--> -->
Trang chủ Kinh tế
21:25 | 05/12/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chính sách phục hồi phải có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững” diễn ra vào sáng 5/12, đại biểu là các chuyên gia trong nước và quốc tế đã phân tích, đánh giá, đề xuất, khuyến nghị nhiều giải pháp để duy trì đà phục hồi kinh tế trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID - 19. Nhiều ý kiến đại biểu nhận định, các chính sách phục hồi phải có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài.
Cân nhắc chia chính sách tài khoá và tiền tệ thành 3 giai đoạn Cân nhắc chia chính sách tài khoá và tiền tệ thành 3 giai đoạn
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững
Chính sách phục hồi phải có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài
TS. Cấn Văn Lực: Chính sách được ban hành cần bảo đảm bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài. Ảnh: TTXVN

Phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ

Là đại biểu được mời phát biểu đầu tiên, tham luận với tiêu đề: “Một số gợi ý chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh và làm cho kinh tế thế giới suy thoái sâu; một số quốc gia phục hồi khá nhanh, nhưng không đồng đều và còn nhiều rủi ro, thách thức, trong đó có rủi ro địa chính trị, lạm phát, giá cả tăng; lợi nhuận của doanh nghiệp giảm;…

Khuyến nghị các chính sách hỗ trợ, TS.Cấn Văn Lực nhấn mạnh quan điểm phải hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu, có sự phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác.

Bên cạnh đó, các chính sách được ban hành cũng cần bảo đảm bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài; có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng quan tâm đến tính khả thi và phải triển khai nhanh.

Về phạm vi của chính sách, TS.Cấn Văn Lực nhấn mạnh, cần quan tâm giảm chi phí; giãn, hoãn nghĩa vụ tài chính; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp; quan tâm hơn nữa cho an sinh xã hội…

TS.Cấn Văn Lực cũng đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT, giảm phí bảo hiểm xã hội, thuế bảo vệ môi trường; có bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, có gói hỗ trợ lãi suất, cùng với đó là ứng trước các chi phí như tiền lương, phòng, chống dịch cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ưu tiên phát triển các dự án liên kết vùng, các dự án mang tính trọng điểm, có tính lan tỏa cao.

Ngoài ra, trong phục hồi kinh tế, TS.Cấn Văn Lực cũng đề nghị đối với các chính sách an sinh xã hội cần triển khai hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đào tạo nghề. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Ngoài ra, nhấn mạnh nguồn lực và huy động nguồn lực thực hiện chính sách là điều quan trọng, TS.Cấn Văn Lực cho rằng cần thực hiện tiết giảm chi phí, đẩy mạnh việc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước, phát hành trái phiếu Chính phủ…Cùng với đó, cần hết sức quan tâm tháo gỡ các rào cản thể chế để tăng khả năng hấp thụ của nền kinh tế gắn liền với triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách kiểm soát rủi ro.

Ở góc độ khác, ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, các gói hỗ trợ của Việt Nam nên ưu tiên cho các biện pháp ngắn hạn, như hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp bởi biện pháp ngắn hạn sẽ tác động đến tiềm năng, sự phát triển của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn. Đồng thời, trong giai đoạn trung hạn và dài hạn, Việt Nam nên thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tập trung vào phát triển hạ tầng xanh, chuyển đổi số…

Chính sách phục hồi phải có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài
Các chuyên gia trong nước và quốc tế đề xuất, khuyến nghị nhiều giải pháp để duy trì đà phục hồi kinh tế trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID - 19 tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng số, nền tảng số

Chỉ ra hàng loạt thách thức mà kinh tế thế giới hiện đang phải đối mặt, đồng thời phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2021 cùng các vấn đề đặt ra hiện nay như vấn đề nguy cơ lạm phát, nguy cơ nợ xấu…, PGS.TS Bùi Quang Tuấn- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã chỉ rõ những lợi ích của phát triển kinh tế số đối với quốc gia là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành/lĩnh vực mới, tạo việc làm, thay đổi cơ cấu việc làm, nâng cao chất lượng lực lượng lao động, tăng chất lượng dịch vụ công.

Lợi ích đối với doanh nghiệp là tăng năng suất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng thị phần, thay đổi linh hoạt hơn, kết nối với khách hàng, nhân viên, đối tác và nhà cung cấp nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình ra quyết định.

Kinh tế số cũng mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng như chất lượng sản phẩm được cải thiện do ứng dụng công nghệ tiên tiến; mua hàng mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có điện thoại thông minh hoặc máy tính kết nội mạng internet; giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn so với mua qua kênh truyền thống do chi phí sản xuất và phân phối được cắt giảm; thuận tiện trong thanh toán do không phải sử dụng tiền mặt…

Từ những phân tích nêu trên nêu, PGS.TS.Bùi Quang Tuấn đã chỉ ra một số định hướng và giải pháp phục hồi và phát triển bền vững nền kinh tế từ góc độ của chuyển đổi số và kinh tế số. Theo đó, cần rà soát, hoàn thiện pháp luật theo hướng thuận lợi hóa mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh và đầu tư cho các doanh nghiệp, chú ý đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, để phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng số.

Thúc đẩy kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin dữ liệu số hóa trong nước, phát huy vai trò của nguồn tài nguyên số phục vụ cho kinh tế số, thúc đẩy kết nối và chia sẻ thông tin của các cơ quan quản lý, bộ, ngành Trung ương, địa phương. Đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng số, nền tảng số, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai, phát huy vai trò của các quỹ tài chính hỗ trợ đổi mới sáng tạo, khuyến khích thương mại hoá và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích và hỗ trợ ứng dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh.

Đẩy nhanh quá trình thử nghiệm và khẩn trương ứng dụng đại trà các công cụ thanh toán điện tử, tiền số và các hình thức kinh doanh và dịch vụ kinh tế số không dùng tiền mặt; khuyến khích phát triển các định chế tài chính mới như Fintech. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong quản lý tài chính, thuế, an sinh xã hội, y tế, giáo dục.

Về dài hạn, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn cho rằng cần phải có cách tiếp cận tổng thể, hệ thống hơn. Cần phải chú ý tới các yếu tố của một hệ sinh thái đầy đủ của chuyển đổi số. Đồng thời cần phải chú ý tới xu hướng phục hồi xanh đang trở thành một xu hướng nổi trội trên thế giới. Các giải pháp để thực hiện chuyển đổi số và phát triển kinh tế số cần phải được lồng ghép tốt với thực hiện các giải pháp của chiến lược tăng trưởng xanh.

Ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam nhận định, kinh tế thế giới đang trong quá trình phục hồi bất chấp các đợt dịch COVID-19 bùng phát, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng trong bối cảnh giá đầu vào ngày càng tăng và chuỗi cung ứng gián đoạn. Tiến trình hồi phục này có lợi cho Việt Nam, tuy nhiên, mức độ phục hồi của các nước phụ thuộc lớn vào tỷ lệ tiêm chủng. Tăng trưởng sụt giảm mạnh trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở mức thấp để lại những vết sẹo trong trung hạn tại các nước mới nổi và đang phát triển với không gian chính sách hạn chế, phụ thuộc vào lĩnh vực du lịch.

Theo ông Francois Painchaud, trong năm 2021, Việt Nam đối mặt với đợt dịch bùng phát lớn hơn và dai dẳng hơn đã tác động nhiều mặt đến nền kinh tế. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải rất nhiều thách thức. Hiện Việt Nam đang dần hồi phục lại nền kinh tế. Đại diện IMF khuyến nghị Việt Nam thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi cần thiết như: Tạo không gian tài khóa dồi dào; tăng chi tiêu cho y tế, tiêm chủng và trợ cấp; tăng cường đầu tư công; hỗ trợ đầu tư tư nhân; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam Francois Painchaud cho rằng mục tiêu phục hồi và phát triển của Việt Nam có thể đạt được nhưng đòi hỏi những cải cách cơ cấu quyết liệt hơn để phục hồi mạnh mẽ, cải thiện khả năng chống chịu trước đại dịch, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Ông Francois Painchaud cho rằng, các chương trình hồi phục đã được Việt Nam cân nhắc rất kỹ nhưng cũng cần hết sức quan tâm thực hiện một cách quyết đoán và nhanh chóng hơn nữa.

Thống kê phải chính xác, khách quan, thống nhất, kịp thời phục vụ phát triển KT-XH Thống kê phải chính xác, khách quan, thống nhất, kịp thời phục vụ phát triển KT-XH
Chiều 25/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thống kê sửa đổi với nhiều ý kiến xác đáng, được cơ quan soạn thảo và thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu.
Bộ TN&MT phấn đấu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện sẽ được cấp trực tuyến Bộ TN&MT phấn đấu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện sẽ được cấp trực tuyến
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành kế hoạch cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2025, trong đó phấn đấu 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%; 100% thủ tục hành chính nội bộ được công bố, công khai theo quy định và cập nhật kịp thời.
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải có tầm nhìn dài hạn Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải có tầm nhìn dài hạn
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 4, chiều 13/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp quốc gia.
Theo Báo Chính phủ/VGP
Nguồn: baochinhphu.vn

Tin bài liên quan

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thêm 4 mặt hàng nông sản Việt Nam được xuất chính ngạch sang Trung Quốc

Thêm 4 mặt hàng nông sản Việt Nam được xuất chính ngạch sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch mặt hàng ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo sang Trung Quốc.
Giữa bất ổn kinh tế, giá vàng có thể chạm 4.000 USD/ounce?

Giữa bất ổn kinh tế, giá vàng có thể chạm 4.000 USD/ounce?

Giá vàng thế giới vừa vượt mốc 3.200 USD/ounce và được dự báo có thể tiếp tục tăng lên 4.000 USD trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đối mặt với bất ổn gia tăng.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025.
Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Ngày 21/4, Trung tâm Việt Nam học tại Đại học Ratjabath Udon Thani (tỉnh Udon Thani, Thái Lan) đã tổ chức Lễ Khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Mở cửa phiên sáng nay, mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tiếp tục tăng 5,5 triệu đồng so với sáng qua.
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND