--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Khỏe đẹp
09:30 | 04/04/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Căn bệnh ung thư khiến hơn 2.400 phụ nữ Việt tử vong mỗi năm

Theo Ghi nhận ung thư 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe
Vắc xin chữa ung thư của Nhật chưa được chứng nhận an toàn và hiệu quả Monsanto lại thua kiện, phải bồi thường 81 triệu USD Thỉnh vong mà chữa khỏi ung thư thì nên trao giải Nobel!

Căn bệnh ung thư phổ biến nhất của phụ nữ Việt

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu vừa được đăng tải trên Tạp chí y khoa The Lancet Oncology ngày 20/02/2019, nếu không sàng lọc và tiêm ngừa vi rút HPV, ước tính sẽ có 15 triệu phụ nữ sẽ tử vong do ung thư cổ tử cung trong số 44 triệu ca mắc mới trong vòng 50 năm tới.

Thông tin trên được các chuyên gia y tế đưa ra tại hội thảo khoa học “Vai trò của chủng ngừa trong chiến lược dự phòng HPV” vừa diễn ra dưới sự chủ trì Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh.

Căn bệnh ung thư khiến hơn 2.400 phụ nữ Việt tử vong mỗi năm

PGS. TS Cao Hữu Nghĩa - Trưởng khoa xét nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo

Về căn bệnh ung thư hay xảy ra với phụ nữ, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu tháng 2/2019 cũng cho thấy, chỉ trong năm 2018, cả thế giới ghi nhận 570.000 ca mắc ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ.

Riêng tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Đây là loại bệnh mà tế bào ung thư thường xuất phát từ vùng chuyển tiếp nơi tiếp nối tế bào biểu mô vẩy và tế bào biểu mô trụ của cổ tử cung.

Theo Ghi nhận ung thư 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, có nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.

Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những con số trên như hồi chuông cảnh báo để chị em phụ nữ quan tâm hơn đến sức khỏe của mình.

70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung liên quan hai chủng HPV 16 và 18

Theo các chuyên gia, 99,7% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung với 70% là liên quan hai chủng HPV 16 và 18. Bệnh không xảy ra đột ngột mà diễn tiến âm thầm, kéo dài từ 5-20 năm và gây tổn thương lớn đến tử cung.

Các chuyên gia của Bệnh viện K cho hay, triệu chứng ung thư cổ tử cung thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung. Điều này nhiều khả năng tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ. Bệnh cũng có nguy cơ gây tử vong khi ở giai đoạn cuối.

Vì thế các chuyên gia bệnh viện K khuyến cáo “Để phòng tránh và phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung, song song với tiêm ngừa vi rút HPV, chị em phụ nữ cũng cần đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sỹ. Phương pháp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao”

Đánh giá về lợi ích và hiệu quả của vắc xin ngừa vi rút HPV, PGS. TS Cao Hữu Nghĩa - Trưởng khoa xét nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh cho biết, vắc xin ngừa HPV có hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung gây ra bởi hai chủng HPV 16 và 18 cũng như các mụn cóc sinh dục, các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn…

Căn bệnh ung thư khiến hơn 2.400 phụ nữ Việt tử vong mỗi năm

Để phòng tránh và phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung, song song với tiêm ngừa vi rút HPV, chị em phụ nữ cũng cần đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

Mới đây, các nhà nghiên cứu ở Australia đã công bố có thể loại bỏ căn bệnh này trên toàn cầu. Theo đó, nếu có thể đạt được phạm vi tiêm chủng rộng rãi và mở rộng sàng lọc cổ tử cụng, sẽ có 149 trên 181 quốc gia có thể loại bỏ UTCTC vào nửa đầu thế kỷ này. Các nhà nghiên cứu cũng dự đoán rằng việc thực hiện các bước này sẽ ngăn ngừa tới 13,4 triệu trường hợp ung thư cổ tử cung trong vòng 50 năm tới.

5 dấu hiểu cảnh báo ung thư cổ tử cung

- Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu.

- Ra máu âm đạo bất thường.

- Ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục.

- Đau tức vùng bụng dưới.

-Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng.

Vắcxin ngừa HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi từ 9-26, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi, không quan tâm là đã có quan hệ tình dục hay chưa. Vắcxin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Liều tiêm được chỉ định 3 liều. Theo đó, liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu một tháng và liều 3 cách liều 2 tối thiểu 3 tháng.

Nguyễn Hoàng
Nguồn: Sức Khỏe Đời Sống

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao