--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
08:43 | 15/03/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm

Mô hình dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại làng dệt Mỹ Nghiệp đang góp phần mang lại sức sống mới cho nghề dệt thổ cẩm đã tồn tại hàng thế kỷ.
SIBUR phát triển thành công công nghệ làm n-Butyllithium để sản xuất cao su và polyme SBS SIBUR phát triển thành công công nghệ làm n-Butyllithium để sản xuất cao su và polyme SBS
VACUUMSCHMELZE (VAC) ký thỏa thuận cung cấp nam châm dài hạn với GM để hỗ trợ phát triển ô tô điện VACUUMSCHMELZE (VAC) ký thỏa thuận cung cấp nam châm dài hạn với GM để hỗ trợ phát triển ô tô điện

Giải phóng sức lao động

Bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm
Chị La Ha Ta Ma Ri ở làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đầu tư máy dệt để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Giống như nhiều phụ nữ đồng bào Chăm, chị La Thị Đăng Trăng làm quen với nghề dệt thổ cẩm được mẹ truyền dạy từ năm lên 10 tuổi và biết dệt thành thạo khi ở độ tuổi trăng tròn. Chị Trăng chia sẻ, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm trước đây do người phụ nữ tự làm tất cả, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi thành phẩm, năng suất không cao. Sau đó, chị chuyển làm cho một cơ sở dệt máy bán thủ công của người thân trong làng. "Dệt tay, cố gắng lắm, mỗi ngày, mình làm được 5 m, dùng máy để dệt, có thể đạt 15 - 20 m vải. Nhờ đó, thu nhập tăng lên, từ 4 - 6 triệu đồng/tháng tùy theo hiệu suất làm việc", chị Trăng chia sẻ.

Theo chị La Ha Ta Ma Ri, chủ một cơ sở dệt thổ cẩm trong làng Mỹ Nghiệp, khách hàng đặt nhiều, dệt bằng tay không kịp nên gia đình mua máy về dệt. Hiện tại, xưởng có 6 công nhân thao tác 6 máy dệt. Năn suất dệt trung bình của mỗi người là 35m vải/ngày. Dệt bằng máy vẫn giữ được nhiều hoa văn của thổ cẩm truyền thống. Tuy nhiên, những sản phẩm với mẫu hoa văn tinh xảo chỉ thực hiện được bằng tay, gia đình vẫn duy trì cả khung dệt gỗ. Với chất lượng và mẫu mã, màu sắc phong phú, đa dạng, sản phẩm thổ cẩm của cơ sở ngày càng được nhiều người biết đến và ưa chuộng.

Với sự năng động, nhạy bén, tay nghề cao, chị Bình Thị Khoen đầu tư 12 máy dệt bán thủ công để sản xuất, thu hút được nhiều phụ nữ người Chăm trong làng làm nghề. Nói về sự thay đổi từ khi dệt máy, chị Khoen cho hay, trước đây, để làm ra một tấm vải hoàn thiện có bề ngang 70cm, dài 200cm, người thợ dệt phải mất hai ngày mới xong; nay dệt bằng máy chỉ trong vòng một ngày có thể dệt được 20 m thổ cẩm thô. Người thợ chỉ cần móc sợi, tạo hình hoa văn và bấm nút khởi động để máy dệt hoạt động.

Cơ sở của chị Khoen vừa sản xuất thổ cẩm truyền thống của người Chăm, vừa sản xuất các sản phẩm thổ cẩm bán cho đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lắk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng... Cơ sở đẩy mạnh thiết kế, dệt, may ráp sản phẩm giúp số lượng tăng gấp nhiều lần, đáp ứng được những đơn hàng lớn. Để cạnh tranh với vải thổ cẩm sản xuất công nghiệp trên thị trường, cơ sở thường xuyên nghiên cứu, thu thập, bổ sung các mẫu hoa văn, màu sắc khác nhau để phù hợp với từng đối tượng khác hàng, văn hóa vùng miền.

Ông Trượng Lắc, Trưởng Ban công tác Mặt trận khu phố Mỹ Nghiệp cho biết, chuyển sang dệt bằng máy, người thợ vẫn giữ gìn, đưa vào sản phẩm những hoa văn của người Chăm. Mỹ Nghiệp hiện có trên 440 hộ với trên 2.110 khẩu (đồng bào Chăm chiếm trên 90%), tận dụng được lợi thế về năng suất nên đến nay có 15 hộ áp dụng máy dệt vào sản xuất thổ cẩm, hộ ít có 4 - 5 máy, hộ nhiều nhất có trên chục máy, tạo được việc làm cho nhiều lao động là phụ nữ. Sản phẩm của các cơ sở dệt máy sản xuất khá đa dạng từ tấm vải thô cho đến nhiều loại trang phục, khăn choàng, khăn trải bàn, khăn trải giường, túi xách, tấm mền, thảm...

Phát triển nghề bền vững

Bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm
Nghệ nhân lớn tuổi người Chăm dệt vải thổ cẩm truyền thống.

Theo các nhà nghiên cứu, trải qua bao đời nay, vải thổ cẩm là thứ không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Chăm, là biểu tượng văn hóa của cộng đồng dân tộc. Hoa văn trong thổ cẩm không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn phản chiếu đặc trưng sinh hoạt văn hóa, xã hội và tôn giáo của người Chăm, thông qua hoa văn có thể phân biệt giới tính, giai cấp, địa vị xã hội, chức sắc tôn giáo… Vì vậy, hoa văn là thành tố quan trọng cần phải giữ gìn để bảo tồn và phát triển nghề dệt độc đáo của đồng bào Chăm.

Thực tế cho thấy, các cơ sở dệt đầu tư máy móc để nâng cao hiệu quả sản xuất là xu hướng phát triển tất yếu. Tuy nhiên, khi chuyển sang dệt máy, các cơ sở chủ yếu sản xuất những nhóm hoa văn phổ biến như hình hoa lá, hình quả trám hay các họa tiết hình học đối xứng làm viền trang trí cho các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống thường nhật hoặc sản xuất những mẫu hoa văn theo yêu cầu của các đối tác đặt hàng. Trong khi đó, những mẫu hoa văn có cấu trúc phức tạp như rồng, chim trạo, thần Shiva… không sản xuất thường xuyên mà chỉ có vào dịp những ngày lễ lớn, cưới hỏi, tang chế, lễ thăng chức… Các nghệ nhân người Chăm phải rất kỳ công mới có thể khôi phục, sản xuất lại được. Nếu không có giải pháp bảo tồn, những mẫu hoa văn quý giá này có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Nghề dệt truyền thống của đồng bào Chăm mất đi những nét đặc trưng, tiêu biểu.

Sự khác biệt về năng suất, giá cả, chất lượng sản phẩm, giữa bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống khiến những người có trách nhiệm ở làng dệt Mỹ Nghiệp trăn trở. Ông Phú Văn Ngòi, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ, sản xuất, kinh doanh dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp cho biết, Hợp tác xã hiện có 70 thành viên tham gia liên kết sản xuất thổ cẩm thủ công truyền thống. Dệt hoàn toàn bằng tay, độ chặt, mềm, tinh xảo của mỗi sản phẩm đều theo ý muốn và sự sáng tạo của nghệ nhân.

Nghề dệt thủ công hoàn toàn bằng tay nên sản phẩm làm ra tốn nhiều thời gian hơn, giá vì thế khó cạnh tranh với các sản phẩm dệt bằng máy. Đây là bài toán khó đặt ra đối với hợp tác xã bởi năng suất lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của những người thợ gắn bó với nghề. Ông Phú Văn Ngòi lấy ví dụ, một tấm khăn dệt bằng tay cùng kích thước bán với giá thấp nhất 120 ngàn đồng, sản phẩm dệt bằng máy chỉ bán với giá 80 ngàn đồng. Chất liệu để sản xuất hai chiếc khăn khác nhau hẳn, vì máy không thể dệt những loại tơ mềm dành cho khung dệt gỗ do dễ đứt mà cần sử dụng loại tơ có chất nylon chắc hơn để dập. Những hoa văn tinh xảo chỉ có người thợ dệt bằng tay mới làm được.

"Hợp tác xã được Nhà nước đầu tư để phát triển không chỉ hướng đến lợi ích kinh tế mang lại mà còn với mục đích bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc Chăm. Vì vậy, Hợp tác xã đang hướng đến sản xuất các dòng sản phẩm thổ cẩm phục vụ cho đối tượng khách hàng là người Chăm sử dụng trong các dịp lễ, tết, tôn giáo, tín ngưỡng và những khách hàng quan tâm, yêu thích thổ cẩm truyền thống của người Chăm với những hoa văn độc đáo, khác biệt với các dân tộc khác. Tùy theo mẫu mã, chủng loại, chất liệu mà mỗi sản phẩm của hợp tác xã có giá từ vài chục ngàn đến hàng triệu đồng", ông Phú Văn Ngòi chia sẻ.

Hiện nay, bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, để bảo vệ thương hiệu, uy tín cho sản phẩm của Hợp tác xã dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp, toàn bộ các sản phẩm đều được dán "Tem điện tử thông minh" quét mã QR code trên điện thoại để truy xuất toàn bộ thông tin xuất xứ, mẫu mã sản phẩm, quy trình sản xuất, chất lượng, giá cả tham khảo, hướng dẫn bảo quản sản phẩm thể hiện dưới dạng văn bản, hình ảnh, video. Cách làm này giúp khách hàng yên tâm trong quá trình lựa chọn, mua sắm.

Bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm
Trang phục truyền thống của các vị chức sắc đồng bào Chăm theo đạo Bà la môn ở Ninh Thuận (ảnh tư liệu).

Theo ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, nhằm bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát triển làng nghề giai đoạn 2021 - 2030. Đối với các làng đã có nghề, tỉnh sẽ tập trung bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm, bí quyết nghề, thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường. Đối với làng dệt Mỹ Nghiệp, tỉnh có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm như: đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, hệ thống đường giao thông, xây dựng hợp tác xã, nhà sản xuất trưng bày, khôi phục hoa văn cổ, mở các lớp truyền dạy nghề, phát triển du lịch tham quan làng nghề.

Các cơ sở, doanh nghiệp tại làng dệt Mỹ Nghiệp đầu tư máy dệt để phát triển sản xuất là một xu thế tất yếu. Do đó, chính quyền địa phương cần quan tâm tạo điều kiện để định hướng phát triển làng nghề có tính ổn định và bền vững; nghiên cứu quy hoạch khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp để đưa các cơ sở dệt máy vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, bảo vệ môi trường; tiếp tục tạo điều kiện để các hộ, hợp tác xã trong làng nghề sản xuất sản phẩm thổ cẩm truyền thống ngày càng phát triển. Song song với đó, tỉnh cần có giải pháp quản lý, bảo vệ hữu hiệu thương hiệu thổ cẩm để không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn bảo tồn được những giá trị văn hóa nghề dệt truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm.

Bài và ảnh: Nguyễn Thành (TTXVN)

https://baotintuc.vn/van-hoa/bao-ton-phat-trien-nghe-det-tho-cam-cua-dong-bao-cham-20230314073726465.htm

Kiều bào, du học sinh tại Ma - rốc tổ chức Tết cộng đồng Kiều bào, du học sinh tại Ma - rốc tổ chức Tết cộng đồng
Đắk Nông bảo tồn phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số M’Nông, Mạ, Ê đê, Thái, Dao Đắk Nông bảo tồn phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số M’Nông, Mạ, Ê đê, Thái, Dao

Theo Báo Tin Tức/ TTXVN
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Nhộn nhịp Lễ hội Katê 2022 ở Ninh Thuận

Nhộn nhịp Lễ hội Katê 2022 ở Ninh Thuận

Sáng 24/10, hàng nghìn người Chăm theo đạo Bà-la-môn mang theo lễ vật cùng tựu về tháp Pô Klong Grai ở phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) để dâng cúng tưởng nhớ công ơn tổ tiên, trời đất đã độ trì mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và vui hội Katê truyền thống năm 2022.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 18/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp Đoàn Ủy ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đại Liên (Trung Quốc), do ông Hồ Phàm - Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học, đổi mới sáng tạo...
Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Tính đến cuối tháng 3/2025, tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,412 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 và tăng 19,6% so với quý liền kề trước đó.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND