
80 gian hàng giới thiệu ẩm thực tiêu biểu của các nước tại Hà Nội
Theo đó, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 sẽ khai mạc vào 20 giờ, ngày 1/12 và kết thúc vào ngày 3/12, tại Công viên Thống Nhất (phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội).
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng cho biết, lễ hội nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô. Thông qua lễ hội sẽ giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc sắc như một nét di sản tinh tế, được hình thành trong dòng chảy văn hóa Việt Nam.
![]() |
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng giới thiệu Lễ hội tới báo chí. Ảnh: Hà Anh |
Lễ hội có chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”, thông qua 80 gian hàng trưng bày và trực tiếp thực hành các món ẩm thực, lễ hội giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc sắc, ẩm thực Hà Nội như một nét di sản tinh tế, được hình thành trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, hấp dẫn công chúng trong nước và quốc tế.
Sự kiện cũng là dịp để Thủ đô Hà Nội và Đại sứ quán các nước tăng cường, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức, hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa nhân dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng với bạn bè quốc tế.
Lễ hội chia ra các khu vực ẩm thực Hà Nội, ẩm thực quốc tế và ẩm thực của các tỉnh, thành phố. Khu ẩm thực quốc tế sẽ giới thiệu các món ăn đặc trưng của một số quốc gia và không gian trưng bày các vật dụng, sản phẩm tiêu biểu của các nước: Ấn Độ, Iran, Srilanka, Mông Cổ, Azerbaijan, Malaysia, Myanmar, Philippines… Tại đây, người dân và du khách sẽ được giới thiệu và thưởng thức nghệ thuật pha trà, thưởng trà tại không gian đặc biệt với những loại trà hảo hạng.
![]() |
Cốm Mễ Trì. Ảnh: Internet |
Khu vực giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực của các làng nghề tiêu biểu và các hoạt động trình diễn của các nghệ nhân làng nghề truyền thống của Hà Nội, như: Cốm Mễ Trì, xôi chè Phú Thượng, miến làng So, bánh trung thu truyền thống Bảo Phương, giò chả Ước Lễ, chè lam Thạch Xá…
Bên cạnh đó, lễ hội còn có các hoạt động như triển lãm tranh, ảnh về văn hóa ẩm thực trong nước và quốc tế; các hoạt động trò chơi dân gian, giao lưu văn hóa, văn nghệ, ẩm thực; tọa đàm phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa lĩnh vực ẩm thực.
Tin bài liên quan

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác
Đọc nhiều

35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
