--> -->
Trang chủ Quốc tế
23:15 | 13/06/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

'Bạo hành cảnh sát - Vết thương vẫn chưa lành ở nước Mỹ'

Sau vụ viên cảnh sát ghì chết người đàn ông da đen George Floyd, nước Mỹ đang trải qua những giờ khắc khó khăn khi liên tiếp các cuộc biểu tình diễn ra ở các thành phố lớn, rồi lan rộng sang cả những tiểu bang. Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, người từng là Đại sứ Việt Nam tại Mỹ đã có những chia sẻ với tạp chí Thời Đại về sự kiện này. 
adidas tang cuong tuyen dung nguoi da mau sau cai chet cua george floyd Adidas tăng cường tuyển dụng người da màu sau cái chết của George Floyd
tang le da m nuo c ma t cua george floyd va loi keu goi cong ly Tang lễ đẫm nước mắt của George Floyd và lời kêu gọi công lý

nguyen thu truong ngoai giao pham quang vinh nuoc my phai gioi han quyen luc cua canh sat
Ông Phạm Quang Vinh nêu ra những quan điểm cá nhân về sự kiện tại Mỹ vừa qua. Ảnh: Hoàng Nam.

- Thưa ông, sự việc đáng buồn vừa xảy ra ở nước Mỹ đã làm dấy lên một cuộc phản kháng chưa từng có trong thời gian gần đây với chính quyền, là người rất am hiểu về nước Mỹ, theo ông, lý do của sự tích tụ rồi dẫn đến bùng phát biểu tình như vừa qua là gì?

Có cả những nguyên do trực tiếp và cả những lý do dài hạn nằm sâu trong lòng nước Mỹ.

Về trực tiếp, mọi người có thể thấy những video người dân quay lại rất thương tâm, một vị cảnh sát ghì cổ một người dân suốt 9 phút, liên tục kêu cứu “Tôi không thở được”. Câu chuyện đó làm cho người dân nước Mỹ, nhiều tổ chức xã hội khác nhau cảm thấy bất bình trước bạo hành của cảnh sát. Chính việc như vậy đã gây nên làn sóng biểu tình phản đối hành động bạo hành của cảnh sát và sự phân biệt chủng tộc.

Câu chuyện thứ 2 là câu chuyện gián tiếp trong lòng nước Mỹ ,về những vấn đề liên quan đến chủng tộc và sắc tộc. Nếu chúng ta nhìn lại nước Mỹ những năm vừa hình thành đã tìm cách xóa bỏ phân biệt chủng tộc, cả trong tuyên ngôn cũng nhấn mạnh quyền bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc của tất cả chủng tộc. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào cũng thực hiện được như vậy.

Cá nhân tôi nhớ lại lịch sử Mỹ những năm 50-60 của thế kỷ trước, rõ ràng có nhiều phong trào đòi biểu tình, đòi quyền bình đẳng cho người da màu trong đó có người da đen. Điển hình là nhân vật khắp thế giới đều biết đó là Martin Luther King. Thời điểm này, nhiều cuộc biểu tình rất lớn diễn ra, trong đó có cả biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, chống phân biệt sắc tộc.

Tôi còn nhớ năm 1965, một cuộc vận động biểu tình của người da đen đi từ cầu Selma (Thành phố Alabama, Mỹ) tạo ra làn sóng đòi quyền bỏ phiếu cho người da đen, trước đó đã có một đạo luật về dân quyền. Chính những cuộc biểu tình này đã tạo thêm những đạo luật, văn bản có quy phạm pháp lý giành nhiều quyền bình đẳng hơn cho người da màu.

Điểm thứ ba, nếu chúng ta nhìn lại câu chuyện của George Floyd lần này, có gì đó trùng hợp với một số điều khác trong lịch sử. Việc cảnh sát sử dụng bạo lực quá mức không chỉ với người da màu mà còn với người da trắng nữa nhưng đối với người da màu thì nhiều hơn. George Floyd không phải người đầu tiên kêu gào lên “Tôi không thở được” mặc dù vẫn chết dưới tay cảnh sát.

Vào năm 2014, cũng có một trường hợp khác đã bị cảnh sát bắt và ghì chết, trước đó ông ta mất 11 lần cầu cứu “Tôi không thở được”. Từ đó, cụm từ này tạo ra một phong trào chính trị trong lòng nước Mỹ đòi bình quyền, bình đẳng cho người da màu cũng như chống lại bạo hành cảnh sát.

Vết thương đó vẫn chưa lành ở nước Mỹ. Chúng ta thấy rằng nếu như nhìn toàn cục mà nói, nguyên nhân là do học hành, giáo dục, thu nhập nhìn chung của người da màu vẫn thua kém người da trắng. Những cái bất bình đẳng xã hội đấy đã dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của người da màu cũng nhiều hơn.

Giữa 2 điều này này, người dân không chỉ đấu tranh với cảnh sát mà còn đòi bình quyền, bình đẳng giáo dục, thu nhập cho người da màu.

- Nước Mỹ luôn khẳng định không có phân biệt sắc tộc, thế nhưng trong thực tế điều này không dễ được tất cả mọi người tôn trọng, cá nhân ông thấy nguyên nhân nào là cốt yếu khiến mong muốn nhân văn này dù đã trải qua quá nhiều thập kỷ mà vẫn không thể thực hiện được trọn vẹn?

Trước hết, chúng ta phải thấy rằng những cuộc đấu tranh giành bình đẳng của mọi người dân nói chung và người da màu nói riêng là quá trình rất dài và thu được rất nhiều tiến bộ trong lòng xã hội Mỹ.

nguyen thu truong ngoai giao pham quang vinh nuoc my phai gioi han quyen luc cua canh sat
Theo ông Vinh, Mỹ cần cải cách lại hành lang pháp lý cho việc sử dụng quyền lực của cảnh sát. Ảnh: Hoàng Nam.

Từ chỗ người da đen là nô lệ đến khi nước Mỹ lập quốc dưới thời Tổng thống Lincoln, chế độ nô lệ đã được xóa bỏ. Cuộc chiến đấu giữa người da trắng, người da màu và các cuộc nội chiến nước Mỹ cũng hình thành những cơ sở pháp lý khác đảm bảo bình quyền cho người dân.

Tiếp đến là những đạo luật về người da đen, da màu được đi bỏ phiếu. Hiến pháp và các quy định hành lang pháp lý của Mỹ đã thừa nhận và quyết tâm bảo vệ các chủng tộc khác nhau trong nước Mỹ.

Qua sự vụ cảnh sát làm chết một người da màu lần này, cộng với các cuộc biểu tình lan rộng ra khắp các bang, nhiều nước khác trên thế giới, đang có những vấn đề đặt ra mà tôi thấy rằng rất đúng:

Thứ nhất, phải cải cách lại hành lang pháp lý cho việc sử dụng quyền lực của cảnh sát.

Thứ hai, phải cải cách lại nền tư pháp hình sự của nước Mỹ.

Thứ ba, phải có những chương trình phúc lợi xã hội cho giáo dục, thu nhập cho người da màu được công bằng hơn.

Chính những điều trên sẽ làm cho nước Mỹ vận động ngày càng phát triển hơn, tính nhân văn cũng cao hơn. Hiện tại, áp lực xã hội đối với chính quyền Mỹ đang rất lớn. Những khẩu hiệu, mục tiêu đấu tranh đòi bình quyền cho người da màu đang được ngày càng dâng cao.

- Không ai tin là bạo lực, cướp bóc như vừa qua ở Mỹ là phương thức bày tỏ thái độ, tuy nhiên thưa ông, những vấn đề trên có làm bộc lộ điều gì bất ổn về xã hội Mỹ hiện tại?

Nếu đọc lại lịch sử Mỹ, cá nhân tôi cũng được chứng kiến tại Mỹ trong thời kỳ công tác tại đó, các cuộc biểu tình để phản đối hay đồng tình một vấn đề nào đó là chuyện diễn ra thường xuyên. Đã có những cuộc biểu tình rất lớn đến khoảng hàng chục triệu người, chẳng hạn như đòi bình quyền cho phụ nữ, ứng xử với biến đổi khí hậu, quyền của những người yếu thế khác trong đó có những người đồng giới.

Người dân Mỹ nói chung và những nhóm phong trào của nước Mỹ nói riêng luôn ủng hộ biểu tình bất bạo lực. Câu chuyện lần này nếu chúng ta nhìn lại, nó xuất hiện từ Minnesota rồi lan rộng ra các bang của Mỹ.

nguyen thu truong ngoai giao pham quang vinh nuoc my phai gioi han quyen luc cua canh sat
Người dân trên khắp các bang nước Mỹ đang ra đường biểu tình đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.

Trong số những người biểu tình có những người bộc phát tại chỗ vì những bức xúc xã hội đâu đó hoặc những bức xúc cá nhân trong cuộc sống với xã hội mà thành những hành vi bạo lực.

Ngay cả gia đình George Floyd cũng đứng lên kêu gọi rằng nếu đấu tranh cho Floyd thì hãy đấu tranh bằng hòa bình và đề ra sự thay đổi. Tổng thống Trump thì có phản ứng bày tỏ thương tiếc và cho rẳng cái chết của Floyd là không đáng có. Ông hứa sẽ điều tra đến tận cùng.

Các cảnh sát liên quan lúc đầu đã bị cách chức nhưng sau đó đã bị điều tra hình sự. Những đảng phái, kể cả ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ là Joe Biden lên tiếng rằng cần phải tìm ra những căn nguyên để có những cải cách cần thiết.

Đặc biệt, cựu tổng thống Obama đã lên tiếng: “Hãy coi cái chết này như một cơ hội mở ra và nhìn rõ hơn trong lòng nước Mỹ. Phải có cải cách sâu rộng hơn nền tư pháp, đối với cảnh sát Mỹ”.

Bạo lực có lẽ không ở một xã hội nào là không có nhưng bạo lực đi cướp bóc, đốt phá các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng xuất hiện ở Mỹ thể hiện người dân mong muốn phải cải cách nhiều hơn nữa.

- Sau sự kiện này, ông dự đoán thế nào về sự vận động của xã hội trong thời gian tới?

Các cuộc biểu tình trong lòng nước Mỹ gần đây phản ánh người dân cần những điều sau: Họ muốn biểu thị thái độ bức xúc và phản đối hành vi bạo hành, phân biệt chủng tộc; Họ bày tỏ lòng thương tâm với gia đình George Floyd và các nạn nhân khác; Họ nhấn mạnh với chính quyền và cả nền chính trị phải có những cải cách để tránh điều đau thương như vậy xảy ra.

Tôi tin rằng các đảng phái ở nước Mỹ sẽ sớm phối hợp để đưa ra những cải cách phù hợp. Nếu chính quyền Mỹ đạt được những cam kết, thực hiện được như vậy chắc chắn những cuộc biểu tình sẽ lui dần. Việc cách chức rồi truy tố viên cảnh sát trong sự việc trên cũng thể hiện tính cải cách của chính quyền Mỹ.

Trích tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ:

"Thử thách lớn nhất của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ là làm sao kết hợp những con người có nguồn gốc vô cùng khác nhau thành một đất nước của công lý và cơ hội. Những giáo điều và thói quen về sự thượng đẳng của giống dân da trắng mà đã một lần suýt xé đôi đất nước vẫn còn đang đe doạ quốc gia chúng ta. Câu trả lời cho vấn nạn của nước Mỹ nằm trong cách ta ăn ở sao cho đúng với lý tưởng đã tạo nên đất nước này - tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng và được thượng đế ban cho những quyền căn bản. Chúng ta dễ quên rằng đó là những tư tưởng cực kỳ cấp tiến, và những nguyên lý căn bản mà ta trân quý luôn luôn thách thức các cơ chế bất công dù do cố ý hay mặc nhiên".

Xin cảm ơn ông!

adidas tang cuong tuyen dung nguoi da mau sau cai chet cua george floyd Adidas tăng cường tuyển dụng người da màu sau cái chết của George Floyd

Một sáng kiến ​​tuyển dụng mới của Adidas đang hướng tới mục tiêu tăng 30% những người da màu trong lực lượng lao động Bắc ...

tang le da m nuo c ma t cua george floyd va loi keu goi cong ly Tang lễ đẫm nước mắt của George Floyd và lời kêu gọi công lý

Theo BBC, đám tang của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì cổ chết tại thành phố Minneapolis đã diễn ra ...

my doi pho nguoi bieu tinh tong thong trump bat dong voi cac bo truong Mỹ: Đối phó người biểu tình, Tổng thống Trump bất đồng với các bộ trưởng?

Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump của nước này đã yêu cầu quân đội huy động 10.000 lính ra đường phố để đối ...

Thanh Thư
Nguồn:

Tin bài liên quan

Người phụ nữ gốc Á đầu tiên xuất hiện trên đồng xu Mỹ

Người phụ nữ gốc Á đầu tiên xuất hiện trên đồng xu Mỹ

Không phải ai cũng biết rằng, có một nữ diễn viên gốc châu Á lần đầu tiên được đúc hình ảnh lên đồng xu của Mỹ.
Kiều bào Mỹ góp sức xây dựng mạng lưới phân phối, đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Kiều bào Mỹ góp sức xây dựng mạng lưới phân phối, đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hơn 300.000 cơ sở kinh doanh của người Việt Nam tại Mỹ đã cùng doanh nghiệp trong nước xây dựng các mạng lưới đưa hàng Việt thâm nhập thị trường Mỹ, chinh phục người tiêu dùng, tạo điều kiện cho nông sản, hàng hoá Việt ra thế giới.
Chuyên gia quan hệ Việt – Mỹ bật mí vai trò “cầu nối” hữu nghị, giới thiệu cơ hội kinh doanh của kiều bào

Chuyên gia quan hệ Việt – Mỹ bật mí vai trò “cầu nối” hữu nghị, giới thiệu cơ hội kinh doanh của kiều bào

“Kiều bào Việt Nam là cộng đồng nắm rõ nhất về môi trường đầu tư bên ngoài và những diễn biến trên thế giới. Đây chính là kênh tham mưu, tư vấn chính sách có thể tham khảo để kiến tạo những cơ hội đầu tư mới trong tương lai”, Nguyên đại sứ, chuyên gia quan hệ Việt – Mỹ Phạm Quang Vinh bật mí.

Đọc nhiều

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Ngày 23/7/2025, trường THCS Phạm Văn Hinh (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) đã đón nhận 60 bộ bàn ghế học sinh được tái chế từ rác nhựa thu gom trong khuôn khổ dự án “A New Life for Waste – Một vòng đời mới cho rác”. Sản phẩm do GNI hợp tác với công ty PLASTICPeople để thu gom, xử lý và tái chế rác nhựa thu được.
TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế 6 tháng đầu năm khởi sắc, quyết tâm tăng tốc nửa cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế 6 tháng đầu năm khởi sắc, quyết tâm tăng tốc nửa cuối năm

Tại kỳ họp HĐND khóa X ngày 24/7, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng cho biết GRDP 6 tháng đầu năm ước tăng 7,82%. Thành phố đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm từ 8% trở lên.
Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Liên quan đến vụ việc 4 công dân Việt Nam tử vong và bị thương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt đã liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Trải nghiệm Hanbok, nhạc Kpop tại “Ngày hội Văn hóa Hữu nghị Việt-Hàn 2025”

Trải nghiệm Hanbok, nhạc Kpop tại “Ngày hội Văn hóa Hữu nghị Việt-Hàn 2025”

Từ ngày 26-27/7, tại TP.HCM sẽ diễn ra “Ngày hội Văn hóa Hữu nghị Việt-Hàn 2025” với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí.
Ra mắt Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ

Ra mắt Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ

Chiều 24/7/2025, Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội (HUTC) phối hợp cùng Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam và Turkish Airlines tổ chức Hội thảo “eVisa - Cất cánh giấc mơ Thổ Nhĩ Kỳ”. Tại sự kiện, Liên minh phát triển sản phẩm trao đổi khách du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ chính thức được ra mắt.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/7, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, có nơi trên 34 độ. Khả năng về chiều tối và đêm có lúc có mưa rào.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.