--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
15:53 | 11/09/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bộ Y tế: Một số địa phương nóng vội nới lỏng giãn cách

Khẳng định số ca nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và tử vong giảm so với tuần trước, song Bộ Y tế lưu ý một số địa phương nóng vội mở cửa trở lại, chưa có kế hoạch đã nới lỏng giãn cách.
Kiên quyết không để tình trạng giãn cách không triệt để, kéo dài mà không đạt được mục tiêu Kiên quyết không để tình trạng giãn cách không triệt để, kéo dài mà không đạt được mục tiêu
Hoàn thành xét nghiệm toàn dân tại các địa phương giãn cách xã hội trước 15/9 Hoàn thành xét nghiệm toàn dân tại các địa phương giãn cách xã hội trước 15/9
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sáng 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch từ ngày 5 đến 11/9.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, trong đợt dịch thứ tư, tính đến ngày 10/9, Việt Nam ghi nhận khoảng 570.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 14.000 ca tử vong (2,4%).

Tuy nhiên, đa số các địa phương có số ca mắc giảm so với tuần trước, riêng Kiên Giang có số mắc mới trong cộng đồng gia tăng (69,7%).

Tình hình dịch tại TP.HCM trong tuần qua cũng giảm rõ rệt trên 2 tiêu chí: Số mắc trong cộng đồng và số tử vong, đặc biệt số tử vong của TP.HCM đã giảm 30%. Các quận, huyện đã kiểm soát được dịch là quận 7, Củ Chi và Cần Giờ. Dự kiến trong thời gian tới sẽ giảm cả số ca nhiễm và số ca tử vong.

Tại Hà Nội, Bộ Y tế dự báo sẽ ghi nhận một số ca mắc, chùm ca bệnh rải rác trong cộng đồng, vẫn sẽ còn các ca lây nhiễm không rõ nguồn lây. Do vậy, Bộ Y tế đề nghị đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm để phát hiện sớm các ca nhiễm trong cộng đồng.

Tại cuộc họp, Bộ Y tế cũng chỉ ra những hạn chế và tồn tại trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua: Một số nơi nhận thức chưa đúng về quan điểm "xã, phường, thị trấn là pháo đài", "người dân là chiến sĩ"; nắm chưa đúng về các nội dung thực hiện tại xã, phường; còn thiếu kiểm tra giám sát việc thực hiện tại cơ sở.

Theo Bộ Y tế, việc thực hiện giãn cách ở một số nơi chưa nghiêm, chưa triệt để, nhất là trong thời gian gần đây. Việc triển khai thực hiện an sinh xã hội còn chậm so với yêu cầu; việc cung ứng hàng hóa vẫn còn lúng túng hay thay đổi.

Bộ Y tế lưu ý một số địa phương đã nóng vội trong việc mở cửa trở lại, chưa có kế hoạch cụ thể đã triển khai nới lỏng giãn cách; tốc độ xét nghiệm tại một số nơi chậm hơn tốc độ lây lan và không đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.

Một số biện pháp chuẩn bị chưa được kỹ lưỡng, thay đổi nhanh, thiếu nhất quán, chưa đánh giá tác động và chưa chuẩn bị truyền thông gây bức xúc trong xã hội, nhất là quy định đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa, tạo ra ách tắc cục bộ, chậm được tháo gỡ.

Cũng theo Bộ Y tế, các giải pháp công nghệ chưa được sử dụng triệt để và thống nhất, gây bất tiện cho người dân, tập trung đông người.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Trong đó, đặc biệt tránh 2 khuynh hướng. Một là lơ là, mất cảnh giác khi phòng, chống dịch mới đạt được kết quả ban đầu và khi đã giãn cách trong thời gian. Hai là chủ quan, nóng vội muốn mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, các địa phương cần đảm bảo an sinh xã hội; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác này.

Bộ Y tế đề nghị thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, trong đó, chính thức công bố và triển khai các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc, kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có đảm bảo một ứng dụng thuận tiện cho người dân.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế hoàn thiện chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch trong tình hình mới, tập trung vào vaccine, xét nghiệm và điều trị, nâng cao năng lực hệ thống đáp ứng, trở lại trạng thái bình thường mới vào năm 2022.

Đã nhận hơn 34 triệu liều vaccine, tiêm được hơn 27 triệu liều

Bộ Y tế cũng thông tin, hiện Việt Nam đã nhận hơn 34 triệu liều vaccine COVID-19, đã thực hiện tiêm được hơn 27 triệu liều. Số vaccine chưa tiêm còn lại tập trung tại một số địa phương đơn vị, trong đó có khoảng 2 triệu liều mới được phân bổ từ ngày 8/9.

Về kết quả tiêm ít nhất 1 liều cho nhóm từ 18 tuổi trở lên tại các địa phương, Bộ Y tế cho biết TP.HCM đã tiêm 7,4 triệu liều (đạt 100%); Bình Dương đã tiêm 1,5 triệu liều (đạt 82%); Đồng Nai đã tiêm 1,3 triệu liều (đạt 60%); Long An đã tiêm 1,5 triệu liều (đạt 100%); Hà Nội đã tiêm 4,4 triệu liều (đạt 77%).

Riêng số mũi 2 đã tiêm được tại TP. Hồ Chí Minh là 896.835 liều (13%) và Hà Nội là 555.481 liều (10%).

Dự kiến từ nay đến cuối năm 2021 sẽ có khoảng 103,4 triệu liều vaccine về Việt Nam. Bộ Y tế đã và đang đàm phán và trao đổi với các đơn vị để cung ứng vắc xin cho năm 2022 theo nguyên tắc đảm bảo tiêm đủ cho toàn bộ dân số từ 5 tuổi trở lên và thực hiện việc tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

TP.HCM nới lỏng nhiều dịch vụ, hàng ăn được bán mang về TP.HCM nới lỏng nhiều dịch vụ, hàng ăn được bán mang về
Từ ngày 8/9, TP. HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập được phép hoạt động từ 6 đến 18h hằng ngày theo hình thức bán hàng mang về.
Chủ tịch TP.HCM lý giải 'vì sao giãn cách hoài mà dịch chưa giảm' Chủ tịch TP.HCM lý giải 'vì sao giãn cách hoài mà dịch chưa giảm'
Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết có nhiều nguyên nhân khiến TP giãn cách lâu mà chưa hết dịch COVID-19. Việc áp dụng giãn cách xã hội sẽ tùy thuộc vào chuyển biến, tình hình của dịch bệnh, tạm thời chưa thể xác định chính xác thời điểm kết thúc giãn cách.
Hà Nội xét nghiệm thần tốc toàn dân, mục tiêu kiểm soát dịch trước 15/9 Hà Nội xét nghiệm thần tốc toàn dân, mục tiêu kiểm soát dịch trước 15/9
Công điện ban hành tối 6/9 của UBND TP. Hà Nội yêu cầu xét nghiệm diện rộng thần tốc 100% người dân trên toàn bộ địa bàn thành phố để bóc tách các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng.
Hoàng Nam
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quân y Vùng 5 Hải quân đạt nhiều kết quả tích cực trong cứu nạn, cứu chữa người bệnh

Quân y Vùng 5 Hải quân đạt nhiều kết quả tích cực trong cứu nạn, cứu chữa người bệnh

Đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên quân y Vùng 5 Hải quân đã ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học, thành tựu y khoa tiên tiến vào chuẩn đoán, cấp cứu, điều trị cho người bệnh.
Thông tin "xử phạt người độc thân" gây xôn xao: Bộ Y tế lên tiếng

Thông tin "xử phạt người độc thân" gây xôn xao: Bộ Y tế lên tiếng

Bộ Y tế vừa gửi thông cáo báo chí về thông tin liên quan lĩnh vực dân số trên mạng xã hội. Theo đó, Bộ Y tế khẳng định, thông tin "xử phạt người độc thân" là hoàn toàn sai sự thật, được cố tình xuyên tạc để gây hiểu lầm, bức xúc trong xã hội.
WHO cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới

WHO cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc COVID-19 ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và tình hình dự kiến sẽ không được cải thiện trong thời gian tới.

Đọc nhiều

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Ngày 9/5, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga).
Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Lúc 6:07 tối, ngày 9/5 giờ địa phương (11h07 đêm 8/5, giờ Việt Nam), khói trắng đã bốc lên từ ống khói Nhà nguyện Sistine báo hiệu Đức Hồng y Robert Francis Prevost của Mỹ đã được bầu làm Giáo hoàng thứ 267, trở thành nhà lãnh đạo tinh thần mới của 1,4 tỷ người Công giáo trên thế giới. Ông chọn tông hiệu là Leo XIV và mở đầu bài phát biểu đầu tiên trên cương vị mới bằng lời chào “bình an”.
Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Từ năm 1995, các cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ đã trở thành nghi thức trọng thể thường niên nhân Ngày Chiến thắng của Nga. Từ năm 2008, sự kiện này có thêm phần trình diễn các khí tài quân sự hạng nặng.
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh chóng, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới