--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
18:33 | 23/01/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Biểu tượng nước trong đời sống của người Xơ Đăng

Đối với đồng bào dân tộc Xơ Đăng, nước có vai trò quan trọng, gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của bà con trong buôn, làng. Do vậy, lễ cúng bến nước là nét văn hóa truyền thống, phản ánh đậm nét phong tục, tập quán truyền thống và bản sắc văn hóa của người Xơ Đăng.
Jose Marti: Người gieo hạt giống cho nghĩa tình hai dân tộc Jose Marti: Người gieo hạt giống cho nghĩa tình hai dân tộc
Đặc sắc lễ cưới người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì Đặc sắc lễ cưới người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì
Phụ nữ dân tộc thiểu số Đắk Nông thoát nghèo nhờ kinh doanh trên mạng Phụ nữ dân tộc thiểu số Đắk Nông thoát nghèo nhờ kinh doanh trên mạng

Già làng thực hiện nghi lễ cúng máng nước. Ảnh: Thanh Thuận

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng cư trú lâu đời ở Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, hiện còn lưu giữ một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú. Tại tỉnh Kon Tum, Xơ Đăng là dân tộc có dân số đông nhất trong số các tộc người bản địa nơi đây. Đời sống của người Xơ Đăng chủ yếu dựa vào việc trồng trọt. Do đó, đồng bào có nhiều phong tục, nghi lễ, tín ngưỡng để cầu mong các thần linh phù hộ, che chở cho cuộc sống được yên lành, mùa màng được tươi tốt. Trong những lễ thức trồng trọt, nhất định phải có Lễ cúng bến nước.

Trong quan niệm của người Xơ Đăng, bến nước vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Đồng bào cho rằng, con suối chảy qua làng là tặng phẩm của rừng già cho con người, nó được chắt ra từ sự tinh túy của rừng để đem đến sự sống tốt đẹp cho con người. Hằng ngày, bà con mang quả bầu lấy nước về nấu ăn, uống. Trẻ con đến đây vui chơi, đùa nghịch và cùng nhau tắm táp thỏa thích dưới máng nước...

Bên cạnh đó, bến nước còn là nơi để bà con gặp gỡ, chuyện trò, tạo nên sự gắn kết trong cộng đồng. Mỗi khi đi đâu xa, hình ảnh gợi nhớ đầu tiên của họ là bến nước. Giữ gìn giọt nước cũng như giữ gìn hồn mình, buôn, làng mình. Bến nước vì thế trở thành biểu tượng văn hóa vừa gần gũi, vừa thiêng liêng trong đời sống của đồng bào Xơ Đăng.

Bà con đã đặt ra những quy tắc, luật lệ riêng để bảo vệ bến nước, như: Không được buộc trâu bò gần bến nước, không được xâm hại rừng đầu nguồn, không được xúc phạm đến thần sông thần suối, giữ gìn nước sạch để sinh hoạt... Nếu ai vi phạm sẽ bị nhắc nhở, nặng thì sẽ bị làng phạt rượu, gà, heo...

Do đó, người dân luôn có ý thức bảo vệ, gìn giữ nguồn nước, không gian sinh hoạt chung của cộng đồng. Bến nước cũng vì thế mà được gìn giữ mang lại cho con người dòng nước mát lành. Sự trân quý nước đã thấm sâu vào trong tâm hồn mỗi người Xơ Đăng.

Tôi có may mắn được chứng kiến Lễ cúng bến nước - một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Xơ Đăng sau mỗi vụ mùa thu hoạch, trong dịp đồng bào về tham gia các hoạt động thường xuyên tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Nguyên do khởi phát của lễ cúng này xuất phát từ cuộc sống gắn với nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy, nên sự ràng buộc của người Xơ Đăng với hai yếu tố núi và nước là sự ràng buộc bền chặt và sâu sắc nhất. Người Xơ Đăng cho rằng hạn hán là mối lo ngại nhất của những cư dân trồng trọt.

Lễ cúng bến nước là lễ hội cúng Yàng Đak, vị thần cai quản nguồn nước của dân làng. Theo quan niệm của người Xơ Đăng, nếu một làng mới được lập ra, việc đầu tiên của người Xơ Đăng là phải tìm được nguồn nước (hoặc mạch nước), sau đó tiến hành cúng Yàng Đak, hay đồng bào cúng Yàng Đak hằng năm sau mỗi lần sửa sang máng nước. Hoặc nếu trời không mưa là do là thần sấm, thần sét đã lãng quên. Do đó, họ cần làm lễ để cầu xin, nhắc nhở để ông trời trút mưa xuống.

Già làng A Plung (buôn Kon Kơla, Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) cho biết: “ Người Xơ Đăng thường chọn lập buôn ở những nơi gần khe suối để dễ dàng dẫn nước tưới về ruộng trồng lúa, phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Vào tháng 3 dương lịch hằng năm, trước khi bước vào vụ sản xuất mới, cả buôn sẽ cùng tổ chức Lễ cúng bến nước, cảm tạ thần nước đã cho buôn làng có được nguồn nước trong lành để sử dụng, ban cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, người dân được no ấm”.

Trước ngày tổ chức Lễ cúng bến nước, già làng (chủ bến nước) sẽ họp bàn với dân làng để phân công người làm vệ sinh khu vực bến nước, nguồn nước và sửa đường vào bến. Tất cả người dân trong buôn đều tham gia đóng góp công sức, vật chất chuẩn bị cho lễ cúng. Ngày diễn ra lễ cúng, tất cả người dân trong buôn tập trung tại nhà Rông dự lễ.

Lễ vật gồm những chum rượu cần, một con gà hoặc một con lợn. Đầu tiên, thầy cúng sẽ làm lễ khấn, mời tổ tiên, ông bà và các thần linh cùng về dự lễ. Tiếp đó, mọi người di chuyển ra dòng suối đầu buôn. Tại đây, thầy cúng sẽ làm lễ cảm tạ thần nước, cầu an cho buôn làng và cúng sức khỏe chủ bến nước.

Các cô gái Xơ Đăng mang quả bầu lấy nước từ máng nước về làng. Ảnh: Thanh Thuận

Sau đó, những chàng trai sẽ bắc những ống tre, lồ ô dẫn nước từ suối để đưa nước về làng. Khi nguồn nước về tới máng của làng, già làng tiếp tục cắt tiết một con gà nữa để tạ ơn các vị thần. Nghi lễ cúng kết thúc, những người phụ nữ sẽ dùng những ống lồ ô, hoặc quả bầu khô múc nước đổ đầy các ché rượu cần, dùng nước đó nấu cơm lam để cho mọi người cùng thưởng thức mừng nguồn nước mới.

Sau khi thực hiện xong các nghi lễ sẽ là phần hội tưng bừng ngay bên bến nước. Trong âm vang tiếng cồng, chiêng rộn rã, người người ai nấy đều phấn khởi trong vòng xoang với những đôi tay mềm mại, những bước chân nhịp nhàng, uyển chuyển. Sau đó, bà con thực hiện nghi thức té nước vào nhau mừng cho một vụ mùa mới.

Hiện nay, Lễ cúng bến nước vẫn được người Xơ Đăng gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn. Lễ cúng phản ánh nhân sinh quan của một cộng đồng cư dân lấy kinh tế nương rẫy làm phương thức sản xuất chính.

Bên cạnh đó, lễ cúng cũng là dịp để tạo ra sự gắn kết cộng đồng bền chặt giữa những người dân tộc Xơ Đăng, giáo dục đạo đức, lối sống cho con người, giáo dục cách ứng xử văn hóa với thiên nhiên, với môi trường sống... Đó là ý nghĩa tốt đẹp mà Lễ cúng bến nước mang lại trong đời sống của người dân tộc Xơ Đăng nơi đại ngàn Tây Nguyên.

Đặc sắc lễ cưới người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì Đặc sắc lễ cưới người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì
Trong xu thế hội nhập ngày một sâu rộng như hiện nay, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh có sự giao thoa, mai một. Nhưng đối với đồng bào Dao đỏ ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì vẫn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, lễ cưới truyền thống được duy trì theo đúng bản sắc từ xưa để lại.
Đậm đà hương vị bánh rợm của đồng bào Giáy, Lào Cai Đậm đà hương vị bánh rợm của đồng bào Giáy, Lào Cai
Từ nguyên liệu sẵn có như lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc… từ xa xưa, đồng bào Giáy ở Lào Cai đã chế biến ra rất nhiều loại bánh ngon, bổ dưỡng, làm phong phú cho ẩm thực dân tộc mình.
Về biên giới Lả Chà vui Tết Hoa cùng đồng bào dân tộc Cống Về biên giới Lả Chà vui Tết Hoa cùng đồng bào dân tộc Cống
Tết hoa mào gà là dịp để bà con dân bản hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên và các đấng thần linh trong năm cũ đã phù hộ cho sức khỏe dồi dào, không bệnh tật và mùa màng bội thu.
Thanh Thuận
Nguồn: www.bienphong.com.vn

Tin bài liên quan

Không gian văn hóa Tết các dân tộc

Không gian văn hóa Tết các dân tộc

Trong không khí đón Xuân Ất Tỵ, ngày 27/1, tại khu vực Cung Quy hoạch Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long diễn ra sự kiện “Không gian Văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh”. Đây là chương trình ý nghĩa, đặc sắc thu hút đông đảo người dân, du khách, diễn ra đến hết ngày 3/2.
Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã với trên 107.847 người, chiếm 1,3% dân số thành phố. Nhờ sự quan tâm của chính quyền Thành phố, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, từ ngày 31/8 - 3/9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hồ An Phong đã trao Bằng khen cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc.
Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Trung trên nền tảng hữu nghị truyền thống

Đây là nội dung mà Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã phát biểu tại tiệc chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc diễn ra vào tối 25/7, tại Hà Nội.
Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Bạn đã từng thấy bảo tàng nào mở cửa suốt 24 giờ chưa? Tại Thượng Hải, triển lãm “Đỉnh cao của Kim tự tháp: Nền văn minh Ai Cập cổ đại” của Bảo tàng Thượng Hải đã thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trong cả nước.
Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc.

Multimedia

Xem trên
infographic 7 thang nam 2025 ha noi don 1836 trieu luot khach du lich
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/7, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, có nơi trên 34 độ. Khả năng về chiều tối và đêm có lúc có mưa rào.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.