--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
12:09 | 23/06/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

“Biển đói” do ai?

“Biển đói” là một cụm từ cửa miệng của ngư dân. Nguồn lợi thủy sản không phải vô tận, mấy chục năm qua, tình trạng khai thác theo kiểu “tận thu - tận diệt” không có kiểm soát hữu hiệu, là một trong những nguyên nhân làm cho “biển đói”. Đã đến lúc phải “quy” trách nhiệm người đứng đầu hành chính địa phương.
Đáng ngại: Săn bắt vô tội vạ, "sâm đại dương" ngày càng khan hiếm Nỗi nhọc nhằn, gian truân của những con người “bám biển” “Hãy cứu biển”: Những bức ảnh toàn rác ở biển Việt Nam khiến người xem sững sờ

Bài 1: Tàu cá thua lỗ toàn tập

Gặp lại ông chủ, thuyền trưởng L.V.Q, ở phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tôi hỏi tình hình khai thác đầu vụ đã lãi được mấy trăm triệu rồi. Ông Q nói trong sự buồn bã: Có đâu mà triệu, mà trăm. Hiện giờ, tàu mành chụp đi ra khơi chụp “toàn nước không” à. Từ Tết Nguyên đán đến giờ, đi mấy chuyến toàn lỗ nặng. Tôi đã ôm nợ hơn 1,5 tỉ đồng rồi, bây giờ “bấm lỗ” thêm một phát lỗ nữa, coi như bán nhà trả nợ cũng không đủ.

bien doi do ai
Ông Mai Thành Phúc - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Phước Đồng (Ảnh: Hải Luận).

Những “con tàu nợ”

Ông Q, từ một người đi làm thuê cho người ta trên biển, tích góp tiền, ra cả nước ngoài học cách làm tàu mành chụp, về đóng cho mình chiếc tàu dạng lớn đầu tiên ở vùng biển Nam Trung Bộ. Chịu khó “cày” ở biển khơi, ông đã sắm 4 chiếc tàu mành chụp dạng “thiện chiến”. Vậy mà hôm nay, ông có ý định “gác kiếm” để chuyển sang nghề khác trên bờ.

“Thời điểm sung sức nhất là tung hoành biển cả. Bây giờ tuổi xế chiều, lại gặp bài ca thua lỗ triền miên. Nói thiệt lòng, tôi đã đi đầu tư làm chuyện khác rồi, phòng thủ kiếm chút “lương hưu” khi về già có cái ăn. Bám sóng gió hoài, có ngày biển cũng “bạc” với mình. Đứa con trai tôi năm nay 21 tuổi, tôi cho nó đi làm chuyện khác trên bờ, không theo nghề biển nữa. Mấy chiếc tàu đó, nếu có ai mua rẻ chút đỉnh, tôi cũng bán hết luôn” – Ông Q buộc phải nói những lời xót xa.

Người anh của ông Q có 8 chiếc tàu mành chụp, vì khó khăn trong khai thác, ông đã bán đi 2 miếng đất để “đập” vô tiền lỗ của tàu. Ông Q đắn đo: “Ông anh hai tôi đã mua đám đất ngoài Ninh Hòa để tính làm nông nghiệp. Dân biển mà đi làm nông, không biết có nuôi ra được con gì hay có trồng được cây trái nào không biết. Bí quá rồi mới tính đường lui”.

Ông Cao Văn Thơ, TP Nha Trang, từ một chủ tàu, thuyền trưởng tàu câu cá ngừ đại dương, chuyển nghề sang đóng tàu mành chụp, dài 33m, được xếp vào hạng tàu lớn và hiện đại của Việt Nam, tổng giá trị đầu tư 23 tỉ đồng. Xong tàu rồi, ông Thơ phải neo tàu tại bờ mấy tháng, đi làm công cho tàu người khác mấy chuyến để lấy kinh nghiệm nghề mới. Ra khơi chuyến biển đầu tiên trên con tàu 23 tỉ đầy hứng khởi, sản lượng khai thác đạt 30 tấn, về bờ bán lỗ 140 triệu đồng.

“Giá thủy sản của tàu mành chụp giảm xuống cay nghiệt quá, mực xà loại nhỏ từ 25.000 đồng/kg, xuống còn 10.000 đồng/kg. Tháng này, tất cả các tàu mành chụp khu vực Nha Trang đều nằm bờ hết, chỉ có tàu tôi và tàu anh Lê Tuấn Hiệp bạo gan lấy tổn (dầu, nước đá...) xuất bến vào ngày mai. Hy vọng trời thương người cần cù. Nếu mà bị âm nợ như chuyến trước, sẽ thành “con tàu nợ” - Thuyền trưởng Thơ đầy mạnh mẽ, nhưng khi nhắc đến nợ đều phải chùng xuống. Riêng nghề mành chụp, chủ tàu trả lương tháng cho lao động trên tàu, mỗi chuyến biển trên dưới 20 ngày, tiền công từ 7-10 triệu đồng/người. Tổng số lao động trên mỗi tàu từ 14-17 người.

Loại tàu mành chụp được kết cấu vỏ to, máy lớn, điện sáng, tầm hoạt động biển khơi xa, có mức nước trên 1.000m, đang lao đao khủng khiếp. Tôi quay sang tìm hiểu nghề giã cào đôi, cũng chẳng mấy sáng sủa gì. Loại nghề này mỗi lần hoạt động, cần có 2 chiếc tàu lớn chạy song song, kéo giàn lưới giã cào to và dài suốt cả đêm, nên tiêu tốn rất nhiều dầu.

Ông Nguyễn Văn Hùng, ở phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, bấm bụng nói: “Giá dầu cứ tăng vun vút, biển thì đói, có chuyến đi ngang vốn, có chuyến lời chút xíu, nhiều chuyến lỗ nặng. Cộng gộp lại vẫn bị âm nợ, chủ tàu vẫn phải cố chạy biển “nhắp nhắp” để giữ chân lao động. Đi cả chuyến biển dài ngày, âm nợ, chủ tàu cũng ráng xoay xở đưa anh em lao động 1-2 triệu đồng mang về cho vợ con chạy gạo. Có khi bi đát quá, chỉ đưa anh em 500.000 đồng “cầm hơi” thôi. Cố chịu đựng tới mùa Đông xem có gì khá hơn không”.

Đường cùng, dân anh chị cũng thuê

Nghề câu cá ngừ đại dương được mệnh danh “anh hai” biển khơi, cũng chẳng có mấy lạc quan. Từ khi hình thành nghề này ở các tỉnh Nam Trung Bộ, đã có mấy lần thay đổi về chiến thuật khai thác. Mới ra đời, bà con sử dụng giàn câu dài 10-20km, làm được vài năm, cái thua lỗ vẫn hiện hữu trên từng chủ tàu đánh cá. Trong quá trình hoạt động thực tiễn trên biển, ngư dân đã “cải tiến”, dùng ánh sáng điện dẫn dụ cá về và chỉ ngồi trên tàu câu cần. Kiểu này mới lúc đầu, chủ tàu cũng kiếm kha khá, sau đó lại gặp khó khăn.

“Bây giờ 100 tàu đi câu bò gù (cá ngừ) chỉ có vài tàu thật may mắn mới đủ tổn và có lãi tí xíu. Còn phần đa bị lỗ toàn tập, nếu câu được 1 tấn cá với số lượng khoảng 22 con, trị giá 115 triệu đồng, trong khi chi phí chuyến biển cỡ chừng 150 triệu rồi” - Ông Mai Thành Phúc, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Phước Đồng, TP Nha Trang, chủ chiếc tàu câu cá ngừ đại dương, tính toán chi li.

bien doi do ai
Từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch là mùa vụ khai thác hải sản, nhưng tàu đánh cá TP Nha Trang phải nằm bờ kín cả cửa sông do bị thua lỗ quá nhiều (Ảnh: Hải Luận).

- Tại sao ngư dân kêu tàu cá đi biển bị thua lỗ thường xuyên, mà vẫn cứ ra khơi?-Tôi hỏi thẳng thắn.

- Vì được Nhà nước hỗ cho ngư dân tiền dầu, một năm được mấy chuyến biển. Nhờ có “cửa” này, bà con mới cố bám biển, nếu không có tiền hỗ trợ dầu, họ cũng bỏ biển hết.

- Điều ngư dân lo lắng nhất là gì?

- Lao động phục vụ nghề cá, đây là điều chủ tàu đau đầu nhất. Đứa nào kha khá nó nhảy lên bờ tìm kiếm việc khác làm, mỗi tháng kiếm 5 – 10 triệu đồng. Số người chẳng biết làm gì mới bước xuống tàu đi biển, số lượng tàu cá thì nhiều, làm thua lỗ triền miên, lao động cũng “nhảy” đi như cóc. Chủ tàu bị mất nhiều tiền cho lao động ứng trước, rồi họ bỏ đi chỗ khác. Tuần vừa rồi, tôi gửi ra ngoài Phú Yên 20 triệu đồng cho mấy người ứng trước, họ hẹn qua rằm sẽ vô đi biển, không biết kết quả như thế nào. Nhiều lần tàu đã bơm xong dầu, đá lạnh đưa hết xuống tàu, đến ngày tàu ra khơi không đủ lao động sản xuất. “Đường cùng” rồi, mấy ông dân anh chị cũng nhét xuống đi cho đủ tay, đủ chân. Nếu không đủ người, tàu phải neo bờ, cũng chết.

Chủ tàu đánh cá vớ phải mấy ông ngang tàng là cơn ác mộng, ra biển vui thì vẫn làm được việc. Hết hứng thú, họ yêu cầu thuyền trưởng phải quay tàu về bờ, không đáp ứng yêu cầu, họ tìm mọi cách phá máy móc.

Xem thêm

bien doi do ai Sự đớn đau của rùa biển và lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng đề nghị từng cơ quan, đơn vị có chương trình, kế hoạch thực hiện ngay các hoạt động cụ thể chống rác thải ...

bien doi do ai Đón bình minh cùng ngư dân trên Đầm Chuồn ở Huế

Khi mặt trời ửng hồng cũng là lúc nhịp sống Đầm Chuồn trở nên sinh động với tiếng khua mái chèo đập nước chở cá ...

bien doi do ai Lợi nhuận nhiều từ nghề nuôi yến kèm theo những phiền toái

Nghề nuôi yến mang đến nhiều lợi nhuận cho những người dân của các vùng biển Việt Nam nhưng cũng đem lại không ít phiền ...

Báo Biên Phòng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bệnh xá Đảo Sinh Tồn Đông kịp thời cấp cứu ngư dân bị tai nạn

Bệnh xá Đảo Sinh Tồn Đông kịp thời cấp cứu ngư dân bị tai nạn

Ngày 24/6/2025, Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông đã tiếp nhận và cấp cứu thành công ngư dân Bình Thuận bị cá kìm đâm vào cổ.
Bệnh xá đảo Sinh Tồn cấp cứu ngư dân bị vỡ xương

Bệnh xá đảo Sinh Tồn cấp cứu ngư dân bị vỡ xương

Chiều 14/6, Bệnh xá đảo Sinh Tồn (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã tiếp nhận cấp cứu ngư dân Quảng Nam bị vỡ xương bánh chè.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.