--> -->
Trang chủ Kinh tế
18:18 | 16/11/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030: Thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế

Ngày 16/11, phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng nhấn mạnh, việc nghiên cứu xây dựng các giải pháp; trong đó các giải pháp về tài chính, ngân sách nhà nước trong bối cảnh dịch COVID-19 cho phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay là hết sức cấp thiết.
Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng phát biểu khai mạc. Ảnh: TTXXN

Theo Thứ trưởng Võ Thành Hưng, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020. Sau gần 10 năm thực hiện, kết quả đạt được từ việc triển khai các nội dung của chiến lược là khá toàn diện, góp phần quan trọng vào việc củng cố các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực tài chính, củng cố tiềm lực tài chính quốc gia, cải thiện dư địa tài chính. Vì vậy, trong 2 năm qua về mặt chính sách tài khóa, chúng ta đã chủ động đưa ra các giải pháp về tài chính, ngân sách ứng phó có hiệu quả trước tác động của dịch COVID-19.

Theo đó, đã huy động tổng hợp các nguồn lực trong và ngoài nước đảm bảo đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 bằng 33,7% GDP, đạt mục tiêu (32-34% GDP) và cao hơn giai đoạn 2011-2025 (31,7% GDP).

Chính sách thuế, phí đã được rà soát, hoàn thiện cùng với việc đẩy mạnh và hiện đại hóa quản lý thu ngân sách nhà nước, quy mô thu ngày càng tăng, giai đoạn 2011 - 2020 cao gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2001 - 2010. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 24,7% GDP.

Cơ cấu thu ngân sách bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tỷ trọng thu nội địa tăng từ mức bình quân 68,7% giai đoạn 2011-2015 lên 82% giai đoạn 2016-2020, đến năm 2020 đạt 85,6%.

Mặc dù vậy, theo Thứ trưởng Võ Thành Hưng, bên cạnh các kết quả tích cực, việc thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 cũng gặp những khó khăn, thách thức từ sự biến động của môi trường kinh tế, chính trị thế giới cũng như những yếu kém nội tại của nền kinh tế chưa được giải quyết.

Chú thích ảnh
Ông Sebastian Paust, Trưởng phòng, Tham tán phụ trách phát triển, Đại sứ quán CHLB Đức phát biểu. Ảnh: TTXXN

Đặc biệt, về chính sách tài khoá, tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19, một mặt phải tăng chi đột xuất và quy mô lớn; mặt khác do tác động của dịch bệnh và việc thực hiện các giải pháp miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, nên thu ngân sách nhà nước năm 2020 không đạt dự toán, nhưng mức hụt thu thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó. Điều này, đòi hỏi Chính phủ phải có giải pháp tài chính tổng thể cùng với nguồn lực cụ thể nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.

TS. Nguyễn Như Quỳnh, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, quan điểm của Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 là chính sách tài chính quốc gia phải đóng vai trò tiên phong trong việc huy động, giải phóng, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ , đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số góp phần định hướng, dẫn dắt các nguồn lực xã hội vào các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Vì vậy, theo ông Quỳnh, để thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì cần chú trọng hoàn thiện chính sách huy động các nguồn lực tài chính quốc gia nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển; hướng tới một hệ thống thu ngân sách nhà nước đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục cơ cấu lại thu theo hướng bền vững, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ, hiệu quả bội chi ngân sách nhà nước, nợ công phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng vay - trả nợ của nền kinh tế; từng bước cải thiện dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia.

TS Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, để xây dựng một thị trường tài chính lành mạnh và hiệu quả, hạn chế nguy cơ tổn thất từ các cuộc khủng hoảng hệ thống, Việt Nam cần phải tập trung cải cách khu vực tài chính dựa trên quan điểm khuyến khích, nghĩa là thiết lập một hệ thống các quy định và chế tài để các thành viên thị trường nhận thức đó là lợi ích tốt nhất trên cơ sở đó hành động một cách hiệu quả và thận trọng.

Chú thích ảnh
Các đại biểu tham luận tại diễn đàn. Ảnh: TTXXN

Theo đó, phải quản lý, phát triển hoạt động của hệ thống ngân hàng theo hướng vừa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, vừa duy trì ổn định; phát triển thị trường vốn và cơ sở nhà đầu tư; tăng cường quy định và giám sát thận trọng.

Đồng thời nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính để chủ động trước những thay đổi mạnh mẽ đến từ công nghệ tài chính trong thời gian tới, đa dạng các kênh cung cấp thông tin để phát triển các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhưng giá thành rẻ hơn.

Triển vọng phát triển nền kinh tế Internet Việt Nam Triển vọng phát triển nền kinh tế Internet Việt Nam
Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 220 tỉ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia. Đây là thành quả được đánh giá dựa trên sự thúc đẩy bởi nền tảng người tiêu dùng và doanh nghiệp kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, sự tăng tốc trong Thương mại điện tử, Giao thức ăn và Dịch vụ tài chính kỹ thuật số.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trình Quốc hội vào kỳ họp tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trình Quốc hội vào kỳ họp tới
Là Bộ trưởng cuối cùng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, chiều 11/11, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ trả lời về nhóm vấn đề thứ tư liên quan đến giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19 Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19
Các hiệp hội, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đánh giá cao môi trường đầu tư của Đồng Nai; một số doanh nghiệp FDI đã đề nghị tỉnh sớm ưu tiên đủ vaccine cho doanh nghiệp để tiêm phòng cho người lao động và có chính sách linh hoạt, chi tiết và rõ ràng hỗ trợ doanh nghiệp đưa lao động trở lại nhà máy để sớm hoạt động trở lại bình thường.
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kinh tế tuần hoàn giúp dệt may Việt Nam chiếm ưu thế cạnh tranh

Kinh tế tuần hoàn giúp dệt may Việt Nam chiếm ưu thế cạnh tranh

Chuyển đổi tuần hoàn chính là chìa khóa phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo khả năng tồn tại, giúp các doanh nghiệp chiếm ưu thế cạnh tranh trong tương lai.
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới

Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới

Kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trên một nửa chặng đường; đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự, đồng USD mạnh lên khiến áp lực tỷ giá tăng nhanh tại các quốc gia mới nổi… Mặc dù vậy, hầu hết các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đều cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 8,3-8,5% trong năm 2025 hoàn toàn có khả năng thực hiện để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để đất nước tự tin bước vào giai đoạn 2026-2030, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.
Việt Nam là địa chỉ cung ứng hàng hóa tin cậy

Việt Nam là địa chỉ cung ứng hàng hóa tin cậy

Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, là nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng quốc tế, địa điểm cung ứng hàng hóa cạnh tranh cho thị trường toàn cầu.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Tình nghĩa thầy trò Việt - Nga qua triển lãm tại Moscow (Nga)

Tình nghĩa thầy trò Việt - Nga qua triển lãm tại Moscow (Nga)

Trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga ngày 23/7, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly, dự khai mạc triển lãm nghệ thuật “Thầy - Trò: Giai điệu của hành trình” tại Học viện Nghệ thuật Nga. Sự kiện tôn vinh tình thầy trò bền chặt giữa các thế hệ nghệ sĩ Việt - Nga, góp thêm dấu ấn vào 75 năm hữu nghị giữa hai dân tộc.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Cà Mau nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế

Cà Mau nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác thông tin đối ngoại đóng vai trò ngày càng quan trọng, không chỉ là cầu nối văn hóa mà còn là đòn bẩy chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế...
Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.