--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
10:00 | 12/11/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Các chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam thuộc nhóm quốc gia ở mức cao

Xếp hạng chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của LHQ năm 2020 tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia, 23/47 châu Á và 6/11 Đông Nam Á. Chỉ số tổng hợp của Việt Nam cao hơn chỉ số trung bình thế giới và khu vực, thuộc nhóm quốc gia ở mức cao.
Các chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam thuộc nhóm quốc gia ở mức cao
Toàn cảnh buổi hội thảo “Xây dựng chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Tại Hội thảo với chủ đề “Xây dựng chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chiều 11/11 tại Hà Nội đã thông tin về chỉ số chính phủ điện tử của Việt Nam thuộc nhóm quốc gia ở mức cao.

Đây là hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ “Diễn đàn cấp cao thường niên về cách mạng công nghiệp 4.0” với phiên toàn thể dự kiến tổ chức ngày 6/12.

Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã xác định phát triển chính phủ số là nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá nhằm cung cấp dịch vụ số cho người dân, doanh nghiệp, toàn bộ các cơ quan Nhà nước chuyển sang hoạt động trên môi trường số.

Sử dụng dữ liệu, công nghệ số để thiết kế lại vận hành của Chính phủ nhằm giúp cho việc ra quyết định và quản lý xã hội hiệu quả hơn, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh và bền vững. Việt Nam hướng tới có chỉ số phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu vào năm 2025, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu vào năm 2030 theo xếp hạng của LHQ.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, chính phủ số bản chất là chính phủ điện tử, chính phủ số bao hàm chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử đặc trưng bởi “4 không”: Họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ số thêm “4 có”: Có hành động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế-xã hội.

Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả nước năm 2020 đạt 30,86%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Tính đến ngày 20/8/2021, tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cả nước đạt 65,11%, trong đó tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 27,71%, tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 43,40%. Mạng truyền số liệu chuyên dùng cơ quan Đảng và Nhà nước đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 100% quận, huyện, thị xã. Một số cơ sở dữ liệu tạo nền tảng đã được xây dựng, như cơ sở dữ liệu về bảo hiểm, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu giáo dục, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã vận hành chính thức từ ngày 1/7/2021.

Trục liên thông văn bản quốc gia đã được xây dựng nhằm kết nối các hệ thống quản lý văn bản điều hành của các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay, đã kết nối 94/94 bộ, ngành, địa phương và kết nối với hệ thống quản lý văn bản điều hành của Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, các tổ chức chính trị-xã hội. Từ khi khai trương (12/3/2019) đến ngày 19/8/2021 có tổng số hơn 6,3 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Tỉ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử trên toàn quốc năm 2020 đạt 90,8% (vượt mục tiêu Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ).

Các chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam thuộc nhóm quốc gia ở mức cao
Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội nghị (ảnh BCP)

Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và ngoài nước đã trao đổi về kinh nghiệm xây dựng chính phủ số, bảo đảm an toàn thông tin, triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ chính phủ điện tử, cơ sở dữ liệu, trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ điện tử…

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chỉ số chuyển đổi số, ông Vũ Kiêm Văn, Phó Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng, sự quan tâm của lãnh đạo về chuyển đổi số phải được cụ thể hóa bằng nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động. Cần xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử/đô thị thông minh, kế hoạch phát triển hằng năm và 5 năm, cùng với quy định thống nhất về chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Đồng thời, cần tăng cường đào tạo kỹ năng số thông qua các chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước và lãnh đạo các doanh nghiệp tại các địa phương. Ông Vũ Kiêm Văn góp ý, cần chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận của người dân, khuyến khích người dân lựa chọn các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu: “Cần cải thiện dịch vụ trực tuyến. Chính quyền cần nâng cao mức độ chia sẻ thông tin với người dân, đặc biệt tại các lĩnh vực pháp luật, việc làm, bảo trợ xã hội, môi trường, y tế, giáo dục…”.

Nhấn mạnh về vấn đề an ninh mạng, đại diện Công ty Bảo mật mạng Fortinet lưu ý, cũng như một số quốc gia, Việt Nam gặp phải một số thách thức với vấn đề an toàn thông tin, như số người sử dụng trong dân cư lớn, trình độ đa dạng, thiết bị đầu cuối khác nhau, khó khăn trong kiểm soát bảo mật; các phần mềm ứng dụng đa dạng, do các tổ chức có trình độ khác nhau phát triển, khả năng duy trì nâng cấp hạn chế...

Đại diện Fortinet giới thiệu một số giải pháp bảo mật bảo vệ chính phủ số, như bảo vệ công chức, viên chức trước việc lộ tài khoản, ngăn chặn tấn công mạng ở vùng biên, phát hiện mã độc nằm vùng, khoanh vùng hạn chế thiệt hại khi bị tấn công mạng…

Tổng kết chương trình 'Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm CNTT phục vụ CP điện tử' Tổng kết chương trình 'Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm CNTT phục vụ CP điện tử'
Ngày 16/10, Ban Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử” đã tổ chức Hội nghị đánh giá, tổng kết sau 4 năm triển khai (11/2016 – 4/2021).
Kiện toàn nhân sự, đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử Kiện toàn nhân sự, đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Ngày 24/9/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Thủ tướng: Phát triển Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ Thủ tướng: Phát triển Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ
Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử tổ chức cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban.
Chi Dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho dự án công nghệ số, sản xuất và an sinh xã hội

Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho dự án công nghệ số, sản xuất và an sinh xã hội

Sáng 26/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024. Chính phủ đề xuất nhiều nhóm chính sách ưu đãi mới, đặc biệt nhằm thúc đẩy đầu tư vào công nghiệp công nghệ số và hỗ trợ các lĩnh vực sản xuất, an sinh xã hội.
Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia

Ngày 15/4, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia”, do Công ty Cổ phần Công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) phối hợp cùng Techfest Việt Nam tổ chức.
Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt Cổng thông tin quốc gia về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt Cổng thông tin quốc gia về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Ngày 9/4, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức ra mắt Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số - nền tảng số đầu tiên đóng vai trò là kênh chính thức tiếp nhận, đánh giá và công khai các sản phẩm công nghệ ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam.

Bình luận

Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Đó là nguồn viện trợ được cam kết tại Hội nghị tăng cường hợp tác và vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) và các đối tác quốc tế do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/5 tại Hà Nội.
Đưa quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả

Đưa quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Đây cũng là lần đầu tiên sau 10 năm Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan đồng chủ trì Kỳ họp Nội các chung, thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ và quyết tâm thúc đẩy hợp tác song phương đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững hơn.
Việt Nam - Nepal: Tình hữu nghị tiếp tục phát triển và bền vững

Việt Nam - Nepal: Tình hữu nghị tiếp tục phát triển và bền vững

50 năm trước, ngày 15/5/1975, Việt Nam và Nepal chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nửa thế kỷ qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác hai nước không ngừng được củng cố và phát triển.
Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Tổ chức giao lưu dịp lễ Tết, vận động hội viên đỡ đầu lưu học sinh khó khăn, hỗ trợ kịp thời về học tập và đời sống… là những việc làm thiết thực của Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) nhằm đồng hành cùng gần 300 lưu học sinh Lào tại địa phương.
Việt Nam - Mỹ: 50 năm Hòa bình và Hòa giải

Việt Nam - Mỹ: 50 năm Hòa bình và Hòa giải

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ, Trung tâm Stimson - một tổ chức nghiên cứu độc lập về an ninh quốc tế và thịnh vượng chung, có trụ sở tại Washington - đã tổ chức hội thảo với các diễn giả là những người dành nhiều tâm huyết đóng góp cho tiến trình hàn gắn sau chiến tranh cũng như xây dựng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới