--> -->
Trang chủ Kinh tế Công nghệ
16:19 | 22/06/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Quản lý ở mức tối thiếu nhưng xử phạt nghiêm dịch vụ viễn thông OTT

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cần quản lý ở mức tối thiểu nhưng xử phạt nghiêm minh, quản lý cơ bản dựa trên những gì mà nhà cung cấp dịch vụ có để tránh phát sinh thêm chi phí tuân thủ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng sẽ được ban hành trong năm 2020
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì phải biết bảo vệ mình trên không gian mạng

Giải trình một số ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về dự án Luật Viễn thông sửa đổi ngày 22/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cần quản lý các dịch vụ viễn thông OTT ở mức tối thiểu nhưng xử phạt nghiêm minh.

Theo Bộ trưởng, đây là các dịch vụ nhắn tin loại giống như dịch vụ viễn thông cơ bản nhưng được cung cấp bởi công nghệ Internet. Người dùng dễ thay đổi nhà cung cấp do thủ tục đăng ký dịch vụ đơn giản, thị trường rất cạnh tranh vì nhiều nhà cung cấp. Do vậy, quản lý phải ít hơn, mềm hơn dịch vụ viễn thông truyền thống. Quản lý dịch vụ viễn thông chủ yếu là ở khía cạnh liên quan đến lợi ích công cộng.

“Quản lý ở mức tối thiểu nhưng xử phạt nghiêm minh, quản lý cơ bản dựa trên những gì mà nhà cung cấp dịch vụ có để tránh phát sinh thêm chi phí tuân thủ. Quản lý sẽ không phân biệt nhà cung cấp dịch vụ lớn hay nhỏ, thu tiền hay không thu tiền, trong nước hay ngoài nước vì quản lý ở mức tối thiểu thì không cần phân biệt”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Bộ trưởng cũng đề nghị quy định các nhà cung cấp phải minh bạch thông tin đối với khách hàng về giá, điều kiện hợp đồng và chất lượng dịch vụ, bảo mật thông tin cũng như phối hợp với cơ quan chức năng khi được yêu cầu. Ngược lại, việc xác thực đăng ký sử dụng cũng phải đảm bảo chặt chẽ, như khách hàng sử dụng dịch vụ phải có thông tin, số điện thoại.

Về trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây, Bộ trưởng cho rằng cũng phải được quản lý ở đâu đó để chính danh giải quyết các tranh chấp, các vấn đề phát sinh giữa doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng với khách hàng, để Nhà nước đảm bảo sự phát triển theo chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn và quy chuẩn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Luật Đầu tư xác định trung tâm dữ liệu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng đến nay chưa có quy định chuyên ngành về điều kiện kinh doanh trung tâm dữ liệu đưa vào viễn thông để quản lý. Trong đó, trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây cung cấp dịch vụ thông qua mạng viễn thông giống như dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.

Ông Hùng phát biểu: “Bộ TT&TT sẽ đề xuất Chính phủ chỉnh lý quy định theo hướng quản lý mềm giống như nhiều quốc gia khác để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của loại hình hạ tầng và dịch vụ này, nhưng vẫn đảm bảo an toàn an ninh và bảo vệ quyền lợi người dùng. Trung tâm dữ liệu có tính hạ tầng phát triển phải phù hợp với quy hoạch nên cần đăng ký. Điện toán đám mây dịch vụ nên chỉ cần thông báo. Các thủ tục đăng ký, thông báo có thể làm trực tuyến dựa trên cam kết của doanh nghiệp mà không tiền kiểm. Về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ cho phép đến 100%. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều quản lý như nhau. Không bảo hộ ngược”.

Về Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, Bộ trưởng cho rằng thực ra đây là quỹ dịch vụ phổ cập. Quốc gia nào cũng phải đặt mục tiêu phổ cập viễn thông, phổ cập Internet, phủ sóng vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo, nhất là để phát triển kinh tế số, xã hội số.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nếu Nhà nước nhận lấy trách nhiệm phổ cập bằng ngân sách nhà nước, các nhà mạng có xu thế chỉ đầu tư ở những nơi đông dân và có lãi cao. Vì thế, Nhà nước phải đầu tư rất nhiều. Bởi vậy, đa số quốc gia đều chọn cách yêu cầu nhà mạng phải có trách nhiệm phổ cập.

“Có hai cách để nhà mạng thực hiện việc này, một là yêu cầu các nhà mạng phải phủ sóng rộng. Cách này có khó khăn cho các nhà mạng nhỏ. Hai là các nhà mạng đóng góp vào quỹ phổ cập theo doanh thu. Nhà mạng to đóng nhiều, nhỏ đóng ít. Sau đó, nhà nước dùng quỹ này để phổ cập dịch vụ. Đa số quốc gia đều theo cách thứ hai”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Tại Việt Nam, quỹ này cơ bản lại giao cho chính các nhà mạng thực hiện, tức là cơ bản nhà mạng nhận lại tiền đóng góp để thực hiện phổ cập dịch vụ từ 2G đến 3G, 4G, 5G.

Quỹ này giúp Việt Nam có vùng phủ sóng rộng, người dân được phổ cập dịch vụ, có điện thoại vào nhóm đầu trên thế giới. Tuy nhiên vừa qua vận hành của quỹ có một số bất cập như giải ngân chậm.

Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cần phải điều chỉnh các quy định trong dự thảo luật theo hướng xác định rõ mục tiêu, cách thức thu, quản lý, sử dụng quỹ vận hành tốt hơn, thay vì dừng hoạt động của quỹ. “Quỹ còn hỗ trợ bà con vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo các thiết bị và đảm bảo chi phí sử dụng dịch vụ ở mức cơ bản. Các chương trình giảm nghèo của nhà nước đều dùng quỹ này”, ông Hùng nói.

Thời gian tới, Bộ TT&TT báo cáo Chính phủ, xin Quốc hội cho đổi tên từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích thành Quỹ Dịch vụ phổ cập, thay đổi một số cơ chế để khắc phục các tồn tại.

Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin
Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành
Bảo Nhi
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chặn 22.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác quấy rối khách hàng trong 2 tháng đầu năm

Chặn 22.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác quấy rối khách hàng trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu của năm 2021, đã có hơn 22.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị xử lý bởi các nhà mạng, đưa tổng số thuê bao được các nhà mạng chặn lọc thành công lên 111.694 thuê bao.
Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường Internet và mạng viễn thông

Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường Internet và mạng viễn thông

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng viễn thông, vấn đề bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan cũng được đặt ra một cách cấp bách. Ngày 19/6/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT- BVHTTDL (Thông tư 07) quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông.

Đọc nhiều

Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp cùng Học viện Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Hãng thông tấn Prensa Latina kể chuyện người lính Việt vượt 1.200km trở lại chiến trường xưa

Hãng thông tấn Prensa Latina kể chuyện người lính Việt vượt 1.200km trở lại chiến trường xưa

Hãng thông tấn Prensa Latina (Mỹ Latinh) ngày 24/4 đã đăng tải bài viết về cựu chiến binh Trần Văn Thanh (76 tuổi), người đang vượt hơn 1.200km bằng xe máy từ thành phố Vinh (Nghệ An) vào TP. Hồ Chí Minh để dự lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chủ tịch nước Lương Cường dự chương trình Giao lưu hữu nghị Việt-Lào

Chủ tịch nước Lương Cường dự chương trình Giao lưu hữu nghị Việt-Lào

Với tinh thần “giúp bạn là giúp mình" Việt Nam sẵn sàng chia sẻ mọi kinh nghiệm thành công với các đồng chí, các bạn Lào trong ổn định kinh tế vĩ mô và trong việc triển khai các chủ trương lớn.
Phim tài liệu chưa từng công bố về Chiến thắng 30/4: Món quà đặc biệt Thụy Điển dành cho Việt Nam

Phim tài liệu chưa từng công bố về Chiến thắng 30/4: Món quà đặc biệt Thụy Điển dành cho Việt Nam

Ngày 25/4 tại Hà Nội, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ trao tặng bộ phim tài liệu “Victory Vietnam” (Chiến thắng của Việt Nam) – tác phẩm chưa từng được công bố, do đạo diễn Thụy Điển Bo Öhlén thực hiện. Đây là món quà ý nghĩa mà Thụy Điển gửi tặng nhân dân Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Việt Nam coi phát triển khoa học - công nghệ và chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu

Việt Nam coi phát triển khoa học - công nghệ và chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu

Đó là phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP), tại Khóa họp lần thứ 81 của ESCAP diễn ra ngày 24/4 tại Bangkok (Thái Lan).

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao