--> -->
Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
17:07 | 18/03/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ấm áp bữa cơm đầu tiên của lưu học sinh Lào ở nhà bố mẹ Việt

Bữa cơm đầu tiên đón các con Lào, bố mẹ Việt đã chọn những thực phẩm gần gũi như đậu cove, chuối xanh, thịt gà, thịt lợn... nhưng chế biến khéo léo, vừa miệng để thiết đãi. Đặc biệt, bữa cơm không thể thiếu ớt - gia vị yêu thích của người Lào.
Chuyện về nữ sinh Lào với tác phẩm “Chiếc xe đạp của bố nuôi Bộ đội Biên phòng” Chuyện về nữ sinh Lào với tác phẩm “Chiếc xe đạp của bố nuôi Bộ đội Biên phòng”
Lưu học sinh Lào Lưu học sinh Lào "3 cùng" với bố mẹ Việt

Thôn Bướm, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội một chiều trung tuần tháng 3 trở nên rộn rã lạ thường. Tiếng chuyện trò râm ran không ngớt. Anh Nguyễn Văn Thọ vừa rôm rả hỏi thăm nhà hàng xóm đã đón được các con Lào chưa vừa phấn khởi khoe hai người con trai vừa mới nhận là Somboun Moukdavanh và Souksakaiy Lothiliam. "Các cháu nhà anh Thọ to cao, đẹp trai quá", tiếng vài người hàng xóm tấm tắc. Trên con đường từ ủy ban nhân dân xã Thọ Lộc dẫn về các gia đình, các lưu học sinh Lào theo sát bước chân những người bố, người mẹ Việt Nam vừa được nhận. Hòa trong tiếng hỏi han, trò chuyện là âm thanh giòn giã của động cơ xe máy, tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe đạp cũ khi thồ lên những vali hành lý lớn. Đâu đó vẳng nghe tiếng mở khóa lách cách, có cả tiếng chó sủa như chào mừng.

Căn nhà nhỏ của chị Trương Thị Nhiễu (ở thôn Bướm, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) hôm nay cũng sáng sủa, nhộn nhịp hơn mọi ngày. Trong gian bếp rộng chừng 20m², chị Nhiễu và bốn người con gái Lào chị vừa được nhận chiều này đang lúi húi chuẩn bị cho bữa cơm tối. Cậu con trai học lớp 8 ngại ngùng đứng bên ngoài. Theo lời kể của chị Nhiễu, mọi hôm tầm giờ này nhà chị cửa đóng then cài, đèn điện tối om vì chị đi đánh bóng chuyền, con trai đến lớp học thêm. Hôm nay đón các con Lào về, gian bếp nhỏ bập bùng ánh lửa.

"Tôi để ý thấy giới trẻ thường thích ăn các món nướng nên từ sáng đã ra chợ để chọn mua được thịt lợn và sườn tươi ngon, sau đó mang về rửa sạch, ướp sẵn gia vị cho ngấm. Còn thịt gà, tôi hỏi các con xem thích chế biến, gia giảm thế nào thì có thể chủ động", chị Nhiễu nói.

Bữa cơm đầu tiên của chị Nhiễu (thứ tư, từ trái sang) với các con Lào
Bữa cơm đầu tiên của chị Nhiễu (thứ tư, từ trái sang) với các con Lào (Ảnh: Hải An).

Bốn cô con gái Lào của chị Nhiễu rất nhanh đã quen với không khí gia đình. "Về đến nhà, hành lý còn chưa kịp thu dọn, mấy đứa đã nhanh nhảu hỏi mẹ cần chúng con phụ gì không? Nghe mẹ trả lời "phụ thoải mái", đứa nhanh nhẹn đi rửa rau, đứa xé gà, đứa gọt dứa...", chị Nhiễu cười tiếp lời.

Vừa gọt dứa, Duangmaly Thippanya (18 tuổi) vừa vui vẻ chuyện trò với mẹ: "Dứa là món con thích nhất đó mẹ!". Còn Soneanat Manivanh (20 tuổi) lấy điện thoại ra chụp mâm cơm ở nhà mới để đăng lên trang cá nhân khoe bạn bè.

Ấm áp bữa cơm đầu tiên của lưu học sinh Lào ở nhà bố mẹ Việt
Mâm cơm có thịt gà xé, sườn nướng, thịt nướng và không thể thiếu ớt (Ảnh: Hải An).

Trong bữa cơm, Kimdalim Douangchampa (18 tuổi) kể, em cũng chuẩn bị một số món ăn truyền thống của Lào để giới thiệu với mẹ Nhiễu trong những ngày tới như món lạp, nộm đu đủ, cá hấp... Hầu hết nguyên liệu chế biến các món này đều có ở Việt Nam, duy chỉ có mắm Pa-dek - linh hồn của món nộm đu đủ thì Việt Nam không có. Đây là loại mắm được làm từ cách chưng cất cá, cua cho lên men. Cá và cua phải là cá, cua sông, có vị ngọt đặc trưng, không giống như cách chế biến mắm bằng cá biển của người Việt. Sau khi cho lên men thì được pha trộn với gừng, ớt và một số gia vị khác. Chính vì vậy, mắm Pa-dek có mùi đậm đà, hương vị cay nồng. Kimdalim nói em sẽ thay thế Pa-dek bằng mắm tôm hoặc mắm ruốc của Việt Nam.

Sau bữa cơm, chị Nhiễu dẫn các con về phòng. So với nhiều hộ dân khác trong thôn, nhà chị Nhiễu nhỏ hơn, ngoài gian bếp và công trình phụ, nhà chỉ có một phòng khách và một phòng ngủ. Trong phòng khách rộng gần 50m², chị kê hai chiếc giường đôi ở hai đầu phòng để dành cho bốn cô con gái Lào vừa nhận, còn chị và con trai ở trong phòng ngủ nhỏ, có kê thêm một tấm đệm dưới sàn.

Chị kể chồng chị đi làm ở Quảng Ninh, con gái lớn học Đại học ngoài Hà Nội, nhà chỉ còn chị cùng cậu con trai đang học lớp 8. Nhà neo người, việc này, việc kia, hai mẹ con cũng có ít dịp ngồi ăn cơm cùng nhau. Biết trường Hữu nghị T78 triển khai chương trình "Đưa lưu học sinh Lào đi thực tế ở nhà dân", chị vui vẻ đăng ký tham gia. Các hộ khác nhận hai học sinh, mình chị nhận 4 cháu vì "càng đông càng vui".

Bounpheng Phanthavong phụ mẹ Nghĩa nhặt đỗ (Ảnh: Thành Luân).
Bounpheng Phanthavong phụ mẹ Nghĩa nhặt đậu cove (Ảnh: Thành Luân).

Ngay cạnh nhà chị Nhiễu, gia đình ông Khuất Hữu Khôi (Trưởng thôn Bướm, xã Thọ Lộc) và vợ là bà Nghiêm Thị Nghĩa cũng đang tất bật chuẩn bị bữa tối cho hai con trai Lào là Bounpheng Phanthavong (36 tuổi) và Khanhthaly Manikham (32 tuổi). Bà nhanh nhẹn bắc nước luộc thịt lợn, trong lúc chờ thì tranh thủ ngồi nhặt mớ đậu cove. Vừa chuyện trò với mẹ, Bounpheng Phanthavong vừa kể ở Lào cũng có loại đậu này và gia đình em thường làm món đậu luộc. Nghe vậy, bà Nghĩa làm món đậu cove xào cho hai con trai ăn thử. Trong khi đó ông Khôi nhanh nhẹn phóng xe máy ra ngoài, một lát đã xách nặng hai tay các hộp đồ ăn mang về. Mở ra nào gà luộc, vịt luộc, còn có thêm túi thịt nướng. Ông bảo bình thường ông bà cơm canh đơn giản là xong bữa nhưng các con thanh niên trai tráng cần đủ chất dinh dưỡng và đa dạng các món ăn. Vừa bày các món ăn ra đĩa ông vừa nói với các con: "Hôm nay là ngày đầu tiên các con Lào về ở cùng, bố mẹ đãi các con món Việt, bữa sau các con thích ăn món Lào thì bảo mẹ đi chợ mua đồ về nấu".

Ông Khôi (áo vàng) tâm sự với con
Ông Khôi (áo vàng) tâm sự với các con người Lào (Ảnh: Thành Luân).

Biết người Lào thích ăn cay, trong bữa cơm ngoài bát nước chấm đã nêm nhiều ớt, bà Nghĩa còn cắt thêm một đĩa ớt để gần Khanhthaly và Bounpheng. Nhận đĩa ớt mẹ đưa, Khanhthaly kể, người Lào ăn cay vì thế món ăn rất nhiều ớt, chỉ riêng ớt có hàng chục món, từ ớt chiên giòn, ớt muối chua đến ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Sợ các con mới về còn ngần ngại, bà Nghĩa liên tục gắp thức ăn để vào bát các con, không quên giục "con ăn đi, ăn nhiều vào kẻo đói nhé".

Trong bữa cơm, ông Khôi gọi điện cho những người con nuôi Lào đã ở cùng gia đình ông những năm trước đó để giới thiệu các em. "Nhà bố đã có 4 năm đón học sinh về ở, bố mẹ coi các con như con ruột bố mẹ. Sau bữa cơm, các con đi nghỉ sớm cho đỡ mệt. Ngày mai mẹ sẽ chuẩn bị đồ ăn sáng, các con ăn xong thì đến trường. Bố sẽ giao chìa khóa nhà cho hai đứa để tan học nếu bố mẹ chưa về, hai đứa còn mở được cửa vào nhà", ông Khôi vui vẻ nói. Ngoài trời mưa bắt đầu rơi nặng hạt, còn trong các gian bếp, những phút giây lạ lẫm cũng đã dần trôi qua, nhường chỗ cho bao tiếng nói cười.

Từ ngày 15/3 đến ngày 4/4/2023, 162 lưu học sinh Lào trường Hữu nghị T78 sẽ có 20 ngày “3 cùng”: cùng ở, cùng sinh hoạt, cùng học tập với các thành viên trong gia đình bố mẹ Việt ở xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Các em cũng sẽ được tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa khác như: viếng nghĩa trang liệt sĩ, hướng dẫn bố mẹ Việt múa lăm vông, giao tiếp những câu đơn giản bằng tiếng Lào, lao động vệ sinh thôn xóm...

Giao lưu gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia Giao lưu gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia
Hạnh phúc khi được làm cha mẹ đỡ đầu của lưu học sinh Campuchia Hạnh phúc khi được làm cha mẹ đỡ đầu của lưu học sinh Campuchia
Nhóm PV Thời Đại
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Ngày 19/7, phát biểu tại buổi gặp gỡ hơn 70 đại biểu trí thức trẻ Việt Nam từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI năm 2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.