--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
11:03 | 26/01/2016 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bảo tồn thổ cẩm Gia Rai

Những người già Gia Rai kể rằng, khi xưa tổ tiên của họ tìm đến sinh sống bên những thác nước, họ đã biết lấy cây rừng, sau này là cây bông để làm sợi dệt vải. Việc lựa chọn nguyên liệu và cách nhuộm sợi, ở mỗi nhóm người, mỗi gia đình Gia Rai có thể khác nhau, song cũng có những điểm tương đồng. Màu được ưa thích của họ thường là màu đen, màu xanh thẫm, điểm xuyết thêm màu vàng và màu đỏ.

Cũng như các dân tộc khác ở dọc Trường Sơn - Tây Nguyên, người Gia Rai dệt tay với bộ kéo sợi và khung dệt thủ công khá đơn giản. Cấu tạo khung dệt của người Gia Rai, gồm 2 đoạn nứa hoặc tre lồ ô suôn, thẳng và chắc, có chiều dài độ khoảng 1,2 m (gọi là khoóng trên và khoóng dưới). Một khoóng được áp vào lòng người dệt, một khoóng được treo cố định vào vách nhà. Trước khi dệt, sợi dọc được giăng thật thẳng và tạo thành một vòng khép kín, sắp xếp thành 2 tầng trên và dưới, giữa được ngăn cách bằng 1 thanh gỗ. Ở xã Buôn Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, thanh gỗ này được người ta thay thế bằng một đoạn tre lồ ô như 2 khoóng trên và dưới. Khi luồn sợi ngang sang để liên kết với các sợi dọc, người ta dùng một thanh gỗ để dập sợi.

Bà Y Byưt ở làng Kà Đừ, thị trấn Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đang dệt vải

Công việc dệt vải của người Gia Rai thường do phụ nữ đảm nhiệm. Người Gia Rai không tạo hoa văn bằng kỹ thuật in hay thêu mà dệt trực tiếp trong quá trình dệt vải. Trong kỹ thuật dệt, việc phối màu không theo một khuôn mẫu định sẵn, mà tùy thuộc vào khiếu thẩm mỹ của từng người.

Nghệ nhân Rơ Lan Bel, chủ nhiệm câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai kể rằng: ngày xưa, chị được mẹ truyền nghề dệt lúc mới mười tuổi. Lúc bấy giờ bà và mẹ chị thường lấy hình tượng người múa xoang và hình tượng nhà mồ, để dệt hoa văn trên vải, bởi đó là những hình ảnh rất quen thuộc đối với đời sống văn hóa tâm linh của người Gia Rai.

Cũng như hầu hết các dân tộc Tây Nguyên khác, váy của người Gia Rai chỉ là một tấm vải quấn quanh thân dưới người mặc, không cần phải cắt may, chỗ thừa của vải sẽ được giắt bên sườn. Độ dài của váy thường phủ đến mắt cá chân. Đó là điểm khác biệt so với kiểu váy ống may kín của một số dân tộc miền núi phía bắc, như: Tày, Nùng, Thái... Mặc dù đơn giản chỉ là một tấm thổ cẩm quấn quanh người mặc, nhưng chiếc váy của người phụ nữ Gia Rai vẫn tạo được nét đẹp khỏe khoắn, mềm mại và duyên dáng, hòa quyện với vẻ đẹp của tự nhiên của núi rừng Tây Nguyên. Tùy theo thời tiết, sở thích, hoặc nhu cầu giao tiếp, mà phụ nữ Gia Rai có thể mặc loại áo dài tay hoặc ngắn tay, với đường nét hoa văn chủ đạo, được bố trí hài hòa, hợp lý, tạo thành những đường ngang nổi bật trên thân áo. Và, người phụ nữ Gia Rai sẽ nổi bật hơn trong những bộ váy, phù hợp với không khí của ngày lễ hội .

So với phụ nữ, trang phục đàn ông Gia Rai thường đơn giản hơn. Để tiện cho sản xuất và sinh hoạt, họ thường đóng khố và để mình trần. Tuy vậy, cũng có lúc họ mặc áo không tay hoặc áo có tay. Màu sắc chủ đạo trên trang phục Gia Rai vẫn là màu đen hay xanh thẫm, được điểm xuyết bởi những đường trang trí hoa văn màu đỏ, vàng, và màu trắng tự nhiên. Những sắc màu ấy, tạo ra cho họ một nét đẹp rất riêng của người Gia Rai.

Sản phẩm dệt mang ra bầy bán

Đến nay, vì nhiều lý do khác nhau, nghề dệt thủ công truyền thống của người Gia Rai đang ở trong tình trạng dần bị mai một. Vì vậy, những bộ trang phục truyền chủ yếu chỉ còn xuất hiện trong các dịp lễ hội.

Bà Ng Líu, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Biển Hồ, thành phố Plâycu, tỉnh Gia lai cho biết: Hiện ở xã Biển Hồ còn khoảng 50 gia đình tham gia nghề dệt thổ cẩm, tập trung chủ yếu ở làng Phung 1 và làng Phung 2, và họ cũng chỉ ngồi vào khung dệt khi có người đặt hàng.

Hiện giá thành của một bộ váy áo dài tay khoảng 1,4 đến 1,7 triệu đồng, bộ ngắn tay giá khoảng 800.000 đồng. Số tiền ấy không hề nhỏ đối với các chị em Gia Rai, trong khi đó, giá cả của các loại trang phục hiện đại lại rất rẻ và tiện lợi cho cuộc sống lao động, sinh hoạt của chị em.

Bà Y Byưt ở làng Kà Đừ, thị trấn Sa Thầy, tỉnh Kon Tum cho biết: Năm 2006, bà đã đứng ra thành lập hợp tác xã dệt thổ cẩm Hoa Pơ Lang (tên của con gái bà) với hy vọng nghề dệt thổ cẩm của người Gia Rai sẽ được lưu truyền đến các thế hệ mai sau. Con gái của bà, em Hoa Pơ Lang năm nay đang học lớp 10 tại trường nội trú Sa Thầy, cũng đã được mẹ truyền dạy nghề dệt từ mấy năm trước. Mặc dù bà Y Byưt đã tìm đủ mọi cách để duy trì nghề dệt truyền thống của làng, nhưng do khó khăn về đầu ra sản phẩm nên hợp tác xã dệt thổ cẩm Hoa Pơ Lang từ chỗ 20 thành viên, nay chỉ còn lại dăm ba người dệt và cũng chỉ dệt cầm chừng vào lúc rảnh rỗi như là một sự níu giữ nghề dệt truyền thống vì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.

Trang phục truyền thống của dân tộc Gia Rai, cũng như các dân tộc anh em khác trên vùng đất Tây Nguyên, đang là một phần của di sản văn hóa thế giới cần được bảo lưu, gìn giữ. Nên chăng, cần có các dự án khôi phục làng nghề truyền thống, để nhân loại mãi được chiêm ngưỡng những sắc màu thổ cẩm độc đáo, mà sức thu hút của nó cũng không kém gì so với những âm điệu cồng chiêng nhịp nhàng, sôi động, làm say đắm lòng người.

Theo Tin Tức

Nguồn:

Bình luận

Đọc nhiều

Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Ông Patrick-Édouard Bloch - người con út của vua Bảo Đại - nói: "Việt Nam là một dân tộc rất thân thiện. Tất cả các mối quan hệ mà tôi có với người Việt Nam, thực sự, rất hoàn hảo và chân thành".
Hành trình mới của các phạm nhân được đặc xá

Hành trình mới của các phạm nhân được đặc xá

Hơn 8.000 phạm nhân trên khắp cả nước vừa được đặc xá, mở ra một chương mới trong cuộc đời sau những tháng năm cải tạo. Từ sau song sắt, họ trở về với khát vọng hoàn lương, mang theo bài học đắt giá và niềm tin vào sự bao dung của cộng đồng.
Kiều bào ấn tượng, tự hào về lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Kiều bào ấn tượng, tự hào về lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Được xem Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) qua truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cảm thấy rất tự hào và có ấn tượng mạnh khi được hòa cùng không khí hào hùng của đất nước.
Triển lãm “VIETNAM 75”: Tôn vinh khát vọng độc lập và đoàn kết quốc tế

Triển lãm “VIETNAM 75”: Tôn vinh khát vọng độc lập và đoàn kết quốc tế

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” đã khai mạc tại thủ đô Berlin, CHLB Đức. Sự kiện là lời tri ân cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, đồng thời tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động qua lăng kính nghệ thuật, nhằm giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này.
Sứ mệnh đặc biệt của những "sứ giả bốn chân" đến từ Cuba

Sứ mệnh đặc biệt của những "sứ giả bốn chân" đến từ Cuba

Năm 1978, khi Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với muôn vàn khó khăn, ông Oreste Margarito Carral Delgado - chuyên gia thú y Cuba - cùng 7 đồng nghiệp đã lên đường thực hiện sứ mệnh đặc biệt: đưa 100 con bò giống Holstein Frisian (giống bò sữa cao sản nhất thế giới) từ cảng Mariel (Cuba) vượt đại dương đến Việt Nam.

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024