--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:59 | 07/11/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Các ông lớn công nghệ đã xây dựng đế chế độc quyền của mình như thế nào?

Mặc dù những đổi mới trong công nghệ thông tin (CNTT) đã làm thay đổi cách con người sống, làm việc và kết nối, nhưng mô hình tăng trưởng của ngành CNTT đã góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và cho phép sự hình thành của sức mạnh độc quyền.

Trong hơn 30 năm ở các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là Mỹ, của cải và bất bình đẳng thu nhập đã tăng lên, tiền lương thực tế (được điều chỉnh theo lạm phát) tăng một cách từ từ, và những người về hưu phải đối mặt với lãi suất tiết kiệm giảm. Trong khi đó, lợi nhuận của các tập đoàn và giá cổ phiếu tăng mạnh. Theo nghiên cứu của Mordecai Kurz, giáo sư kinh tế tại trường đại học Stanford, những thay đổi này chủ yếu là do sự gia tăng của CNTT hiện đại.

CNTT đã ảnh hưởng đến nền kinh tế theo vô số cách: máy tính, Internet, và công nghệ di động đã biến đổi phương tiện truyền thông, bán lẻ trực tuyến, ngành dược phẩm và vô số các dịch vụ liên quan đến người tiêu dùng khác. CNTT đã cải thiện cuộc sống rất nhiều.

Tuy nhiên, bằng cách hỗ trợ sự gia tăng sức mạnh độc quyền và tạo điều kiện cho các rào cản gia nhập ngành, sự phát triển của CNTT cũng có các tác dụng phụ tiêu cực về kinh tế, xã hội và chính trị. Vậy các công ty CNTT đã xây dựng sức mạnh độc quyền của họ như thế nào?

cac ong lon cong nghe da xay dung de che doc quyen cua minh nhu the nao

Trước hết, chính cấu trúc của lĩnh vực CNTT cho phép sự hình thành của sức mạnh độc quyền. CNTT đã cải thiện xử lý thông tin, lưu trữ và truyền tải dữ liệu. Các nhà đổi mới CNTT là những chủ sở hữu duy nhất của các kênh thông tin khổng lồ mà họ chủ động cố gắng ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sử dụng.

Ngoài ra, các công ty CNTT có thể bảo vệ sức mạnh độc quyền thông qua các bằng sáng chế hoặc bản quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những cách này đòi hỏi công khai bí mật thương mại. Do đó, vì lý do chiến lược, nhiều công ty bỏ qua biện pháp bảo vệ pháp lý và củng cố vị trí thống lĩnh thị trường bằng cách phát hành mặc định các bản cập nhật phần mềm liên tục.

Điều này tạo ra những rào cản khiến các đối thủ cạnh tranh khó có thể phá vỡ. Khi các công nghệ tiềm năng mới xuất hiện, các công ty lớn thường cần có đối thủ thách thức họ để tự phát triển cạnh tranh hoặc để ngăn chặn chúng.

Thứ hai, một khi một công ty sáng tạo thiết lập được nền tảng thống trị, quy mô trở thành một lợi thế lớn.

Vì chi phí xử lý và lưu trữ thông tin đã giảm trong những năm gần đây, một công ty có lợi thế về quy mô sẽ có chi phí hoạt động nhỏ hơn và lợi nhuận tăng nhanh khi số người dùng tăng lên, ví dụ điển hình là trường hợp của Google và Facebook. Những lợi thế về chi phí và lợi thế kinh tế nhờ quy mô gần như khiến nhiệm vụ cạnh tranh của các đối thủ trở nên bất khả thi.

Thêm vào đó, vì những công ty này lấy quyền lực của họ từ thông tin, nên vị trí của họ được tăng cường bởi khả năng sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng như một tài sản chiến lược. Thực tế, nhiều nền tảng CNTT không phải là những nhà sản xuất theo nghĩa truyền thống. Họ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nào, mà chỉ đóng vai trò là các tiện ích công cộng cho phép phối hợp, chia sẻ thông tin giữa những người sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Do đó, CNTT tạo ra rào cản gia nhập thị trường, và củng cố vững chắc vị trí của các công ty hàng đầu (do họ có số lượng người dùng lớn đồng nghĩa với việc sở hữu khối thông tin khổng lồ). Với tốc độ đổi mới CNTT ngày càng nhanh chóng, sức mạnh độc quyền cũng ngày càng tăng lên.

Tài sản độc quyền của các công ty ở Mỹ qua những con số

Giáo sư Kurz đã tính toán được "tài sản độc quyền" - thành phần độc quyền trong giá trị cổ phiếu và lợi nhuận độc quyền.

cac ong lon cong nghe da xay dung de che doc quyen cua minh nhu the nao

Trong những năm 1980s, tài sản độc quyền chưa tồn tại. Nhưng khi ngành CNTT phát triển, tài sản độc quyền tăng nhanh chóng. Nó đã đạt mức 82% tổng giá trị thị trường chứng khoán (tương đương 23,8 nghìn tỷ USD) vào tháng 12 năm 2015. Đây là tài sản tăng thêm nhờ sự gia tăng của sức mạnh độc quyền, và nó đang tiếp tục phát triển.

cac ong lon cong nghe da xay dung de che doc quyen cua minh nhu the nao

9 trên 10 công ty với tài sản độc quyền lớn nhất ở Mỹ vào tháng 12 năm 2015 liên quan đến lĩnh vực CNTT, tập trung vào truyền thông di động, phương tiện truyền thông xã hội, và dược phẩm. Tương tự, các công ty được biến đổi nhờ CNTT cũng chiếm hầu hết các vị trí trong số top 100 công ty với tổng tài sản độc quyền nhiều nhất.

K Nguyễn

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam trước sau như một coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Belarus; mong muốn tăng cường hợp tác giữa 2 nước trên tất cả các lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai nước.
Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới