--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
21:05 | 11/02/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Choisy-le-Roi chiếu phim và tọa đàm ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam

"Chúng tôi không từ bỏ cuộc chiến! Các bạn hãy cùng tham gia với chúng tôi!” đó là tuyên bố của bà Nicole Duchet Trampoglieri, Chủ tịch Chi hội hữu nghị Pháp - Việt Choisy-le-Roi khi kêu gọi người dân địa phương đến tham dự một buổi chiếu phim - tọa đàm nhằm bày tỏ sự ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam.
Mỹ, Anh, Ấn Độ và 7 nước khác đã công nhận Mỹ, Anh, Ấn Độ và 7 nước khác đã công nhận "hộ chiếu vaccine" của Việt Nam
Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, đến nay, hộ chiếu vaccine của Việt Nam đã được 10 quốc gia công nhận.
Cận cảnh loạt đầm dạ hội giúp mỹ nhân Việt thăng hoa trên đấu trường quốc tế năm 2021 Cận cảnh loạt đầm dạ hội giúp mỹ nhân Việt thăng hoa trên đấu trường quốc tế năm 2021
Loạt váy dạ hội đỉnh cao đã giúp các mỹ nhân Việt giành thành tích cao ở các cuộc thi sắc đẹp quốc tế trong năm 2021.
Chú thích ảnh
Khai mạc buổi chiếu phim - tọa đàm về chất độc da cam tối 10/2 tại thành phố Choisy-le-Roi. Ảnh: Thu Hà/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, bộ phim tài liệu "Chất độc da cam - Quả bom nổ chậm" do đạo diễn Hồ Thủy Tiên và Laurent Lindebrings thực hiện năm 2013 đã được trình chiếu tối 10/2 tại rạp chiếu bóng Paul Eluard của thành phố Choisy-le-Roi, ở ngoại ô thủ đô Paris.

Được tổ chức bởi Chi hội hữu nghị Pháp - Việt của thành phố, buổi chiếu phim đã thu hút đông đảo người dân địa phương và bạn bè Pháp đến xem. Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng và thị trường Choisy-le-Roi, ông Tonino Panetta, đã tham dự sự kiện.

Buổi chiếu phim được khép lại với phần giao lưu và chia sẻ với bà Trần Tố Nga, một Việt kiều và cũng là nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, về những ảnh hưởng của chất độc hủy diệt này đối với sức khỏe và môi trường.

Nhân dịp này, Chi hội hữu nghị thành phố đã kêu gọi người dân quyên góp cả về vật chất và tinh thần nhằm ủng hộ các nạn nhân da cam Việt Nam và bày tỏ sự đoàn kết với bà Trần Tố Nga trong vụ kiện các công ty hóa chất đã sản xuất hoặc cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ trong thời gian chiến tranh.

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng bày tỏ sự cảm ơn về những tình cảm là sự ủng hộ mà người dân Choisy-le-Roi nói chung và chi hội AAFV thành phố nói riêng đối với nhân dân Việt Nam và đặc biệt là nạn nhân chất độc da cam. Đại sứ khẳng định sự giúp đỡ và tình đoàn kết của bạn bè quốc tế sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau da cam của các nạn nhân và tăng cường quyết tâm của họ trong cuộc đấu tranh giành công lý.

Theo thị trưởng Tonino Panetta, buổi chiếu phim nhằm tôn vinh cuộc chiến pháp lý của bà Trần Tố Nga, đồng thời cũng là một sự ủng hộ mà thành phố Choisy-le-Roi muốn dành cho bà, cũng như với các nạn nhân da cam ở Việt Nam. Thông qua sự kiện này, ông cũng muốn mọi người dân thành phố hiểu rằng chiến tranh không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề. Dù thắng hay thua thì kết cục của mọi cuộc chiến sẽ chỉ là thảm họa và với Việt Nam, đó là thảm họa chất độc da cam.

Về phía mình, bà Nicole Duchet Trampoglieri, Chủ tịch Chi hội hữu nghị Pháp - Việt Choisy-le-Roi, cho biết sự kiện nhằm giới thiệu tới người dân địa phương, đặc biệt là giới trẻ về một thảm họa mà có thể họ chưa biết đến và cũng là một động thái nhằm ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga. "Mặc dù vụ kiện này không thành công, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh để kêu gọi chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm với các nạn nhân Việt Nam", bà khẳng định.

Là một Chi hội địa phương của Hội hữu nghị Pháp Việt (AAFV), Choisy-le-Roi những năm qua đã có nhiều hoạt động thiết thực để ủng hộ Việt Nam nói chung, và nạn nhân da cam nói riêng. Chi hội luôn nỗ lực đóng góp vào tiếng nói của nhân loại về chất độc da cam/dioxin và những hệ lụy của nó ở Việt Nam, kêu gọi các tổ chức quốc tế giúp đỡ chính phủ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh.

Cuộc chiến còn tiếp diễn

Chú thích ảnh
Bà Trần Tố Nga chia sẻ câu chuyện da cam của mình với khán giả trong buổi tọa đàm. Ảnh: Thu Hà/TTXVN

Ngay sau buổi chiếu, khán giả đã ngồi lại để nghe những chia sẻ của bà Trần Tố Nga về nỗi đau cả về thể xác và tinh thần mà bà phải chịu trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, hành trình gian nan của bà trong việc đòi lại công lý cho bà và nạn nhân da cam, cũng như sự đóng góp và ủng hộ to lớn mà bà đã và đang nhận được trong cuộc chiến này.

Năm 2014, bà Trần Tố Nga, một Việt kiều Pháp từng là phóng viên chiến trường miền Nam trong thời gian chiến tranh, đã đệ đơn kiện các công ty đa quốc gia đã sản xuất hoặc cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ trong thời gian chiến tranh, trong đó đứng đầu là công ty hóa chất nông nghiệp Monsanto - Bayer. Vào ngày 10/5/2021, tòa án Evry (ngoại ô thành phố Paris) đã đưa ra phán quyết bác đơn kiện với lý do "không có thẩm quyền xét xử". Dư luận Việt Nam và quốc tế lấy làm thất vọng về kết luận này của tòa án. Các luật sư và bà Trần Tố Nga đã quyết định kháng án và cuộc đấu tranh vì nạn nhân da cam vẫn đang tiếp tục.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, bà Trần Tố Nga cho biết, sau khi tòa án bác bỏ đơn kiện của bà, đông đảo bạn bè quốc tế và các luật sư đã bày tỏ sự đồng lòng ủng hộ bà trong việc kháng án và tiếp tục vụ kiện và điều này giúp bà có thêm sức mạnh để tiếp tục cuộc chiến. Vụ kiện về hậu quả chất độc da cam đang ngày càng được thế giới biết đến và thậm chí hiện nay, nó là cơ sở để các tổ chức xanh trên thế giới đấu tranh bảo vệ môi trường.

Nói về dự định sắp tới, bà cho biết sẽ cùng bạn bè Pháp thực hiện việc kêu gọi quyên góp để xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề cho con em khuyết tật của các nạn nhân da cam, trước mắt là ở Tây Nguyên và một số tỉnh khó khăn khác, để cho các em có nghề tự sống. Người phụ nữ ở tuổi 80 này chia sẻ: "Nếu việc tiếp tục vụ kiện là cuộc chiến đấu cuối cùng của đời tôi, thì việc xây dựng các trung tâm dày nghề này sẽ là ước mơ cuối cùng mà tôi muốn thực hiện".

Chú thích ảnh
Bà Trần Tố Nga ký tặng khán giả sách kể về câu chuyện da cam của mình. Ảnh: Thu Hà/TTXVN

Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã thực hiện các chiến dịch ném bom napalm và rải xuống Việt Nam 80 triệu lít chất diệt cỏ trong đó chứa khoảng 400 kg dioxin, một trong những chất độc mạnh nhất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống. Suốt 60 năm qua, các di chứng của chất độc giết người này vẫn còn hiện hữu, trong đất, trong nước và trên cơ thể nhiều người. Cho đến nay vẫn còn tồn tại một lượng dioxine không nhỏ ở một số khu vực làm ảnh hưởng đến môi trường, đất đai và nguồn nước. Di chứng của chất độc da cam, truyền từ đời này sang đời khác, đã và đang khiến hơn 4,8 triệu người Việt Nam phải chịu hậu quả. Những thiệt hại về sức khỏe, môi trường và xã hội là không thể đong đếm được.

Hàng năm, Nhà nước Việt Nam dành khoản ngân sách hơn 10.000 tỉ đồng để trợ cấp, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho các nạn nhân da cam, hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề của chất diệt cỏ. Trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh nói chung, chiến tranh hóa học nói riêng, nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế. Riêng tại Pháp, từ nhiều năm nay, các hội đoàn như UGVF, UJVF, Hội hữu nghị Pháp - Việt, Collectif Vietnam Dioxine… cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ nạn nhân da cam ở Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân trong đó có vụ kiện của bà Trần Tố Nga.

Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Ngày 28/12/2021, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021), đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Đại hội điển hình tiên tiến vì NNCĐDC lần thứ IV, giai đoạn 2016-2021.
Bảo đảm quyền cho nạn nhân bom mìn là ưu tiên của Việt Nam Bảo đảm quyền cho nạn nhân bom mìn là ưu tiên của Việt Nam
Xây dựng phần mềm điện tử thu thập số liệu nạn nhân bom mìn, hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp; có quỹ y tế hỗ trợ cho nạn nhân bom mìn; cung cấp sinh hoạt phí cho nạn nhân bom mìn… là những giải pháp hiệu quả hỗ trợ nạn nhân bom mìn các nước chia sẻ với Việt Nam tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về tăng cường công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn năm 2021” vừa được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.
Tiêu chí của Việt Nam để công nhận hộ chiếu vaccine của nước ngoài Tiêu chí của Việt Nam để công nhận hộ chiếu vaccine của nước ngoài
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết về tiêu chí của Việt Nam trong công nhận hộ chiếu vaccine của nước ngoài.
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

“Cúp Đại sứ Việt Nam tại Bỉ”: gây quỹ hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam

“Cúp Đại sứ Việt Nam tại Bỉ”: gây quỹ hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam

Ngày 22/6, Giải golf từ thiện “Cúp Đại sứ Việt Nam tại Bỉ” lần thứ 12 đã diễn ra tại sân golf Hulencourt, tỉnh Brabant Wallonia, Bỉ.
VUFO và tổ chức WLP tiếp tục hợp tác hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

VUFO và tổ chức WLP tiếp tục hợp tác hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Ngày 14/01, tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp bà Susan Hammond, Sáng lập viên, Giám đốc điều hành, người đại diện của tổ chức War Legacies Project (WLP - Hoa Kỳ) nhằm trao đổi về việc tiếp tục phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam.
Dick Hughes và hành trình gần 6 thập kỷ đồng hành cùng Việt Nam

Dick Hughes và hành trình gần 6 thập kỷ đồng hành cùng Việt Nam

Gần 6 thập kỷ kể từ lần đầu đặt chân đến Việt Nam, Richard Hughes (thường gọi là Dick Hughes), một diễn viên, giảng viên đại học và nhà hoạt động nhân đạo người Mỹ đã dành trọn tình thương cho trẻ em đường phố và nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.
Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Trong tuần qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đột phá trong các lĩnh vực năng lượng và thiên văn học.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.