
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn tại Huế
![]() |
Hội thảo khoa học “Giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn”. |
Hội thảo gồm 20 bài tham luận tập trung vào các vấn đề: Những giá trị tiêu biểu của văn hóa thời Nguyễn; Phát huy giá trị to lớn của văn hóa Huế để phát triển kinh tế - xã hội; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản thời Nguyễn…
![]() |
TS Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội KHLS tỉnh báo cáo tổng thuật và đề dẫn hội thảo. |
Tại báo cáo tổng thuật và đề dẫn Hội thảo, Tiến sĩ Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: Vùng Thuận Hóa (Phú Xuân, Huế) đã có lịch sử lâu đời với hơn 700 năm hình thành và phát triển kể từ năm 1306. Đây là nơi hội tụ, giao lưu, tiếp biến văn hóa lâu đời từ phương Bắc di cư vào, tiếp thu một số yếu tố văn hóa phương Nam bản địa, văn hóa Champa để tạo nên một bản sắc văn hóa riêng - Văn hóa Huế.
“Vùng đất này đã trải qua quá trình lâu dài hình thành và phát triển, đặc biệt là thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn. Các thế hệ đi trước đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, mà ngày nay các giá trị đã được thế giới tôn vinh và công nhận”, Tiến sĩ Phan Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, di sản Hán Nôm tại Thừa Thiên Huế có khối lượng rất lớn có thể sánh ngang với di sản Hán Nôm tại các tỉnh lớn như Thanh Hoá, Nghệ An hoặc những tỉnh có truyền thống bảo tồn di sản văn hoá như Bắc Ninh, Hải Dương. Đó là một tấm gương phản chiếu toàn diện khuôn mặt của xã hội Thừa Thiên Huế thời phong kiến, một kho sử liệu quan trọng để bổ sung cho kho tàng chính sử.
Những thành tựu của triều Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, xác lập chủ quyền quốc gia, thiết lập bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, trị thủy và phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa xứng đáng được ghi nhận và tôn vinh, trở thành di sản quan trọng của đất nước và nhân loại.
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn kiến nghị: Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thời Nguyễn ở Huế, ngoài nỗ lực của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp còn cần lan tỏa hoạt động này ra cộng đồng. Cần thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục về di sản văn hóa thời Nguyễn đến thế hệ trẻ. Đồng thời quảng bá một cách bài bản và sâu rộng đến du khách tham Huế, giúp họ hiểu và trân trọng giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn.
![]() Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với hoạt động sản xuất của bà con người Mông. |
![]() Thành phố Turin mong muốn hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực bảo tồn di sản, văn hóa và du lịch... Bà Michela Favaro, Phó Thị trưởng thành phố Turin cho biết như vậy tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp đoàn có chuyến công tác Italy. |
Tin bài liên quan

Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
![[Infographic] Bảo tồn di sản - Xây dựng tương lai bền vững](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/23/07/croped/infographic-bao-ton-di-san-xay-dung-tuong-lai-ben-vung-20241123075619.png?241123092103)
[Infographic] Bảo tồn di sản - Xây dựng tương lai bền vững

Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
