--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
11:40 | 14/11/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bên lề G20: Mỹ - Trung nói với nhau điều gì

Hãng tin AFP dẫn thông báo ngày 10/11/2020, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Indonesia, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Câu hỏi lớn nhất cho dư luận quốc tế: tại cuộc gặp này, Mỹ - Trung sẽ đề cập đến những vấn đề gì?
Indonesia kêu gọi các nước G20 chung tay cắt giảm khí thải Indonesia kêu gọi các nước G20 chung tay cắt giảm khí thải
Hàng loạt thách thức chờ đợi Ấn Độ trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 Hàng loạt thách thức chờ đợi Ấn Độ trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình (Ảnh: CNN).
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình (Ảnh: CNN).

Đây cũng là cuộc đối thoại trực tiếp lần đầu tiên từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1/2021 và là cuộc đối thoại đầu tiên của ông Tập Cận Bình với phái Mỹ sau khi ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3.

Tính toán chiến lược của hai siêu cường

Cả thế giới dõi theo cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo hai nước trong thời điểm mà quan hệ giữa hai siêu cường thế giới đang đi xuống trong những năm gần đây.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nên mọi hoạt động của Trung Quốc đều tác động tới phần còn lại của thế giới. Trung Quốc cho rằng thế giới đang trong xu thế “Đông lên, Tây xuống” (châu Á vươn lên, Mỹ và phương Tây đi xuống), tạo ra cơ hội cho Trung Quốc. Sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20, Trung Quốc tăng cường giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, trong đó Chủ tịch Tập Cận Bình là “hạt nhân lãnh đạo” sẽ dẫn dắt Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển 100 năm lần thứ hai, trong bối cảnh quan hệ giữa các nước lớn đang có nhiều diễn biến phức tạp, có nhiều khả năng tác động thay đổi cục diện thế giới. Chủ trương đối ngoại chung của Trung Quốc xác định lấy quan hệ với nước lớn làm then chốt, với nước láng giềng đặt lên hàng đầu, với các nước phát triển làm nền tảng.

Quan hệ với Mỹ luôn là một nhân tố hàng đầu tác động tới chủ trương đối ngoại Trung Quốc. Từ 10 đến 15 năm tới, kinh tế Trung Quốc có thể thu hẹp đáng kể với kinh tế Mỹ. Hiện nay, với tiềm lực quốc phòng, nhất là bộ ba vũ khí chiến lược là tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom hạt nhân, Trung Quốc sớm có năng lực hạt nhân đủ mạnh có thể cạnh tranh và sẽ tự tin, cứng rắn hơn trong các điểm “nóng” với Mỹ. Điều này, giúp Trung Quốc có thể được nhiều quốc gia tin cậy và đồng thuận. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ gặp không ít thách thức trong quá trình mở rộng ảnh hưởng khi Mỹ và phương Tây không nhìn về Trung Quốc. Tại Đại hội 20, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo phải đối mặt về sự gia tăng các mối đe dọa và thách thức từ Mỹ.

Hiện nay, Mỹ là nền kinh tế số một thế giới, trong đối ngoại với các nước, Nhà Trắng cho rằng sự lãnh đạo của Mỹ là chìa khóa để vượt qua các mối đe dọa toàn cầu như biến đổi khí hậu, sự trỗi dậy của các nước… Trong chủ trương đối ngoại, Mỹ xác định ngay cả sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, Trung Quốc vẫn là “thách thức lớn nhất”; đồng thời Mỹ phải giành chiến thắng trong cuộc “chạy đua kinh tế” với Trung Quốc nếu muốn duy trì ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới. Mỹ phải quản lý quan hệ với Trung Quốc, trong khi đối phó với một loạt thách thức xuyên quốc gia như: biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, dịch bệnh, khủng bố, năng lượng, lạm phát...

Theo các chuyên gia đánh giá, Tổng thống Biden vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề quan trọng về chính sách đối ngoại, trong đó có vấn đề thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc làm các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, còn có những vấn đề mới nảy sinh từ hành động của Nga, mâu thuẫn với đồng minh lâu năm Saudi Arabia, sự phụ thuộc vào năng lượng Nga của Ấn Độ cũng như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) đã tuyên bố cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô, bất chấp sự phản đối của Mỹ.

(Ảnh: g20.org)
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Indonesia (Ảnh: g20.org)

Dự kiến chương trình nghị sự hai bên

Cuộc gặp sắp tới diễn ra có thuận lợi về phía Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình đã tái đắc cử Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Trong khi đó, Tổng thống Biden được dự báo sẽ có trở ngại khó khăn hơn sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, khi khả năng Đảng Cộng hòa đối lập giành quyền kiểm soát Hạ viện hoặc cả Hạ viện và Thượng viện (nơi ảnh hưởng chính sách ngoại giao của Mỹ).

Theo các nguồn tin, hai nhà lãnh đạo mong muốn chia sẻ quan điểm về quan hệ song phương. Hai bên sẽ thảo luận nhằm tìm cách quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm và cùng nhau bàn về những vấn đề có chung lợi ích. Hai bên cũng sẽ thảo luận về nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu. Trung Quốc sẽ nêu vấn đề Mỹ chèn ép sự phát triển kinh tế (hạn chế quyền truy cập của Trung Quốc vào công nghệ chip điện tử, vấn đề thuế hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ…), chính trị hóa làm ăn với Trung Quốc. Tổng thống Biden muốn biết “lằn ranh đỏ của mỗi bên”, muốn hiểu “lợi ích quan trọng” của Trung Quốc là gì; xác định xem liệu họ có xung đột với nhau hay không và nếu có thì giải quyết như thế nào?

Trong thảo luận, việc bảo đảm thống nhất Trung Quốc, trong đó “Vấn đề Đài Loan” sẽ là chương trình nghị sự hàng đầu, là vấn đề cốt lõi. Trung Quốc sẵn sàng có các động thái đáp trả mạnh mẽ với Mỹ hơn giai đoạn trước trong các vấn đề liên quan đến Đài Loan. Trung Quốc sẽ không từ bỏ phương án sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan khi điều kiện chín muồi. Quyết tâm thống nhất Đài Loan đã được đưa vào trong Điều lệ Đảng sửa đổi tại kỳ Đại hội 20 với nội dung: Thực hiện đầy đủ, trung thành và kiên quyết chủ trương “Một quốc gia, hai chế độ”; kiên quyết phản đối và răn đe phe đòi Đài Loan độc lập. Phía Mỹ cho rằng “Học thuyết Đài Loan” là không thay đổi (ám chỉ chính sách “Một Trung Quốc” của Mỹ mà nước này công nhận Trung Quốc là chính phủ hợp pháp duy nhất).

Tuy nhiên, nhiều người không kỳ vọng cuộc gặp Mỹ - Trung bên lề G20 sẽ mang lại kết quả lớn hay giúp giảm căng thẳng, tháo gỡ các vấn đề. Nhưng họ hy vọng hai bên có thể thấu hiểu chung về những ưu tiên và ý định của bên còn lại, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và cùng gửi một thông điệp mạnh đến thế giới.

Nga sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 Nga sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20
Theo hãng tin Sputnik, ngày 18/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Nga sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Traveloka hỗ trợ tăng tốc chuyển đổi số của Indonesia thông qua Nhóm công tác kinh tế số (DEWG) của G20 Traveloka hỗ trợ tăng tốc chuyển đổi số của Indonesia thông qua Nhóm công tác kinh tế số (DEWG) của G20
Số hóa mang lại những lợi ích to lớn bằng cách cung cấp các cơ hội tăng trưởng kinh tế mới trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả ngành du lịch. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, đại dịch COVID-19 đã tạo ra tới 21 triệu khách hàng kỹ thuật số mới từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2021.
Nhật Hà
Nguồn:

Tin bài liên quan

Khám phá Trung Quốc qua Ngày tiếng Trung và Liên hoan phim CMG

Khám phá Trung Quốc qua Ngày tiếng Trung và Liên hoan phim CMG

Ngày 15/4, tại Geneva (Thụy Sĩ) đã diễn ra sự kiện Ngày tiếng Trung Quốc quốc tế năm 2025 và Liên hoan phim Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) tại nước ngoài lần thứ 5.
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 năm 2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Bốn lần gặp gỡ - một mối thân tình

Bốn lần gặp gỡ - một mối thân tình

Trong dòng chảy không ngừng của ngoại giao khu vực và thế giới, một sự kiện vừa diễn ra đã để lại ấn tượng sâu sắc: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã lần thứ tư thăm Việt Nam trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Trong quan hệ quốc tế, hiếm có mối bang giao nào lại được đánh dấu bằng nhiều cuộc gặp cấp cao như vậy trong cùng một giai đoạn lãnh đạo.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Áo dài Việt Nam rực rỡ tại Bắc Kinh

Từ ngày 18-20/4 tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND