỳ năm trước; Xuất khẩu gạo tăng tới 19,9% về lượng và tăng 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 7 tháng tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 185,8 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 85,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.

Tuy nhiên, tính riêng tháng 7/2022, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này tiếp tục xu hướng giảm so với tháng trước- giảm 7,2% (trước đó tháng 6 giảm 9,1% so với tháng 5), chủ yếu do sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm tới 22,6%; Sắt thép các loại giảm 23,3%; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 15,4%. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chiến lược khác như: xơ, sợi dệt các loại giảm 16,4%; gỗ và các sản phẩm gỗ giảm 7,5%; giầy dép các loại giảm 2,7%; dây điện và cáp điện giảm 2,3%; hàng dệt và may mặc chỉ tăng 0,4%... đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu chung của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản trong 7 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đà tăng cao nhất trong các nhóm hàng, tăng 116,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu xăng dầu, than đá và quặng, khoáng sản khác tăng cao do giá các mặt hàng này tăng cao (xuất khẩu dầu thô tăng 57,4%; xăng dầu tăng 53%; quặng và khoáng sản khác tăng 13,2%).

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm 2022: Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là điểm sáng trong tăng trưởng xuất khẩu với kim ngạch ước tính đạt 66,7 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 30,8% tổng kim ngạch XK cả nước; tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 30,42 tỷ USD, tăng 6,5%; EU ước đạt 27,67 tỷ USD, tăng 21,1%; ASEAN ước đạt 20,38 tỷ USD, tăng 25,8%; Hàn Quốc ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 14,5%; Nhật Bản ước đạt 13,3 tỷ USD, tăng 12,2%.

Cũng theo báo cáo, trong tháng 7/2022, giá các mặt hàng chiến lược, thiết yếu (xăng dầu, khí đốt) và giá các mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất (than, gỗ, phân bón, titan, nhôm…) tiếp tục tăng cao đã dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng tăng cao, làm tăng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chung của cả nước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2022 đạt 30,3 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 76,06 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 139,5 tỷ USD, tăng 13,7%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, chiếm gần 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch đạt 191,6 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, nhập khẩu các nhóm hàng năng lượng tiếp tục tăng cao, một phần do sản lượng nhập khẩu tăng, một phần do nguồn cung khan hiếm nên giá nhập khẩu tăng. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu than đá tăng tới 122,8% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện than; xăng dầu các loại tăng 125,7%; dầu thô tăng 31,2; Khí đốt hoá lỏng tăng 43,3%...

Ngoài ra, nhập khẩu một số mặt hàng khác cũng tăng mạnh như: lúa mì tăng 22,8% (chủ yếu do sự tăng về giá); nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 77,5%; hóa chất tăng 30,2%; cao su các loại tăng 27%; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 24,7%; phôi thép tăng 26%...

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu trong 7 tháng ước tính tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 12,5 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu rau quả tăng 27,3%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 38%; chế phẩm thực phẩm khác tăng 31,3%… so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa trong 7 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 72,45 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 37,28 tỷ USD, tăng 23,7%; ASEAN đạt 28,2 tỷ USD, tăng 13,6%; Nhật Bản đạt 13,99 tỷ USD, tăng 9,8%; EU đạt 9 tỷ USD, giảm 6,1 so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ đạt 8,8 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 7 ước xuất siêu 21 triệu USD. Tính chung 7 tháng, cán cân thương mại ước tính tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu, với khoảng 764 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,31 tỷ USD).

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất như hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới.

Sầu riêng của Việt Nam đã có thể xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Sầu riêng của Việt Nam đã có thể xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Sau gần 4 năm đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này.
Xuất khẩu Việt Nam tiến gần mốc 400 tỷ USD trong năm 2022 Xuất khẩu Việt Nam tiến gần mốc 400 tỷ USD trong năm 2022
Sản xuất hồi phục, doanh nghiệp đáp ứng được đơn hàng, tận dụng hiệu quả các FTA là cơ sở để xuất khẩu hàng hóa của nước ta hướng tới mục tiêu 400 tỷ USD trong năm 2022. Trong đó, 28 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, nhiều ngành sản xuất liên tục đón tin vui với các đơn hàng xuất khẩu kín lịch hết quý IV/2022 và cả sang năm 2023.
Khang Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Từ ngày 18-20/4 tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao