--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:37 | 29/12/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ba điểm đặc biệt về cuộc gặp tay ba Pakistan - Afghanistan - Trung Quốc ở Bắc Kinh

Một diễn đàn ba bên thảo luận về tương lai của Afghanistan lần đầu tiên được diễn ra ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vừa diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Trung Quốc, Pakistan và Afghanistan. Bộ ba này trao đổi về các vấn đề chính trị an ninh khu vực và hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư song phương cũng như ba bên, trong đó đương nhiên không thể thiếu vấn đề tương lai chính trị cho Afghanistan.

Tương lai ấy bao gồm 3 thành tố là chính phủ Afghanistan tự đảm bảo được an ninh và ổn định cho đất nước, vai trò chính trị của Taliban và quan hệ của Afghanistan với thế giới bên ngoài. Cuộc gặp ba bên này đáng được chú ý vì là lần đầu tiên kể từ trước đến nay ba nước láng giềng này thiết lập khuôn khổ diễn đàn tham vấn và thương thảo để xử lý những vấn đề hiện tại ở khu vực liên quan đến họ và cùng nhau kiến tạo tương lai.

Hợp tác giữa các nước láng giềng chung biên giới với nhau vốn rất bình thường trên thế giới và trong khu vực, nhưng tập trung để bàn về giải quyết vấn đề Afghanistan thì lại rất đặc biệt ở sự co cụm ba bên này.

Lợi ích chung và mục đích riêng

ba diem dac biet ve cuoc gap tay ba pakistan afghanistan trung quoc o bac kinh

Hợp tác tay ba với Afghanistan, Pakistan sẽ giúp Trung Quốc giành được nhiều lợi thế mà Mỹ, Nga hay Ấn Độ không thể có được. Ảnh: India Express

Nó đặc biệt vì không phải là khuôn khổ diễn đàn đầu tiên mà chỉ là khuôn khổ diễn đàn mới đây nhất được thiết lập để bàn về tương lai của Afghanistan. Trước nó đã có khuôn khổ diễn đàn được gọi là Nhóm phối hợp 4 bên giữa Mỹ, Trung Quốc, Pakistan và Afghanistan cũng như ba bên giữa Mỹ, Trung Quốc và Pakistan hay giữa Nga, Trung Quốc và Pakistan. Tức là không hề thiếu cơ chế đàm phán mà chỉ thiếu kết quả cụ thể giúp giải quyết được vấn đề tương lai cho Afghanistan.

Nó đặc biệt vì là khuôn khổ diễn đàn bàn thảo về tương lai của Afghanistan mà không có sự tham gia của Mỹ hay Nga mà Trung Quốc phải ganh đua ảnh hưởng ở Afghanistan và khu vực.

Nó đặc biệt vì Trung Quốc đã buộc Pakistan và Afghanistan gạt ra ngoài những hiềm khích và ngờ vực lẫn nhau để hợp tác với nhau theo sự dẫn dắt của Trung Quốc.

Trung Quốc có đường biên giới chung với Pakistan và Afghanistan. Trong khi ở hai nước này có sự hoành hành của những lực lượng Hồi giáo cực đoan thì Trung Quốc dai dẳng vấn đề người theo Đạo Hồi ở khu vực Tân Cương. Ở cả hai nước này hiện chưa thể nói là đã có được sự đảm bảo an ninh và ổn định chính trị.

Chính phủ hai nước lại hợp tác rất chặt chẽ với Mỹ về quân sự và an ninh. Trung Quốc vì thế không thể không coi hai nước ấy là phên dậu an ninh của mình, phải chủ động kiểm soát tình hình chứ không phải để cho bị bất ngờ.

Hợp tác tay ba với hai nước láng giềng này sẽ đưa lại cho Trung Quốc những lợi thế mà Mỹ, Nga hay Ấn Độ không thể có được ở Afghanistan trong thời điểm quân đội nước ngoài rút hết khỏi Afghanistan và nơi này đi vào giải pháp chính trị hoà bình.

Hiện tại là Pakistan, nhưng rồi đây cả Afghanistan nữa sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với thành công của Trung Quốc trong việc thực hiện kế hoạch đầy tham vọng nhưng có ý nghĩa quyết định đối với tầm vóc thế giới của Trung Quốc trong tương lai là Vành đai và Con đường.

Cho nên, lợi ích chiến lược lâu dài của Trung Quốc là giữ Pakistan ở trong và lôi kéo được Afghanistan vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Kết quả quá ít ỏi của những khuôn khổ diễn đàn kia tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tạo dựng sân chơi mới và riêng với Pakistan và Afghanistan, nhưng đồng thời cũng thúc ép Trung Quốc phải chạy đua với thời gian.

Giải pháp chính trị cho tương lai của Afghanistan có thể chờ lâu nữa mới có, nhưng kế hoạch Vành đai và Con đường kia không thể chờ mãi bởi càng chậm được thực thi thì nó càng dễ mất thời cơ, càng giảm sức hấp dẫn thuyết phục, càng thêm khó khả thi và càng dễ bị cạnh tranh bởi ý tưởng khác của ai đó khác.

ba diem dac biet ve cuoc gap tay ba pakistan afghanistan trung quoc o bac kinh

Trong khi Pakistan và Afghanistan dùng Trung Quốc để chơi con bài đối trọng với các đối tác bên ngoài khác cũng như nhằm vào nguồn vốn đầu tư và tài chính của Trung Quốc thì Trung Quốc sử dụng hai nước này không chỉ vì có được hành lang an ninh mà còn để phục vụ cho cuộc chơi chính trị quyền lực và địa chiến lược, rộng lớn hơn là đẩy lùi ảnh hưởng của các đối tác khác và mở rộng phạm vi ảnh hưởng cũng như không gian lợi ích chính trị và kinh tế của mình ra khắp khu vực Nam Á, trải dài tới Ấn Độ Dương.

Mỹ và Nga chắc chắn phải lưu tâm tới động thái mới này của ba nước. Nhưng lo ngại của họ lại chỉ có mức độ, bởi họ dễ dàng nhận ra sự hạn chế trong khả năng của Trung Quốc là Trung Quốc không thể tự mình giải quyết được vấn đề tương lai chính trị cho Afghanistan và định hình cấu trúc an ninh mới cho khu vực mà vẫn phải cần đến Mỹ và Nga.

** Tiêu đề do toà soạn đặt lại.

Ngoại trưởng ba nước Trung Quốc, Pakistan và Afghanistan nhóm họp tại Bắc Kinh

Đại sứ Trần Đức Mậu

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ là thành viên tích cực, trách nhiệm của ASEAN

Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ là thành viên tích cực, trách nhiệm của ASEAN

Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (28/7/1995 - 28/7/2025), Đại sứ Timor Leste tại Việt Nam Joao Pereira đã có những chia sẻ với phóng viên TTXVN.
Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Bạn đã từng thấy bảo tàng nào mở cửa suốt 24 giờ chưa? Tại Thượng Hải, triển lãm “Đỉnh cao của Kim tự tháp: Nền văn minh Ai Cập cổ đại” của Bảo tàng Thượng Hải đã thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trong cả nước.
Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hồ An Phong đã trao Bằng khen cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc.
Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới