Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển phía Bắc đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hơn 80 tổ chức, hội đoàn tại châu Âu, Canada, Australia, Mỹ và Nhật Bản đã gửi thư đến 3 ngoại trưởng của Anh, Nhật Bản và Ấn Độ, kêu gọi họ lên tiếng bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.
Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cho biết, Cục điện ảnh cũng như người dân Việt Nam phản đối bộ phim có hình ảnh đường lưỡi bò đang chiếu trên Netflix.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định yêu sách chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần hết Biển Đông là “bịa đặt” và là sản phẩm “trong trí tưởng tượng”.
Để xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị với Lào đồng thời giữ gìn an ninh trật tự phòng chống tội phạm, buôn lậu, di cư tự do qua biên giới, các Cơ quan quản lý nhà nước và Địa phương liên quan cần phổ biến và quán triệt quy định pháp luật liên quan đến một số nội dung.
Cục Hải sự tỉnh Hải Nam thông báo về cuộc diễn tập ngày 24-29/8 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đông nam đảo Hải Nam.
Trung Quốc đang tăng tốc thực hiện tham vọng có ít nhất 4 nhóm tác chiến tàu sân trong thập niên tới, nhưng giới quan sát cho rằng Trung Quốc còn mất nhiều thời gian huấn luyện nhân sự cần có để hiện thực hóa tham vọng.
Philippines lên án lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tịch thu phi pháp thiết bị đánh cá của ngư dân gần bãi cạn tranh chấp Scarborough ở Biển Đông.
Việt Nam – Trung Quốc sẽ kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai các văn kiện pháp lý về biên giới đất liền.
Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để làm rõ, xác minh thông tin, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ công dân.
Thực hiện Hiệp ước hoạch định, từ năm 1978, hai bên đã tiến hành phân giới, cắm mốc và cơ bản hoàn thành công tác này vào năm 1987. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, biên giới giữa Việt Nam và Lào vẫn còn tồn tại ba vấn đề và được giải quyết trong giai đoạn sau này.
Chiều ngày 18/8/2020, Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Quá trình xác lập chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” với sự tham gia nhiều chuyên gia về Sử học và Pháp lý qua hình thức online (trực tuyến).
Các cuộc diễn tập có sự tham gia của 4 oanh tạc cơ B-1, hai oanh tạc cơ B-2 Spirit cùng các tiêm kích F-35 Lightning II của Mỹ và F-15J của Nhật.
Tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở cụm đảo Sinh Tồn (Trường Sa của Việt Nam), đảo Cây, đảo san hô Quang Hòa, đảo Hữu Nhật, và đảo Phú Lâm (Hoàng Sa của Việt Nam) sau khi Bắc Kinh kết thúc lệnh cấm đánh bắt cá.
Tướng James C.McConville, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, tiết lộ Washington đang phát triển các hệ thống tên lửa tấn công tàu chiến để ứng phó Trung Quốc ở khu vực Indo-Pacific, trong đó có Biển Đông.
Thực tiễn lịch sử thế giới cho thấy các hành động đơn phương sử dụng sức mạnh để hiện thực hoá tham vọng chủ quyền lãnh thổ bất chấp luật pháp quốc tế là nguy cơ to lớn đối với hoà bình và chỉ có việc tuân thủ các chuẩn mực ứng xử dưới sự giám sát hữu hiệu của các cơ chế an ninh tập thể mới có thể ngăn ngừa xung đột, chiến tranh.
Bất kỳ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương nào hay các biện pháp trừng phạt theo Bộ Luật Biển xanh của Trung Quốc ở vùng Biển Đông đều không thể chấp nhận.
Thực hiện điều IV Hiệp ước hoạch định, hai bên đã thành lập Ủy ban liên hợp phân giới trên thực địa để tiến hành phân giới cắm mốc toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.
Nhiều làng chài phía nam Trung Quốc đã làm lễ trước khi ra biển ngày 16-8 ngay sau khi lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông và biển Hoa Đông đã hết hiệu lực hôm qua 16-8.
Ngoài tranh chấp chủ quyền nổi lên ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và các nước ven biển, Biển Đông cũng đang trở thành tâm điểm cạnh tranh chiến lược diễn ra ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc.