--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
22:17 | 20/04/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Các nhà khoa học cảnh báo chúng ta còn 23 năm để cứu thế giới khỏi thảm họa biến đổi khí hậu

Tiếng chuông cảnh báo về những tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra sớm hơn dự kiến.

Con người phải giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống bằng 0 “ngay trước năm 2040” để đảm bảo hiện tượng ấm lên toàn cầu không vượt quá ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này, đó chính xác là những gì các nhà khoa học cảnh báo sau khi thực hiện một nghiên cứu mới sử dụng mô hình máy tính FeliX.

Phân tích cho thấy, những nỗ lực hiện nay trong việc ngăn chặn nhiệt độ tăng cao đến mức nguy hiểm vẫn dựa nhiều vào những công nghệ mà đến nay vẫn còn khá mới mẻ.

Bình luận trong nghiên cứu, Giáo sư Richard Betts, người đứng đầu về các tác động khí hậu tại Trung tâm nghiên cứu Hadley của Anh, nói rằng nghiên cứu quan trọng này đã đưa ra một “thách thức to lớn” phía trước.

cac nha khoa hoc canh bao chung ta con 23 nam de cuu the gioi khoi tham hoa bien doi khi hau

Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thế giới đã cam kết ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu không vượt quá ngưỡng 2 độ C, đồng thời cố gắng hạn chế đến mức là 1,5 độ C nếu có bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng nguy hiểm có thể xảy ra sớm hơn so với dự kiến.

Nghiên cứu mới được mô tả trong một bài báo trên tạp chí Nature, là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình máy tính FeliX, mô hình này bao gồm cả các yếu tố xã hội và kinh tế đi kèm với các yếu tố về môi trường.

Một trong số các nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Michael Obersteiner, thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế về các Hệ thống Phân tích Ứng dụng gần thủ đô Viena, nói rằng: “Mô hình FeliX cung cấp một cái nhìn tổng thể về chu kỳ của carbon, một điều rất quan trọng đối với hiểu biết của chúng ta về năng lượng và biến đổi khí hậu trong tương lai.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những thỏa thuận về sử dụng năng lượng và hệ thống sử dụng đất đai làm phát thải ra khí nhà kính cần phải được giảm về 0 trước năm 2040 để đảm bảo mục tiêu nhiệt độ tăng không quá 1,5 độ C vào năm 2100.

Điều này không có nghĩa là con người phải dừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong vòng 20 năm tới, bởi theo tính toán của các nhà nghiên cứu, một phần carbon sẽ được tự nhiên thu hồi lại hoặc được con người lưu giữu bởi các công nghệ thu thập carbon. Vì vậy mà một lượng khí thải nhất định sẽ vẫn được cho phép, nếu như có đủ lượng carbon được lấy ra khỏi khí quyển bằng các quy trình tự nhiên hay nhân tạo.

cac nha khoa hoc canh bao chung ta con 23 nam de cuu the gioi khoi tham hoa bien doi khi hau

Quá trình giảm phát thải carbon “toàn diện” có lẽ sẽ phải dựa vào sự kết hợp của việc sử dụng các công nghệ thu giữ carbon vẫn đang được phát triển và việc sử dụng nhiên liệu sinh học.

Ý tưởng là sử dụng cây cối và các thành phần tự nhiên khác để hấp thụ carbon, sau đó chúng được đốt trong các nhà máy nhiệt điện với khí thải được ngăn không cho thoát ra khí quyển bằng công nghệ thu giữ carbon, từ đó tạo thành một cỗ máy khổng lồ hút carbon khỏi không khí. Tuy nhiên, một số nghi ngờ về tính khả thi của phương pháp này khi thực hiện trên quy mô lớn.

Bài báo cũng viết rằng: “Nếu việc kết hợp giữa sử dụng công nghệ thu giữ carbon và sản xuất nhiên liệu sinh học được cho là không khả thi, thiếu tính kinh tế hoặc không thể chấp nhận được với hệ sinh thái, thì cần có những công nghệ giúp giảm phát thải carbon khác thay thế.

Trong trường hợp phương pháp này bị cho là thiếu an toàn, nhiên liệu hóa thạch sẽ cần phải được loại bỏ hoàn toàn trước năm 2100.

Giáo sư Betts từ Đại học Exeter, người đóng vai trò chủ đạo trong nghiên cứu của Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu, cho biết nghiên cứu sẽ giúp các nhà lãnh đạo thế giới biết những gì họ phải làm.

Báo cáo quan trọng này cung cấp những thông tin rất cần thiết để các quốc gia trên thế giới biết phải làm gì để có thể đáp ứng các cam kết theo Hiệp định Paris”, ông nói. “Rõ ràng rằng đó là một thách thức rất lớn, đặc biệt nếu chúng ta không phát minh ra phương pháp để loại bỏ khí carbon khỏi khí quyển và đưa chúng vào thực tiễn.

Tham khảo Independent

Nguyễn Tuấn Tài

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Senegal El Malick Ndiaye, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Morocco Rachid Talbi Alami, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Senegal và Morocco, tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6, tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22-30/7/2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới