--> -->
Trang chủ Việt Nam hôm nay
18:25 | 16/04/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Đà Nẵng: Tăng trưởng bền vững thông qua đối ngoại nhân dân
Chú trọng vai trò kinh tế tư nhân trong thực hiện "bộ tứ chiến lược"

Theo Kết luận số 123/KL-TW và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua ngày 19/2/2025, Việt Nam đặt mục tiêu đạt quy mô GDP vượt 500 tỷ USD và GDP bình quân đầu người trên 5.000 USD trong năm nay. Khu vực công nghiệp - xây dựng dự kiến tăng 9,5%, dịch vụ tăng 8,1%, nông - lâm - thủy sản tăng 3,9%. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng các địa phương trọng điểm được yêu cầu tăng trưởng GRDP từ 8-10%.

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025
Tổng hợp kế hoạch và dự báo về tăng trưởng và lạm phát Việt Nam năm 2025. Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2025), Ngân hàng Thế giới (2024), Ngân hàng Phát triển Châu Á (2024)
Thể chế - “chìa khóa” để tăng tốc
Tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9, Chính phủ đã thông qua nghị quyết tinh giản bộ máy xuống còn 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. Đây là bước đi mang tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả điều hành và tiết kiệm chi tiêu công. Đồng thời, Nghị quyết 02/NQ-CP tiếp tục nhấn mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và thúc đẩy sáng tạo.
Theo GS.TS. Ngô Thắng Lợi (Đại học Kinh tế Quốc dân), khu vực tư nhân với hơn 900.000 doanh nghiệp và 5,2 triệu hộ kinh doanh, đóng góp tới 43% GDP và giải quyết việc làm cho 85% lực lượng lao động, vẫn chưa thực sự trở thành trụ cột trung tâm trong chiến lược tăng trưởng.
“Doanh nghiệp tư nhân đang bị bó buộc trong một chiếc áo thể chế chật chội. Nếu không tháo gỡ, chúng ta sẽ khó tận dụng được nguồn động lực tăng trưởng này”, ông nói.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với hàng loạt rào cản như thủ tục hành chính phức tạp, chi phí không chính thức và rủi ro pháp lý tiềm ẩn. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước dù chỉ chiếm 11,2% doanh thu vẫn nắm giữ tới 24,2% lợi nhuận và tiếp cận nguồn lực dễ dàng hơn nhiều.
Song hành tài khóa - tiền tệ
Chính phủ năm nay chủ trương thực hiện chính sách tài khóa mở rộng để kích thích tổng cầu. Ngân sách năm 2025 có kế hoạch bội chi 3,8% GDP, cao hơn năm trước. Đầu tư công được đẩy mạnh với tổng vốn 857,5 nghìn tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2024. Đồng thời, chính sách giảm 2% thuế VAT và 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tiếp tục được gia hạn.
"Muốn có tăng trưởng thì phải có đầu tư, mà muốn đầu tư thì phải có vốn để bảo đảm phát triển. Năm 2023, GDP tăng trưởng gần 7% thì tăng trưởng tín dụng ở mức 14,55%. Năm 2024, GDP tăng trưởng 7,09% thì tín dụng tăng trưởng 15,08%. Trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng trưởng 1% GDP", Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú phân tích và cho biết, năm 2025, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% và nếu tăng trưởng kinh tế đến 10% thì tăng trưởng tín dụng phải ở mức 18 - 20%.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng cảnh báo: “Chính sách tiền tệ hiện không còn nhiều dư địa do áp lực tỷ giá, lạm phát và chất lượng tín dụng. Việc phối hợp hài hòa giữa tài khóa và tiền tệ là yêu cầu cấp bách”.
Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích tín dụng xanh và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cũng được đặt lên hàng đầu. Việt Nam đang từng bước phát triển thị trường tài chính bền vững, hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán và mở rộng ứng dụng fintech.
Cơ hội và thách thức đan xen
Về đối ngoại, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 786,29 tỷ USD - tương đương 165% GDP. Tuy nhiên, khu vực FDI vẫn chiếm tới hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, trong khi doanh nghiệp trong nước chưa liên kết sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Trump tại Mỹ dự kiến áp thuế mạnh với hàng Trung Quốc và một số nền kinh tế châu Á, tạo cơ hội cho Việt Nam đón làn sóng chuyển dịch sản xuất. Song điều này cũng đi kèm rủi ro gia tăng điều tra thương mại.
“Chúng ta có thể hưởng lợi nhưng phải cẩn trọng. Nếu không chuẩn bị kỹ về truy xuất nguồn gốc, pháp lý xuất xứ thì rất dễ trở thành nạn nhân trong cuộc chơi bảo hộ thương mại”, TS. Trần Toàn Thắng - chuyên gia CIEM lưu ý.
Ngoài ra, các yếu tố rủi ro khác như thị trường bất động sản và sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn lực vẫn đang tiềm ẩn khả năng gây bất ổn.

Để đạt tăng trưởng 8% và tạo tiền đề cho giai đoạn 2026 - 2030 với mục tiêu hai chữ số, chuyên gia khuyến nghị Chính phủ ưu tiên:

- Tăng hiệu quả chi tiêu công, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

- Hoàn thiện thể chế cho doanh nghiệp tư nhân, giảm phân biệt đối xử với DNNN.

- Phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và khoa học công nghệ.

- Cải thiện chất lượng giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao năng suất lao động.

- Hạn chế sử dụng chính sách tiền tệ một cách quá mức, tránh rủi ro lạm phát và bất ổn tài chính.

Năm 2025 mở ra kỳ vọng lớn, nhưng cũng là thử thách chưa từng có. Cải cách thể chế không chỉ là điều kiện cần, mà còn là “chìa khóa sống còn” để Việt Nam vươn mình trở thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao trong tương lai gần.

Theo Thời báo Ngân hàng
https://thoibaonganhang.vn/be-phong-cho-tang-truong-nam-2025-162698.html

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát: Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát: "Mệnh lệnh của trái tim"
Tại Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về triển khai xóa nhà tạm và nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đây là “mệnh lệnh của trái tim” và “chỉ bàn làm, không bàn lùi”. Đến hết tháng 10/2025, cả nước phải cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Dù khó khăn, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% Dù khó khăn, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8%
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, Chính phủ Việt Nam vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 8% trở lên trong năm 2025.
Theo Thời Báo Ngân hàng
Nguồn: thoibaonganhang.vn

Tin bài liên quan

Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Ngày 18/7 tại Hà Nội, chương trình “Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung 2025” mang đến nhiều tiết mục âm nhạc do nghệ sĩ hai nước cùng thể hiện. Bằng giai điệu và lời ca, chương trình góp phần vun đắp tình hữu nghị và tăng cường gắn kết giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.
Hành trình hợp tác giữa hai ông lớn Việt – Hàn tạo nên chuẩn mực mới trong nhà bếp Việt

Hành trình hợp tác giữa hai ông lớn Việt – Hàn tạo nên chuẩn mực mới trong nhà bếp Việt

Sự hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Tân Á Đại Thành và thương hiệu Wonang đến từ Hàn Quốc đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chuẩn sống hiện đại cho người Việt - bắt đầu từ chính những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé nhất trong gian bếp: chậu rửa.
Thủ tướng: Quyết tâm đạt tăng trưởng 8,3-8,5% năm 2025, tạo đà cho giai đoạn mới

Thủ tướng: Quyết tâm đạt tăng trưởng 8,3-8,5% năm 2025, tạo đà cho giai đoạn mới

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mục tiêu tăng trưởng 8,3-8,5% là "không thể không làm" và cũng không phải là "mục tiêu bất khả thi".

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Sáng ngày 22/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì lễ đón ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore sang thăm Việt Nam.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024