--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
10:45 | 07/05/2016 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Căng thẳng biển Đông đe dọa hòa bình ổn định khu vực

Thời gian qua, tình hình Biển Đông tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới, căng thẳng leo thang với hàng loạt hành động vi phạm từ Trung Quốc. Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam vừa có ý kiến về việc này.

Thời gian qua, tình hình Biển Đông tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới, căng thẳng gia tăng với việc Trung Quốc sau khi xây dựng với quy mô lớn trên các đảo đã triển khai hàng loạt các bố trí quân sự, vũ khí, hoạt động phối hợp quân – dân sự ở khu vực Biển Đông, đặc biệt là ở quần đảo Hoàng Sa và một số cấu trúc thuộc Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt trong những năm 1956, 1974, 1988. Những hoạt động phản ứng đáp trả của một số nước cũng đang diễn ra ở khu vực Biển Đông. Tình hình đang dẫn đến những mối đe dọa nguy hiểm đối với hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

Trung Quốc nói rằng các hoạt động quân sự của họ ở Biển Đông có tính phòng thủ, hạn chế và không nhằm bá quyền quân sự trong khu vực; và rằng Trung Quốc cam kết không quân sự hóa Biển Đông. Nhưng diễn biến thực tế cho thấy hành động của Trung Quốc hoàn toàn ngược lại với những gì Trung Quốc nói.

cang thang bien dong de doa hoa binh on dinh khu vuc

‘Quân đoàn’ tàu cá chuyên đánh bắt trái phép của Trung Quốc đã không ít lần khiến tình hình Biển Đông dậy sóng. Ảnh AFP

Tháng 2/2016 Trung Quốc đã triển khai hai đơn vị tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 và máy bay chiến đấu J-11 ra đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Việc Trung Quốc lắp đặt radar quân sự, triển khai tên lửa đất đối không và chống tàu ngầm cho thấy rõ Trung Quốc đang mở rộng sự kiểm soát không phận và vùng biển trong khu vực và khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Về phía Mỹ, liên tiếp trong tháng 10/2015 và tháng 1/2016, Mỹ đã tiến hành các hoạt động thuộc chương trình chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông, điều tàu khu trục USS Lassen và tàu USS Curtis Wilbar đi vào khu vực bãi đá ở Trường Sa và khu vực quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng, đưa máy bay B-52 và tàu sân bay vào khu vực Biển Đông.

Những căng thẳng mới ở Biển Đông làm cho tình hình ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. ASEAN, EU, nhiều nước trong và ngoài khu vực (Nhật Bản, Ấn Độ, Úc...) ngày càng quan ngại sâu sắc trước những động thái mới của Trung Quốc và sự gia tăng căng thẳng cũng như nguy cơ xảy ra xung đột ở khu vực.

Tại Liên hợp quốc cũng như các diễn đàn quốc tế khác, Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc đang tiến hành ở Biển Đông; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động đơn phương, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và Luật pháp quốc tế, có hành động thiết thực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Hơn nữa, cần làm rõ rằng những nơi mà Trung Quốc đang tiến hành quân sự hóa, tìm cách khẳng định yêu sách chủ quyền và quyền chủ quyền và quyền tài phán lại là lãnh thổ thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia khác, không phải của Trung Quốc. Việc Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa và một số cấu trúc ở Trường Sa của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng Luật pháp quốc tế. Cũng như các quốc gia có chủ quyền khác, Việt Nam có quyền bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của mình, có quyền lựa chọn những biện pháp thích hợp để tự bảo vệ. Việt Nam luôn duy trì quan điểm là mọi tranh chấp cần phải được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc, các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.

Trong nhiều năm qua, nhân dân Việt Nam phải ra sức đối phó với những khó khăn thử thách, do những hậu quả nặng nề của chiến tranh, còn phải ứng phó với thiên tai hạn hán nặng nề, và tình hình biến đổi khí hậu... Nhưng nổi lên một cách khẩn trương và thiết thực là phải bảo vệ hòa bình, an ninh, bảo vệ chủ quyền độc lập đã giành được bằng bao nhiêu hy sinh xương máu.

Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam xin thông báo và kêu gọi tất cả bạn bè trong cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm đến tình hình nghiêm trọng đang diễn ra ở Biển Đông và có những nỗ lực để đóng góp cho việc giải quyết các tranh chấp ở đây thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế, bao gồm công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), bảo vệ hòa bình, an ninh của cả khu vực và thế giới.

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, không chờ động thái từ Mỹ; Israel đối mặt nguy cơ bị cô lập vì chiến dịch ở Gaza; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 21/5.
Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 21/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hải Phòng thúc đẩy hợp tác Việt - Hàn trong công nghệ và nhân lực chất lượng cao

Hải Phòng thúc đẩy hợp tác Việt - Hàn trong công nghệ và nhân lực chất lượng cao

Ngày 20/5, Sở Ngoại vụ Hải Phòng phối hợp Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng và Hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng (KOCHAM Hải Phòng) tổ chức tọa đàm “Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại thành phố Hải Phòng”. Sự kiện nhằm tăng cường kết nối, tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và phát triển nguồn nhân lực.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Ngày 19/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam để khảo sát tình hình phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông đã đến làm việc tại Công ty TNHH Tập đoàn Vòng bi Lạc Dương, Chùa Bạch Mã và Hang đá Long Môn – những địa danh tiêu biểu cho cả “sức mạnh cứng” trong sản xuất chế tạo và “sức mạnh mềm” của di sản văn hóa Trung Hoa.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 27/5/2025.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới