--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
22:55 | 05/04/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Các nhà khoa học phát minh ra loại màng lọc bằng Graphene, ngay lập tức biến nước biển thành nước uống được

Lại thêm một ứng dụng thần kỳ khác của Graphene.

Các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một loại màng lọc graphene-oxit có thể giúp lọc muối khỏi nước biển ngay lập tức. Đây là một bước tiến lớn trong nhiệm vụ tìm ra phương pháp hiệu quả để biến nước biển thành nước uống được.

Ở giai đoạn này, phương pháp vẫn còn bị giới hạn trong phòng thí nghiệm, nhưng nó là minh chứng cho việc chúng ta có thể nhanh chóng và dễ dàng biến một trong những nguồn tài nguyên dồi dào nhất là nước biển trở thành nước ngọt.

cac nha khoa hoc phat minh ra loai mang loc bang graphene ngay lap tuc bien nuoc bien thanh nuoc uong duoc

Nhóm nghiên cứu do Rahul Nair đến từ Đại học Manchester đã cho thấy loại màng lọc này có thể lọc muối rất hiệu quả. Bước tiếp theo, họ sẽ tiếp tục thử nghiệm khả năng lọc và các phương pháp sản xuất hàng loạt loại vật liệu này.

Việc hiểu rõ khả năng của loại màng lọc này với quy mô nguyên tử là một bước tiến đáng kể và mở ra những khả năng mới trong việc nâng cao hiệu quả của công nghệ khử mặn”, Nair nói. “Đây mới chỉ là thử nghiệm đầu tiên. Chúng tôi cũng cần phải chứng minh rằng loại màng lọc này có thể ứng dụng trên quy mô lớn và làm sao để sản xuất chúng đáp ứng được kích cỡ yêu cầu.

Màng lọc graphene-oxit từ lâu đã là ứng viên đầy hứa hẹn trong việc lọc và khử muối. Có nhiều nhóm nghiên cứu đã phát triển ra các loại màng lọc có thể lọc những hạt nhỏ ra khỏi nước, tuy nhiên việc lọc muối khỏi nước lại đòi hòi phải có loại màng lọc nhỏ hơn và các nhà khoa học đã phải vất vả để tạo ra chúng.

Có một vấn đề lớn là khi các tấm graphene-oxit tiếp xúc với nước, chúng sẽ bị trương lên, cho phép muối đi qua những lỗ rỗng. Nhóm nghiên cứu của Đại học Manchester đã khắc phục được vấn đề này bằng cách tạo ra các bức tường epoxy ở hai bên của màng graphene-oxit , giúp chúng không bị trương lên khi ở trong nước. Điều này cho phép họ kiểm soát chính xác kích thước của các lỗ trong màng graphene-oxit, tạo thành các lỗ cực nhỏ đủ để lọc tất cả muối thông thường ra khỏi nước biển.

Chìa khóa cho vấn đề này chính là việc khi các loại muối thông thường bị hòa tan vào nước, chúng tạo thành một lớp vỏ gồm các phân thử nước bao quanh chúng.

Các phân tử nước có thể đi qua dễ dàng, nhưng natri clorua thì không thể. Nó luôn luôn cần sự trợ giúp của các phân tử nước”, Nair nói với BBC. “Kích thước của lớp vỏ phân tử nước bao quanh muối lớn hơn các lỗ ở màng lọc, vì vậy mà nó không thể đi qua.

Không chỉ biến nước mặn thành nước ngọt, nó còn làm cho các phân tử nước chảy nhanh hơn qua màng lọc, điều rất hữu ích trong việc khử muối.

Khi kích thước của các lỗ ở màng lọc đạt khoảng 1 nanomet, nó đã rất gần với kích thước của phân tử nước, những phân tử nước vì thế mà sắp xếp thành một đoàn tàu và nhanh chóng di chuyển qua”, Nair giải thích.

cac nha khoa hoc phat minh ra loai mang loc bang graphene ngay lap tuc bien nuoc bien thanh nuoc uong duoc

Hiện đã có nhiều nhà máy khử muối được xây dựng trên thế giới sử dụng màng lọc polyme để lọc muối. Nhưng quá trình này đòi hỏi chi phí lớn và kém hiệu quả, vì vậy mà tìm ra phương pháp để đẩy nhanh quá trình lọc, giá thành rẻ hơn và dễ dàng thực hiện hơn là một mục tiêu lớn đối với các nhà nghiên cứu.

Trong tương lai, khi biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề, nước biển sẽ là thứ mà chúng ta có nhiều nhất. Những khối băng ở Greenland đã tan chảy qua ngưỡng có thể tái đóng băng, mực nước biển được dự đoán sẽ dâng thêm khoảng 3,8 cm vào năm 2100. Và nếu toàn bộ Greenland tan chảy thì thế hệ tương lai sẽ phải đối mặt với việc đại dương dâng cao thêm 7,3 m. Cùng với đó, nước sạch sẽ vẫn là thứ khan hiếm và khó di chuyển. Liên Hiệp Quốc dự báo đến năm 2025, 14% dân số thế giới sẽ gặp phải các vấn đề về thiếu nước.

Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng loại màng lọc graphene này có thể làm tăng hiệu quả của các nhà máy lọc nước ở quy mô nhỏ, giúp giải quyết các vấn đề về thiếu nước sạch. Bên cạnh đó, graphene oxit cũng có thể dễ dàng được tạo ra trong phòng thí nghiệm với giá thành rẻ, đồng nghĩa với việc khi công nghệ này được ứng dụng thì giá thành của nó sẽ rất phải chăng và dễ sản xuất.

Tham khảo Sciencealert

Nguyễn Tuấn Tài

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Senegal El Malick Ndiaye, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Morocco Rachid Talbi Alami, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Senegal và Morocco, tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6, tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22-30/7/2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới