Bộ TN&MT muốn Quốc hội ban hành một Nghị quyết về an ninh nguồn nước
![]() |
![]() |
![]() |
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà báo cáo tại Hội nghị |
Theo Bộ trưởng Hà, an ninh nguồn nước là loại an ninh đặc biệt, tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước. Bộ kiến nghị đưa việc đảm bảo an ninh nguồn nước là một lĩnh vực an ninh phi truyền thống vào trong Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch toàn khóa XIII cũng như trong các văn kiện Đại hội của các địa phương.
Đồng thời, kiến nghị Quốc hội ban hành một Nghị quyết riêng về đảm bảo an ninh nguồn nước, đặc biệt là đối với nguồn nước có vai trò quan trọng trong việc cấp nước sinh hoạt, sản xuất.
Trong thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương rà soát, đánh giá lại các quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa để rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế nguồn nước, khai thác, sử dụng cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt lên tài nguyên nước.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng kiến nghị: "Cần rà soát, tổng thể công tác xây dựng, ban hành các quy trình vận hành đơn hồ của các chứa thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là đối với các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao trong điều kiện biến đổi khí hậu, suy giảm rừng đầu nguồn,... bảo đảm an toàn trong vận hành, phù hợp với hiện trạng nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước trên lưu vực, yêu cầu cắt, giảm lũ, cấp nước cho hạ du và bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông".
Hiện các đơn vị quản lý vận hành hồ chứa còn thực hiện chưa nghiêm túc các yêu cầu theo quy định của Luật Tài nguyên nước. Vì vậy các đơn vị này tổ chức tốt công tác tính toán và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa cũng như việc quan trắc, giám sát lưu lượng khai thác, sử dụng của các công trình.
Ngoài ra cần có phương án bố trí thiết bị để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; lắp đặt hệ thống quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước tự động theo quy định.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong vòng 25 năm tới, trong bối cảnh dân số ngày càng gia tăng. Dự kiến nhu cầu khai thác sử dụng nước của người dân ở các khu đô thị sẽ tăng gấp đôi, tổng nhu cầu về nước vào mùa khô của Việt Nam sẽ gia tăng 32% vào năm 2030. Căng thẳng về nước sẽ xảy ra nghiêm trọng tại các lưu vực kinh tế trọng điểm như Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Đồng Nai. |
![]() Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, nhấn mạnh tình trạng mất cân đối nước ... |
![]() Ngày 22/6/2020, sau gần 4 tháng thi công trong bối cảnh đại dịch Covid 19 lan rộng trên khắp thế giới, dự án Nhà máy ... |
![]() Công an tỉnh Hòa Bình cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 tháng với 3 đối tượng ... |
Tin bài liên quan

Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại COP16

Khai thác đất hiếm phải tính đến chế biến sâu để phục vụ cho công nghiệp chip, bán dẫn

Lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp
Đọc nhiều

Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Chặng đường mới trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước bạn bè

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Quảng bá ẩm thực cung đình Huế và du lịch Việt Nam tại Pháp
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
