--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
18:48 | 25/07/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bị cho là không nết na, sự thật đằng sau văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc khiến nhiều người bất ngờ

Mặc dù là một nước văn minh tiên tiến, xã hội hiện đại được xếp ngang hàng với phương Tây nhưng trong văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc lại khiến mọi người hết sức tò mò vì cách ăn hơi sỗ sàng, thậm chí có chút không nết na.

Nếu bạn là một tín đồ của phim truyền hình hoặc các chương trình thực tế của Hàn Quốc, bạn sẽ bắt gặp cảnh các nghệ sĩ không màng đến hình tượng mà ăn uống xì xụp, phồng miệng trợn mắt để thưởng thức các món ăn. Không những thế, khi ăn họ còn phát ra những âm thanh kỳ lạ và biểu hiện hơi thái quá. Nếu như ở nước khác nhìn thấy hình ảnh này sẽ cho rằng, người Hàn Quốc mỗi khi ăn giống như bị “bỏ đói”. Rốt cuộc tại sao người Hàn Quốc lại có thói quen ăn như thế? Sự thật đằng sau văn hóa này khiến nhiều người bất ngờ…

bi cho la khong net na su that dang sau van hoa an uong cua nguoi han quoc khien nhieu nguoi bat ngo

Nguyên tắc ăn uống của người Hàn gây ra nhiều phản cảm với nhiều quốc gia khác. (Ảnh: Internet)

Hàn Quốc là một quốc gia vô cùng giàu có và văn minh, tuy nhiên cho đến ngày nay đất nước này vẫn còn duy trì nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là nguyên tắc trong ăn uống. Dù có bị nói như thế nào nhưng người Hàn vẫn rất tự hào và duy trì nguyên tắc đó cho đến ngày nay. Đối với người Hàn Quốc, họ cho rằng một trong những nguyên tắc cơ bản khi ăn chính là không được bưng bát cơm lên miệng, văn hóa này trái ngược với văn hóa được lưu truyền từ xưa đến nay của các nước Châu Á khác bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam...Bởi vì người Hàn cho rằng, ăn như thế rất thô tục, có vẻ phàm ăn tục uống. Người Nhật có câu: “Chỉ có chó mới gục mặt xuống bát khi ăn”, còn người Hàn lại có câu: “Chỉ kẻ ăn mày mới bưng bát cơm lên ăn”.

Chính vì thế, thay vì bưng bát cơm người Hàn phải ăn bằng thìa, một thìa cơm, lại một thìa thức ăn thì phải xúc nhiều lần, nên họ hay xúc thức ăn với cơm cùng lúc, mà quy tắc là không được để sót thức ăn trên thìa hoặc canh thì không được húp trên thìa nên phải cố cho hết vào miệng. Cũng vì không được bưng bát lên khỏi mặt bàn mà thức ăn người ta phải chia ra thành nhiều bát và mỗi người có một bát canh riêng để trên một mâm không phải với tay.

bi cho la khong net na su that dang sau van hoa an uong cua nguoi han quoc khien nhieu nguoi bat ngo

Thay vì bưng bát, người Hàn dùng đũa và thìa cho hết thức ăn vào, bỏ hết vào miệng. (Ảnh: Internet)

bi cho la khong net na su that dang sau van hoa an uong cua nguoi han quoc khien nhieu nguoi bat ngo

Trên bàn ăn của người Hàn Quốc thường bày rất nhiều bát nhỏ. (Ảnh: Internet)

Người Hàn Quốc có rất nhiều quy tắc ăn uống nghiêm ngặt, nhưng ai ngờ lại có một thói quen mà nhiều nên văn hóa khác cho rằng rất bất lịch sự dù theo tiêu chuẩn Đông hay Tây. Đó là những lúc ăn đều phát ra âm thanh kỳ lạ. Không khó khi bắt gặp những cảnh ăn mì trong các bộ phim, người Hàn cứ dùng mỗi đũa gắp lên cho vào mồm rồi hút một phát và nhai thì nhóp nhép rất to.

bi cho la khong net na su that dang sau van hoa an uong cua nguoi han quoc khien nhieu nguoi bat ngo

Cách ăn mì của người Hàn. (Ảnh: Internet)

Được biết, nền văn hóa này được xuất phát từ lịch sử xa xưa khi bán đảo Triều Tiên nói chung và Hàn Quốc sau này nói riêng là một nơi chịu đói kém suốt nhiều thập kỷ. Bên cạnh đó, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt và đất đai cằn cỗi nên thịt và lương thực đều rất khan hiếm. Sau này, còn có chiến tranh Hàn Quốc và Nhật Bản khiến việc ăn uống càng trở nên khó khăn hơn. Cơm gạo là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống của họ. Vì vậy, người Hàn rất coi trọng đồ ăn, trước khi ăn và sau khi ăn họ đều có thói quen cảm ơn người đã nấu cho mình. Những âm thanh kỳ lạ mà họ phát ra khi ăn cũng là bày tỏ tấm lòng trân trọng, thái độ biết ơn vì món ăn rất ngon, họ đang hạnh phúc khi tận hưởng những món ăn tuyệt vời như thế.

Ngoài ra, thái độ trân trọng này còn được bắt nguồn từ thời xa xưa, khi Phật giáo du nhập vào đất nước này và tác động lên mọi khía cạnh trong cuộc sống tâm linh của người dân. Người Hàn cho rằng, thức ăn là món quà quý giá mà thần linh ban cho họ để duy trì sự sống, vì vậy không được phép để thừa hay đổ đi, ngay cả trẻ em Hàn Quốc cũng được giáo dục về việc phải ăn uống tiết kiệm và không được bỏ thừa thức ăn.

(Nguồn: Tổng hợp)

Jia You

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Senegal El Malick Ndiaye, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Morocco Rachid Talbi Alami, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Senegal và Morocco, tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6, tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22-30/7/2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới