--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Khỏe đẹp
15:57 | 26/09/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cảnh báo nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang bùng phát

Thời gian gần đây, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tưởng như đã được khống chế lại đang có xu hướng bùng phát trở lại như: Whitmore, bạch hầu, ho gà, lao, sởi…
Đà Nẵng: Một phụ nữ tử vong vì sốt xuất huyết Bộ Y tế cảnh báo 9 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, buộc phải cách ly Mắc "căn bệnh truyền nhiễm" Copycat, Trung Quốc đang nuôi tham vọng viển vông?
nhieu benh truyen nhiem nguy hiem dang bung phat
Bệnh nhân mắc vi khuẩn Whitmore gây tổn thương áp xe mũi.

Nguy cơ bùng phát dịch

Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương đã liên tục tiếp nhận các ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore, căn bệnh khiến nhiều người lầm tưởng mới xuất hiện nhưng đã có cách đây hơn nửa thế kỷ và tưởng như đã lùi xa.

Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân mắc vi khuẩn Whitmore gây tổn thương áp xe mũi. Bệnh nhân phải nằm viện điều trị hơn 3 tuần với phác đồ kháng sinh đặc hiệu truyền tĩnh mạch liều cao và đã khoẻ mạnh, hồi phục phần tổn thương tại cánh mũi. Ngay sau đó, tại Hà Tĩnh cũng ghi nhân thêm trường hợp mắc bệnh nguy hiểm này.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), căn bệnh do vi khuẩn nguy hiểm Whitmore đang có nguy cơ gia tăng thời gian gần đây. Chỉ trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận tới 12 ca mắc Whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong. Bệnh do vi khuẩn Whitmore là loại bệnh truyền nhiễm, có tỷ lệ tử vong rất cao (tới 40%). Nếu như trước đây, trong vòng 5 - 10 năm mới có khoảng 20 ca mắc Whitmore, thì chỉ từ đầu năm 2019 đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca. Đặc biệt, các trường hợp nặng chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Mới đây, tại Đắk Lắk đã xuất hiện ổ dịch bạch hầu sau hơn chục năm không ghi nhận ca bệnh, khiến một trẻ bị tử vong, 3 ca có kết quả dương tính với bệnh bạch hầu và hơn 30 người nghi ngờ mắc bệnh được cách ly theo dõi tại các cơ sở điều trị. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, tỉnh Đăk Lăk đã phối hợp với ngành y tế vào cuộc ngăn chặn dịch, cấp thuốc đặc trị cho người dân trong vùng xuất hiện ca bệnh; đồng thời tổ chức diệt khuẩn bằng hóa chất, hạn chế người dân đi vào vùng có ca bệnh… Cách đây không lâu tại Quảng Nam cũng đã từng rải rác ghi nhận ca bệnh bạch hầu và đã ngăn chặn kịp thời.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh truyền nhiễm cũng đã từng được khống chế trước đây cũng đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Như bệnh ho gà gần đây cũng ghi nhân rải rác ca bệnh tại các địa phương, nhiều ca bệnh nhập viện trong tình trạng đã biến chứng nặng.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đánh giá: Việt Nam đã thanh toán được các bệnh như: Đậu mùa, bại liệt; loại trừ và khống chế nhiều bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, hiện một số bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát nhưng có xu hướng gia tăng trở lại, như: Sốt xuất huyết, sởi, dại, lao, bạch hầu… Một số bệnh bùng phát do ít được quan tâm nhưng thực sự nguy hiểm và gánh nặng cho xã hội. Bên cạnh đó, hiện tượng kháng thuốc cũng đã xuất hiện ở nhiều chủng vi khuẩn, ký sinh trùng, sốt rét…

Hiện nay các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi trong nước và thế giới. Nguyên nhân là do sự giao lưu, đi lại thuận tiện giữa các nước, cộng thêm với sự biến đổi liên tục do vi sinh vật gây bệnh, do biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa, điều kiện vệ sinh môi trường, quá trình di dân của người dân… dẫn đến dễ bùng phát dịch bệnh.

Tăng cường tiêm chủng, phòng bệnh

Các chuyên gia cũng đánh giá, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến một số bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng bệnh quay trở lại là do người dân không tiêm chủng đầy đủ.

nhieu benh truyen nhiem nguy hiem dang bung phat
Ảnh minh hoạ

Trong khi đó, công tác tiêm chủng trên toàn quốc đang đứng trước những thách thức mới, trẻ bị trì hoãn tiêm chủng do người lớn ngần ngại với vắc xin hay cha mẹ chưa nắm, không nhớ được lịch tiêm nên không cho con đi tiêm chủng hoặc tiêm chậm lịch. Thậm chí, có những cha mẹ e ngại phản ứng sau tiêm và quyết chờ vắc xin dịch vụ; nhiều cha mẹ từ chối tiêm chủng với quan điểm “thuận tự nhiên”… Bài học từ việc từ chối vắc xin đã để lại hậu quả là vụ dịch sởi nghiêm trọng năm 2014, hay các ca bệnh bạch hầu, ho gà vừa qua.

Vắc xin chỉ có hiệu quả phòng bệnh trực tiếp cho từng cá nhân, nhưng chỉ khi được triển khai trên diện rộng, vắc xin mới phát huy hết tác dụng gián tiếp tạo ra hàng rào miễn dịch bảo vệ cho cả cộng đồng. Chỉ khi cộng đồng đạt tỷ lệ tiêm chủng cao trên 90- 95%, có nền tảng miễn dịch vững chắc thì cho dù mầm bệnh xâm nhập nhưng do có ít đối tượng cảm nhiễm nên bệnh không thể lan rộng. Nếu tiêm chủng tỷ lệ thấp hoặc ngừng tiêm chủng thì hàng rào miễn dịch bị phá vỡ, không đủ người có miễn dịch trong cộng đồng, mầm bệnh dễ dàng lan tràn, nguy hiểm nhất là với những trẻ nhỏ chưa đủ điều kiện để tiêm chủng sẽ bị tấn công với tỷ lệ biến chứng và tử vong cao.

Để tăng cường phòng các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo: Với những bệnh đã có vắc xin, người dân và cộng đồng cần thực hiện tốt về tiêm chủng phòng bệnh và an toàn tiêm chủng: Các gia đình cần đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng; cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng đủ 30 phút sau tiêm để theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra. Tiếp tục theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: tinh thần; bú mẹ; ăn; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng tại chỗ tiêm… để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Với các bệnh truyền nhiễm chưa có vắc xin như: Tay chân miệng, sốt xuất huyết, Whitmore… để phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nơi ở như: Phát quang bụi rậm, không để muỗi phát sinh; thường xuyên vệ sinh nhà ở, lau bề mặt vật dụng; thực hiện tốt ăn chín, uống sôi; sử dụng nhà vệ sinh đảm bảo; đảm bảo vệ sinh trong lao động, khi tiếp xúc với bùn đất.

Người dân cũng hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, hạn chế những nơi tụ tập đông người khi có dịch bệnh; khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần kịp thời đến các cơ sở y tế khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Nguyệt Thư
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hoảng hốt với chuyện người lớn quay cuồng cùng dịch bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ

Hoảng hốt với chuyện người lớn quay cuồng cùng dịch bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ

TĐO-Bộ Y tế công bố báo cáo từ đầu năm 2018, cả nước có hàng nghìn trường hợp sốt phát ban do sởi và nhiều dịch bệnh truyền nhiễm tăng cao ở trẻ nhỏ. Các gia đình không chỉ phải chống trọi với sởi, sốt xuất huyết mà tay chân miệng cũng "le lói" tấn công nhiều bệnh nhi.
Nhiều bà mẹ hốt hoảng, lo sợ con mắc bệnh truyền nhiễm vì vắc-xin 5 trong 1 ở TP.HCM đồng loạt hết sạch

Nhiều bà mẹ hốt hoảng, lo sợ con mắc bệnh truyền nhiễm vì vắc-xin 5 trong 1 ở TP.HCM đồng loạt hết sạch

Trạm y tế phường, Bệnh viện và thậm chí là Trung tâm y tế dự phòng đều không còn vắc-xin Quinvaxem trong khi vắc-xin mới thay thế chưa về kịp đã khiến hàng loạt trẻ rơi vào tình cảnh đến ngày chích ngừa nhưng không có thuốc.
Bộ Y tế công bố 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018

Bộ Y tế công bố 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018

TĐO – Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ban hành Thông tư 38/2017/TT-BYT "Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”. Theo thông tư, 10 bệnh truyền nhiễm sẽ bắt buộc cần tiêm chủng, áp dụng cho trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi.
Triều Tiên ứng phó dịch truyền nhiễm mới bùng phát

Triều Tiên ứng phó dịch truyền nhiễm mới bùng phát

Ngày 16/6, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Triều Tiên đang phải ứng phó với một đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm ở khu vực Tây Nam nước này.
TP Hồ Chí Minh tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

TP Hồ Chí Minh tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Bất kỳ người dân nào trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ được cách ly y tế, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới nếu có kết quả dương tính với bệnh đậu mùa khỉ.
Hà Nội yêu cầu rửa tay, đeo khẩu trang nơi công cộng

Hà Nội yêu cầu rửa tay, đeo khẩu trang nơi công cộng

Chính quyền TP. Hà Nội yêu cầu người dân không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19: rửa tay, đeo khẩu trang ở những nơi công cộng tập trung đông người.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao