--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
18:42 | 22/11/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bước đột phá lịch sử tại COP27

Dù phải kéo dài hơn hơn dự kiến song COP27 đã nhận được đền đáp xứng đáng khi đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá về việc thành lập quỹ “tổn thất và thiệt hại” để giúp các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.
Liên hợp quốc công bố dự thảo đầu tiên về thỏa thuận chung của hội nghị COP27 Liên hợp quốc công bố dự thảo đầu tiên về thỏa thuận chung của hội nghị COP27
COP27: Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong thực hiện các cam kết COP27: Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong thực hiện các cam kết

Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) theo kế hoạch kết thúc vào ngày 18/11/2022. Tuy nhiên, hội nghị quy mô lớn với sự tham dự của hơn 3.500 đại biểu, trong đó có hơn 100 vị nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, chỉ khép lại vào sáng rạng ngày 20/11 sau cuộc đàm phán marathon xuyên đêm khi Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry kiêm Chủ tịch COP27 gõ búa để biểu thị văn kiện thỏa thuận chính trị cuối cùng của COP27 đã được thông qua bằng sự đồng thuận.

Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập kiêm Chủ tịch COP27, ông Sameh Shoukry (giữa), và các nhà đàm phán tham dự phiên toàn thể bế mạc COP27 ngày 20/11 (Ảnh: Reuters).
Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập kiêm Chủ tịch COP27, ông Sameh Shoukry (giữa), và các nhà đàm phán tham dự phiên toàn thể bế mạc COP27 ngày 20/11 (Ảnh: Reuters).

Trong thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng, đại diện các quốc gia tham dự COP27 đã đồng thuận thành lập một quỹ đặc biệt để bù đắp những tổn thất và thiệt hại mà các quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động tiêu cực của sự nóng lên toàn cầu. Đồng thời, hội nghị cũng đã thông qua những điều khoản về việc thành lập quỹ “tổn thất và thiệt hại” để giúp các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.

Quỹ bồi thường sẽ bao gồm các khoản chi trả cho những tổn thất và thiệt hại, từ nhà cửa và cầu bị cuốn trôi do lũ quét, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ nghiêm trọng... cho tới nguy cơ biến mất các nền văn hóa và các hòn đảo do mực nước biển dâng cao. Các nước phát triển được yêu cầu đóng góp vào quỹ đền bù, cùng với các nguồn kinh phí tư nhân và quỹ công khác như các thể chế tài chính quốc tế.

Việc thành lập quỹ đặc biệt đền bù “tổn thất và thiệt hại” do biến đổi khí hậu cho các quốc gia đang phát triển vốn không có trong chương trình nghị COP27 khi mạc ngày 6/11/2022. Dưới đề nghị và áp lực của các nước đang phát triển chiếm đa số tại hội nghị, nội dung này ngay sau khi được lên bàn đàm phán đã gây ra những tranh luận gay gắt.

Không mấy ai phản đối việc có hỗ trợ tài chính cho những đang phát triển - vốn ít gây ra phát thải gây hiệu ứng nhà kính song lại phải chịu những hậu quả nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, song đóng góp tài chính thế nào, bao nhiêu… lại là điều khó tìm tiếng nói chung. Các quốc gia công nghiệp phát triển giàu có - đồng thời cũng là những “thủ phạm” chính thải ra nhiều nhất khí thải làm trái đất nóng lên, trước nay vẫn luôn tìm cách né tránh ràng buộc tài chính lại càng muốn né tránh vào lúc này khi phải đối mặt với những khó khăn kinh tế, lạm phát tăng cao, nguy cơ rơi vào suy thoái.

Tuy nhiên, dù né tránh cách nào, cả thế giới đều thấy rõ mười mươi những thiệt hại nặng nề do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mặc dù phát thải ít nhất, những trên thực tế các nước đang phát triển lại phải gánh chịu thiệt hại nặng nề trước những hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán và nắng nóng nghiêm trọng. Một nghiên cứu công bố trước đây cho biết, tùy thuộc vào mức độ mà thế giới cắt giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể khiến các nước đang phát triển tổn thất 290-580 tỷ USD/năm vào năm 2030 và vọt lên 1.000-1.800 tỷ USD vào năm 2050.

Thực tế thời gian qua cho thấy, hậu quả biến đổi khí hậu còn đến sớm và nặng nề hơn rất nhiều cho các quốc gia đang phát triển, các nước nghèo.

Dù lượng phát thải ở châu Phi chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng phát thải toàn cầu, nhưng đây lại là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Hạn hán trong 50 năm qua ở miền Nam và vùng Sừng châu Phi ngày càng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu đã cướp đi sinh mạng của hơn 500.000 người, với thiệt hại ước lên tới 70 tỷ USD.

Pakistan được nêu ra COP27 như một trong những trường hợp điển hình của quốc gia đang phát triển phát thải thấp nhưng lại phải chịu tổn thất nghiêm trọng cho biến đối khí khậu. Theo đó, quốc gia này phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp của do thời tiết biến đổi cực đoan dù chỉ góp chưa đầy 1% vào tổng lượng khí thải toàn cầu khiến trái đất nóng lên.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cho biết các trận lũ lụt kinh hoàng tại nước này hồi tháng 8-2022 xảy ra sau 2 tháng sóng nhiệt hoành hành đã ảnh hưởng đến 33 triệu người dân và nhấn chìm hơn 30% diện tích cả nước. Trận lũ lụt này đã khiến 1.700 người thiệt mạng, hàng triệu người mất nhà cửa, ruộng vườn và gia súc mưu sinh… với tổng thiệt hại khoảng 30 tỷ USD, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB).

Đền bù thiệt hại do biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển vì thế là một vấn đề đạo lý khi nạn nhân phải chịu hậu quả do “thủ phạm” gây ra mà không nhận được sự đền bù nào hay chỉ là nhỏ giọt hay mang tính tượng trưng. COP27 do đó lần đầu tiên nêu vấn rõ là đền bù “tổn thất và thiệt hại” chứ không phải bằng mỹ từ “hỗ trợ tài chính” nhằm minh định rõ trách nhiệm của các quốc gia công nghiệp phát triển cũng như các tập đoàn, công ty phát thải nhiều trên thế giới.

Thỏa thuận lập quỹ đặc biệt đền bù “tổn thất và thiệt hại” được xem như là một bước đột phá lịch sử trong suốt tiến trình COP từ trước tới nay cũng như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, để thỏa thuận này đi vào cuộc sống lại là vấn đề không kém phần quan trọng.

Trước đó, tại COP15 diễn ra ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch năm 2009, các nước công nghiệp giàu với mức phát thải nhiều nhất đã cam kết đến năm 2020 cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ cho các nước nghèo. Song, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tới nay đã quá thời hạn 2 năm mà cam kết này chưa được thực hiện đầy đủ, vẫn còn thiếu hụt 17 tỷ USD mỗi năm.

Ông Seve Paeniu, Bộ trưởng Tài chính đảo quốc Tuvalu đang có nguy cơ biến mất dưới làn nước biển Thái Bình Dương, khi nhìn nhận về bước đột phá lịch sử tại COP27 đã cho rằng, cuối cùng cũng tìm được “công lý về biến đổi khí hậu”. Nhưng để công lý này được thực thi có lẽ cần thêm một chặng đường dài với rất nhiều việc phải làm.

COP27: Việt Nam và Mỹ khẳng định hợp tác thực hiện các cam kết về khí hậu COP27: Việt Nam và Mỹ khẳng định hợp tác thực hiện các cam kết về khí hậu
Ngày 7/11, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry nhằm thảo luận về hợp tác thực hiện các cam kết về khí hậu cũng như quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.
Tạo bứt phá cho du lịch biển, đảo Tạo bứt phá cho du lịch biển, đảo
Nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, Côn Đảo gồm nhiều hòn đảo lớn, nhỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều thế mạnh để phát triển thương hiệu du lịch biển đảo.
Dương Hà
Nguồn:

Tin bài liên quan

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

Từ cuối tháng 6 đến hết tháng 7/2025, hơn 80.000 cây đưng sẽ được gieo trồng trên diện tích hơn 18 ha tại xã Vĩnh Hậu, tỉnh Cà Mau (trước đây là xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nhân rộng giải pháp dựa vào thiên nhiên thông qua phục hồi rừng ngập mặn để cải thiện môi trường tại tỉnh Bạc Liêu” (IONIQ), do tổ chức Good Neighbors International (GNI) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) triển khai.
Phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”

Phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”

Ngày 02/7, tại Đắk Lắk, Cụm Đổi mới Sáng tạo ngành cà phê - một sáng kiến hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Australia (CSIRO) và Trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Sáng ngày 22/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì lễ đón ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore sang thăm Việt Nam.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.