Bé 23 tháng tuổi bị u nang bạch huyết hiếm gặp
Những thực phẩm để qua đêm tuyệt đối không nên ănBé trai 5 tuổi suy đa tạng vì chữa sốt bằng thuốc láNguy cơ bị liệt 1 bên mặt chỉ vì để tóc ướt đi ngủ |
Bác sĩ Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh (BV Việt Đức) cho biết, ngày 15/5 Bệnh viện vừa phẫu thuật nội soi điều trị thành công cho bệnh nhi Đ.D.M.Đ. (23 tháng tuổi, ở Hà Nội) bị u nang bạch huyết trong ổ bụng.
Được biết, bệnh nhân được phát hiện bệnh u nang từ 7 tháng tuổi. Cháu được theo dõi định kỳ tại Khoa phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gần đây u có biểu hiện tăng kích thước nên các bác sĩ đã quyết định cắt u bằng phẫu thuật nội soi. Sau phẫu thuật 1 ngày cháu ăn uống bình thường và xuất viện sau 5 ngày.
![]() |
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đang tiến hành điều trị cho bệnh nhân |
Theo TS.BS Nguyễn Việt Hoa - Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: U nang bạch huyết trong ổ bụng (Dị dạng bạch huyết trong ổ bụng - Abdominal lymphatic malformation) là trường hợp hiếm xảy ra, chỉ chiếm 5% tổng số về các bất thường bạch mạch, thường phát triển từ mạc treo ruột, mạc nối lớn, ống tiêu hóa, khoang sau phúc mạc.
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường không đặc hiệu: đau bụng, khối u bụng hoặc có thể có các dấu hiệu gián tiếp là tắc ruột, xoắn ruột, nôn, thiếu máu, xuất huyết tiêu hóa nếu khối u chèn ép hoặc chảy máu.
U nang bạch huyết ổ bụng có thể được chẩn đoán dựa vào siêu âm, cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ ổ bụng. Để chẩn đoán cần làm thêm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của bệnh, phẫu thuật được đặt ra trong trường hợp các u nang lớn gây chèn ép, hoặc có dấu hiệu chảy máu trong u. Các biến chứng có thể gặp trong và sau phẫu thuật: Chảy máu, nhiễm trùng, tắc ruột sau mổ, tái phát bệnh, rò bạch huyết sau mổ.
Khám bệnh giúp chẩn đoán và phát hiện sớm u nang bạch huyết trong ổ bụng giúp điều trị kịp thời tránh các biến chứng. Với những trường hợp bệnh nhân có kích thước u nang nhỏ cần được theo dõi và khám định kỳ tại cơ sở ngoại khoa có khả năng điều trị và hồi sức sau mổ, TS Hoa khuyến cáo.
Tin bài liên quan

Nghệ An: Nghị lực phi thường của cô gái có hơn 25 năm chống chọi với bệnh tật

Nghệ An: Nghị lực phi thường của cô gái có hơn 25 năm chống chọi với bệnh tật

Cần Thơ thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Giám đốc lang thang khắp các viện tìm cách "xóa sổ" cảnh xếp hàng, bệnh án giấy

Cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nguy kịch với viện phí 0 đồng

Công bố thêm 2 trường hợp ghép thận thành công tại Đồng bằng sông Cửu Long
Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
