--> -->
Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
10:32 | 19/05/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cải tổ ngành điện: Hãy làm sớm trước khi quá muộn

Ở Việt Nam, chắc không ngành nào bị dư luận nói nhiều như ngành điện, nhất là nói với thái độ rất tiêu cực, thiếu thiện cảm và định kiến khá nặng nề. Tuy nhiên, điều này có hẳn là do lỗi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (phần cơ bản của ngành điện) hay còn bởi những nguyên nhân nào khác? Và ngành điện muốn thay đổi để thoát khỏi những tình huống tréo ngoe như hiện tại thì cần phải làm gì?

Ngành điện đã thật sự đi trước?

Theo Quy hoạch điện VIII vừa mới được ban hành, thì “phát triển điện lực phải đi trước một bước…”. Đây là quan điểm chủ đạo trong phát triển tổng thể kinh tế dài hạn, cũng như một thông điệp rõ ràng được gửi đến các nhà đầu tư trên toàn cầu về thứ tự ưu tiên trong tạo lập môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Tuy nhiên, sự ổn định kinh tế - xã hội và các thứ bậc ưu tiên không chỉ dựa trên văn bản mà phụ thuộc vào kết quả thực tế triển khai. Nếu căn cứ vào tình hình hiện tại thì đây là vấn đề tạo nên nhiều âu lo nhất. Với một quốc gia đang phát triển thì nhu cầu về năng lượng cho nền kinh tế luôn “đói”, vì vậy quan trọng nhất là sự đi trước một bước của các nhà máy phát điện để tạo nguồn dự phòng. Đây là bài toán sơ đẳng khi nói về chủ đề năng lượng, nhưng dù sơ đẳng thì hiện nay riêng vấn đề này đang để lại quá nhiều nỗi lo.

Cải tổ ngành điện: Hãy làm sớm trước khi quá muộn
Năm 2023 này, theo EVN miền Bắc đứng trước nguy cơ thiếu khoảng 4900 MW

Chỉ cần so sánh với khoảng hơn 20 năm về trước thì nguồn dự phòng của điện lực cũng ước khoảng trên dưới 20%. Chính vì vậy, nếu trong tương lai nhu cầu phụ tải của nền kinh tế có tăng đột ngột thì vẫn còn không gian để cân đối nguồn. Thế nhưng hiện nay câu chuyện dự phòng rất đáng lo ngại. Chỉ cần nhìn vào ước tính năm 2023 này miền Bắc thiếu khoảng 4900 MW là đủ để hiểu tình hình căng thẳng đến mức nào. Nhưng đâu là gốc của vấn đề, và cần nhìn nhận thế nào cho chính xác từ đó còn bốc thuốc cho đúng bệnh?

Thiếu nguồn do đâu?

Không khó để tìm các dự án của ngành điện chậm triển khai với thời gian tính bằng năm. Theo Bộ Công thương thì miền Bắc chậm khoảng 3000 MW nguồn nhiệt điện, miền Nam chậm khoảng 3600 MW. Tất nhiên câu hỏi đặt ra là vì sao chậm? Chậm do thủ tục pháp lý, do thu xếp vốn, do năng lực thiết kế, thi công hay còn bởi lý do nào khác?

Nhìn vào Quy hoạch điện VIII thì có thể hình dung một phần câu trả lời. Tính từ lúc bắt đầu xây dựng đến khi được thông qua mất gần 4 năm, và khi chưa có quy hoạch thì gần như không có cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ quan liên quan triển khai. Nhưng quy hoạch cũng chỉ là một phần, bởi xây dựng 1 nhà máy thì thời gian tổng cộng phải từ 5 đến 7 năm (đó là rất nhanh), mà nhu cầu điện không đứng lại chờ thủ tục hay tiến độ hoặc ý chí của một ai cả.

Thực tế thời gian qua các dự án vẫn chậm đều dù hàng năm EVN vẫn ra rả khuyến cáo đến tội nghiệp về nguy cơ thiếu điện. Vậy vì sao những khuyến cáo này không có kết quả, và trách nhiệm thuộc về ai, EVN hay cơ quan quản lý?

Mới đây Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết nếu để xảy ra thiếu điện do nguyên nhân chủ quan thì sẽ xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan. Việc xử lý trách nhiệm là cần thiết, đặc biệt trong hoàn cảnh nguy cơ thiếu điện thường trực như hiện nay. Thế nhưng, đó chưa phải là gốc rễ của vấn đề bởi thực trạng này chỉ là quả của nhân từ nhiều năm trước. Nếu muốn tránh việc chỉ xử lý phần ngọn thì cần có 1 tư duy tổng thể khác biệt về phát triển và quản lý ngành điện.

Kỳ vọng về sự thay đổi

Hãy bắt đầu từ việc giá điện mới được tăng 3%. Thế nhưng ngay sau đó, EVN đã phải đề nghị TKV và TCT Đông Bắc cho giãn thời gian thanh toán tiền mua than vì tình hình tài chính không thuận lợi. Sự việc trên cho thấy điều gì? Trước hết là việc EVN không được chủ động quyết định bài toán chi phí. Nếu đầu vào nguyên, nhiên liệu biến động thì EVN vẫn phải chấp nhận chứ không được điều chỉnh giá bán ra ở mức tương thích. Tiếp theo nữa là thực tế này phản ánh những tồn tại của bản thân EVN, xin nhấn mạnh là có yếu tố kế thừa từ quá khứ. Vì vậy điều cần thiết ở đây là cần thay đổi quan điểm về mô hình hoạt động của EVN, hay nói chi tiết hơn là thay đổi về mục tiêu, trách nhiệm và vai trò của doanh nghiệp này.

EVN là một doanh nghiệp, vậy hãy để EVN hoạt động như một doanh nghiệp thuần tuý. Việc cần làm của cơ quan quản lý là thiết lập một hành lang pháp lý ngăn ngừa sự lạm dụng thị phần để trở thành độc quyền và nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư để các doanh nghiệp khác nếu có nhu cầu cùng tham gia cung ứng, phân phối điện. Lúc này, những khoản đầu tư mang ý nghĩa xã hội chứ không có lợi ích tài chính như đưa điện về vùng xa và sâu, hải đảo…cần được hạch toán, phân bổ ở những nội dung công ích khác.

Những điều này không mới, nhưng vẫn luôn có tính thời sự nhất là trước sức ép về phát triển nguồn điện như hiện nay. Đương nhiên việc tăng giá điện, loại chi phí nhạy cảm bậc nhất hiện giờ, là câu chuyện không đơn thuần của EVN mà còn của cả nền kinh tế khi nó có thể gây thêm sức ép về chi phí sản xuất, sinh hoạt, và ảnh hưởng đến vĩ mô mà Chính phủ phải tính đến. Nhưng dù vậy, thì cũng không thể coi đó là lý do để chậm trễ thay đổi quan niệm về mô hình cũng như cách thức vận hành của ngành điện và EVN.

Những câu chuyện về tăng giá điện bao nhiêu phần trăm là phù hợp, vì sao các dự án quá chậm triển khai, rồi những ồn ào quanh việc mua bán điện năng lượng tái tạo hiện nay..v.v.. suy cho cùng cũng chỉ là hệ quả của của một phương thức quản lý. Vì vậy, để hy vọng sau này không còn đối mặt với những vấn đề tương tự thì bên cạnh quyết tâm của các cấp thẩm quyền, điều thật sự cần thiết lúc này là nghiêm túc lo lắng cho tương lai để rút ra những bài học ngay từ nguyên nhân của những rủi ro này để khắc phục triệt để, không nửa vời.

Thực tế, đây là những việc làm thực sự cấp thiết, bởi chúng ta hãy hình dung những cảnh báo về nguy cơ thiếu điện sẽ tác động tiêu cực thế nào đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đang cân nhắc có bỏ vốn vào kinh doanh ở Việt Nam hay không? Và muốn không có những sự phân vân như vậy sau này, mọi việc phải bắt đầu từ bây giờ.

Lê Sơn
Nguồn:

Đọc nhiều

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Trong các ngày từ 7 - 8/7, Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn sẽ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneve, Thụy Sỹ. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về sự kiện quan trọng này.
Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Ngày 5/7, trong khuôn khổ Lễ hội Đường phố Happy Streets Festival 2025 – sự kiện thường niên sôi động tại London quy tụ hơn 20 cộng đồng quốc tế đang sinh sống tại Vương quốc Anh – Đoàn nghệ thuật của Hiệp hội phụ nữ và trẻ em Việt Nam tại Anh lần đầu tiên tham gia và đã mang đến một chương trình biểu diễn đặc sắc, giàu cảm xúc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Kết nối giao lưu các nữ doanh nhân Việt Nam, Philippines và Kazakhstan

Kết nối giao lưu các nữ doanh nhân Việt Nam, Philippines và Kazakhstan

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu lần thứ 35 diễn ra tại Berlin, CHLB Đức từ ngày 3–5/7/2025, đoàn đại biểu Việt Nam gồm 35 thành viên của Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và 30 nữ doanh nhân thuộc Mạng lưới nữ lãnh đạo tiên phong WeLead (Việt Nam) đã có chương trình làm việc kết nối kinh doanh với các đoàn đại biểu đến từ Philippines và Kazakhstan.
Cơ hội việc làm trong ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại các công ty nước ngoài: Góc nhìn từ nhà tuyển dụng Hàn Quốc

Cơ hội việc làm trong ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại các công ty nước ngoài: Góc nhìn từ nhà tuyển dụng Hàn Quốc

Anh Ha Dong Hwan, Quản lý các dự án mới của iMarket Vietnam, chi nhánh Việt Nam của iMarket Korea (Hàn Quốc) chia sẻ về cơ hội việc làm trong ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam hiện nay.
[Ảnh] Lan tỏa giá trị truyền thống Công an nhân dân, gắn kết bạn bè quốc tế

[Ảnh] Lan tỏa giá trị truyền thống Công an nhân dân, gắn kết bạn bè quốc tế

Ngày 04/7, Bộ Công an tổ chức chương trình tham quan, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Nha Công an Trung ương (tỉnh Tuyên Quang) và Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên). Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới