--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại
07:59 | 23/07/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cần hành động cấp bách để phòng, chống đuối nước ở trẻ

Từ nay đến 2025, Việt Nam hướng đến 50% trẻ em từ 6-15 tuổi biết bơi, 60% trẻ em được dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
“Việt Nam là quốc gia đi đầu trong phòng, chống đuối nước”
Sự quan tâm của cha mẹ góp phần bảo vệ trẻ em trước nguy cơ đuối nước

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước (25/7), PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, trường Đại học Y tế công cộng, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Thời Đại về những biện pháp thiết thực mà gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ nhỏ cần biết để giảm thiểu tai nạn đuối nước.

Cần hành động cấp bách để phòng, chống đuối nước ở trẻ
PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, trường Đại học Y tế công cộng (Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương).

Theo đánh giá của PGS.TS Phạm Việt Cường, tỉ lệ trẻ em biết bơi ở Việt Nam còn thấp, đa số chưa đạt được mức độ "bơi an toàn" hay còn gọi là "có khả năng thoát khỏi nguy hiểm". Ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, tỉ lệ trẻ em có khả năng "bơi an toàn" chỉ đạt 1-2%. Bên cạnh đó, việc trang bị cho con trẻ những kỹ năng an toàn dưới nước như nhận biết nơi nước sâu, nông, phản ứng khi rơi xuống nước hay khi cứu đuối người khác, vẫn còn chưa thực sự được chú trọng.

Theo ước tính được Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội) đưa ra, hàng năm, có gần 2.000 trẻ em trên cả nước tử vong do đuối nước. Đặc biệt với trẻ ở nhóm tuổi 6-15, đuối nước là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong.

PGS.TS. Phạm Việt Cường cho biết, đối với trẻ ở lứa tuổi có nguy cơ đuối nước cao này, biện pháp can thiệp phù hợp nhất là dạy bơi và dạy kỹ năng an toàn nước. Còn đối với trẻ em ở nhóm tuổi 0-6 tuổi, cần ưu tiên biện pháp thường xuyên trông nom, không để trẻ tiếp xúc các vùng nước mà không có sự giám sát của người khác.

Trong cả nước, hàng năm, ước tính 100 trẻ em Việt Nam đuối nước được cứu sống. Con số này thể hiện hiệu quả của các biện pháp nâng cao kỹ năng an toàn nước ở trẻ. Việc đảm bảo sự an toàn của trẻ trước nguy cơ đuối nước nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của gia đình và cộng đồng.

PGS.TS. Phạm Việt Cường cũng khẳng định, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương nói riêng và các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức vì cộng đồng nói chung, đã dành nhiều năm để hệ thống hóa chương trình nâng cao nhận thức về gánh nặng đuối nước ở trẻ em và lan toả các biện pháp an toàn sâu rộng hơn nữa tới cộng đồng.

"Sự hợp tác với các đối tác như tổ chức từ thiện Bloomberg Hoa kỳ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình Vận động hỗ trợ chính sách toàn cầu đã kéo dài hơn 10 năm. Là một trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực an toàn và y tế công cộng, Nhiệm vụ của đơn vị nghiên cứu là đưa ra bằng chứng nhằm hỗ trợ trong việc hoạch định chính sách và đánh giá các hoạt động về can thiệp địa phương", ông Cường nói.

Cụ thể, trong thời gian cao điểm cho nguy cơ đuối nước ở trẻ em tại Việt Nam như kỳ nghỉ hè, cha mẹ được vận động, khuyến khích cho con tham gia các lớp học bơi, học kỹ năng an toàn phòng, chống đuối nước miễn phí. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, các bạn nhỏ và cả cha mẹ sẽ được trang bị kiến thức kỹ năng an toàn phòng, chống đuối nước.

Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nghiên cứu nói trên không chỉ được tiến hành bài bản hơn mà còn mở rộng về quy mô và thời gian. Ngoài ra, một phần quan trọng của hợp tác là tăng cường năng lực nghiên cứu, được tiếp cận các phương pháp nghiên cứu đã được công nhận trên thế giới.

Các kết quả nghiên cứu đóng góp quan trọng trong việc mang lại những thông điệp cộng đồng về phòng, chống đuối nước vừa xác thực vừa có tính lan tỏa cao.

"Cái chiến lược dài hạn về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, chương trình an toàn đuối nước đều phải dựa trên những căn cứ của nghiên cứu để làm rõ tại sao cần thiết phải học bơi và học như thế nào? Kết quả nghiên cứu không chỉ được chia sẻ với giới học thuật, mà sẽ được truyền tải tới cộng đồng bằng những thông điệp khác nhau", ông Cường chia sẻ.

Đuối nước hoàn toàn có thể phòng tránh được

Cần hành động cấp bách để phòng, chống đuối nước ở trẻ
Các tình nguyện viên của tổ chức Hue Help trong một buổi dạy bơi cho trẻ em (Ảnh: Hue Help).

Việt Nam là một trong hai quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận trong 5 thành tựu về phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2022 với tỉ lệ đuổi nước trẻ em trong hơn 10 năm qua là 3-5%/năm. Tuy nhiên, hàng năm, tai nạn đuối nước vẫn lấy đi sinh mạng của gần 2.000 trẻ em Việt Nam, là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 16 tuổi.

Theo ý kiến của chuyên gia, đối với trẻ ở lứa tuổi có nguy cơ đuối nước cao (6-15 tuổi), biện pháp phù hợp nhất là dạy bơi và dạy kỹ năng an toàn nước. Tại Việt Nam, Chương trình Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành hướng đến 50% trẻ em từ 6-15 tuổi biết bơi, 60% trẻ em được dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước trong giai đoạn 2023 - 2025.

Infographic: Những điều cần biết để phòng tránh đuối nước cho trẻ em Infographic: Những điều cần biết để phòng tránh đuối nước cho trẻ em
“Việt Nam là quốc gia đi đầu trong phòng, chống đuối nước” “Việt Nam là quốc gia đi đầu trong phòng, chống đuối nước”
Huyền Nhung
Nguồn:

Tin bài liên quan

[Video] Plan International hỗ trợ xây dựng bể bơi đầu tiên cho trẻ em vùng sâu Kon Tum

[Video] Plan International hỗ trợ xây dựng bể bơi đầu tiên cho trẻ em vùng sâu Kon Tum

Mùa hè năm nay trở nên đặc biệt và ý nghĩa hơn với các em học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (xã Đắk Tờ Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) khi lần đầu tiên một bể bơi đạt chuẩn được xây dựng ngay trong khuôn viên nhà trường. Đây là công trình do tổ chức Plan International Việt Nam tài trợ, nhằm trang bị kỹ năng bơi lội và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em vùng sâu, vùng xa - nơi còn thiếu điều kiện học thực hành và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước.
WHO: Việt Nam tiến bộ ấn tượng trong bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh

WHO: Việt Nam tiến bộ ấn tượng trong bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh

Ngày 8/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi thúc đẩy hành động nhằm đảm bảo mọi bà mẹ và trẻ sơ sinh đều nhận được sự chăm sóc xứng đáng. Tiến sỹ Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá: "Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng trong việc bảo vệ sinh mạng của những thành viên nhỏ tuổi nhất trong xã hội và các bà mẹ".
Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh

Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh

Đến năm 2035, 90% học sinh được thực hành kỹ năng phòng, chống đuối nước, tối thiểu 30% trường tiểu học có bể bơi... Đây là một số mục tiêu được đặt ra trong chương trình Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025-2035 được Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký quyết định phê duyệt.

Đọc nhiều

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Từ ngày 04-06/7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Biển Đông. Sự kiện do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary vừa phối hợp chính quyền quận 3, thủ đô Budapest tổ chức Ngày Văn hóa Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim tư liệu, giới thiệu đất nước, con người và các thành tựu sau 40 năm Đổi mới.
Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Từ ngày 01/7/2025, Việt Nam chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên toàn quốc. Nhiều kiều bào tại Lào, Israel, Indonesia bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, đồng thời kỳ vọng vào một bước chuyển lớn trong bộ máy hành chính - hướng tới hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và gần dân hơn.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Nhật Bản mở rộng điểm đến và thời gian du lịch tới du khách Việt

Nhật Bản mở rộng điểm đến và thời gian du lịch tới du khách Việt

Không chỉ giới hạn ở những điểm đến quen thuộc như “Cung đường vàng” Osaka - Kyoto - Toyohashi - Phú Sĩ - Tokyo, Nhật Bản đang mở rộng cánh cửa chào đón du khách Việt Nam đến với những điểm đến địa phương độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa và cảnh sắc theo mùa hấp dẫn.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...