--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
12:55 | 26/08/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Sáng 26/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tổ chức Phiên họp thứ 13 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Phiên họp. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo xem xét, cho ý kiến về các nội dung lớn: Đề án Đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia xét xử tại Toà án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; báo cáo xin ý kiến về chủ trương ban hành Quy chế tổ chức phiên toà xét xử trực tuyến tại Toà án, do Ban Cán sự Đảng Toà án nhân dân Tối cao trình.

Theo đó, Ban Chỉ đạo đã thống nhất đánh giá đối với từng nội dung trên.

Cụ thể, đối với Đề án “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia xét xử tại Toà án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Đề án đã đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động của hội thẩm, đến ngày 31/3/2021, toàn quốc có 17.299 hội thẩm (16.913 hội thẩm nhân dân và 386 hội thẩm quân nhân). Trong đó, có 14.390 hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác (chiếm 83,2%); 2.901 hội thẩm là cán bộ hưu trí (chiếm 16,77%); 08 hội thẩm là người dân, không làm việc cho cơ quan, tổ chức, đoàn thể (chiếm 0,03%).

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử sơ thẩm 998.257 vụ án, bình quân mỗi hội thẩm tham gia xét xử 70 vụ/ nhiệm kỳ; hội thẩm quân nhân đã tham gia xét xử sơ thẩm 672 vụ án, bình quân là 3,5 vụ/ nhiệm kỳ. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hội thẩm còn tản mạn, chưa đầy đủ, một số quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn, tổ chức thực hiện có phần hình thức, chưa phản ánh đúng vị trí, vai trò của nhân dân trong tham gia hoạt động xét xử, mức độ đóng góp của hội thẩm vào chất lượng xét xử chưa cao, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của hội thẩm; một số chế độ, chính sách đối với hội thẩm còn chưa phù hợp.

Trên cơ sở thực trạng, khó khăn, vướng mắc, Đề án đề ra 8 giải pháp gồm: Hoàn thiện cơ chế hội thẩm tham gia xét xử tại Toà án; bổ sung chế định hội thẩm đoàn trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; hoàn thiện hệ thống pháp luật về hội thẩm; tăng cường chuyên môn của hội thẩm khi tham gia xét xử một số loại vụ án đặc thù; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho hội thẩm; hoàn thiện chế độ, chính sách đối với hội thẩm; tổ chức thí điểm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bằng hội đồng xét xử và hội thẩm đoàn và thí điểm xét xử sơ thẩm bằng hội đồng xét xử gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm có chuyên môn về một số lĩnh vực tương ứng đối với một số vụ án có tính chất đặc thù.

Đây là những giải pháp thiết thực, có tính khả thi, nếu triển khai thực hiện tốt sẽ khắc phục được những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng đội ngũ hội thẩm, nâng cao hiệu quả nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện quyền lực tư pháp, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân, phù hơp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Các thành viên Ban Chỉ đạo tham dự Phiên họp thứ 13. Ảnh: VGP/Lê Sơn.

Đối với Báo cáo xin ý kiến về chủ trương ban hành Quy chế tổ chức phiên toà xét xử trực tuyến tại Toà án.

Thời gian gần đây, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, do thực hiện giãn cách xã hội, nhiều Toà án không thể đưa vụ án ra xét xử theo thời gian luật định, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tư pháp, quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Trước tình hình đó, căn cứ vào vào chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách tư pháp, xây dựng chính quyền điện tử và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của bộ máy nhà nước; các đạo luật về tố tụng tư pháp và kinh nghiệm tổ chức xét xử trực tuyến của một số nước, Toà án nhân dân tối cao đã chủ động xây dựng dự thảo Quy chế tổ chức xét xử trực tuyến trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định là cần thiết.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, xét xử trực tuyến là vấn đề mới, pháp luật hiện hành chưa có quy định về hình thức xét xử trực tuyến và cách thức tổ chức phiên toà xét xử trực tuyến; việc xét xử liên quan đến nhiều quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, tác động đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Do đó, để Ban Chỉ đạo có đầy đủ thông tin cho việc xem xét, cho ý kiến về chủ trương này, đề nghị Toà án nhân dân Tối cao cần tổ chức xin ý kiến chính thức của các cơ quan, tổ chức có liên quan về việc xét xử trực tuyến.

Tại Phiên họp, Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết: Việt Nam đã tham gia Hội đồng Chánh án khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên đến hết 2025 phải tổ chức xét xử trực tuyến, nhiều nước trong khu vực đã tổ chức trực tuyến với nhiều loại án khác nhau. Việc thực hiện xét xử trực tuyến (do ở xa, dịch bệnh, tội phạm nguy hiểm…) vẫn bảo đảm nguyên tắc trực tiếp, công khai, liên tục, bằng lời nói, có sự chứng kiến của các bên và bảo đảm nguyên tắc tố tụng. Nếu làm được thì đáp ứng thực tiễn hiện nay, nhất là trong tình hình dịch bệnh phức tạp khó lường.

Chủ tịch nước tặng Huân chương cho tỉnh Bắc Giang vì thành tích chống dịch Chủ tịch nước tặng Huân chương cho tỉnh Bắc Giang vì thành tích chống dịch
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang về những thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đây cũng là tỉnh đầu tiên được Chủ tịch nước tặng Huân chương trong lĩnh vực này.
Chủ tịch nước chủ trì cuộc họp về đặc xá Chủ tịch nước chủ trì cuộc họp về đặc xá
Chiều 17/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với Hội đồng tư vấn đặc xá và lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan.
Chủ tịch nước: Không để quá tải bệnh viện, không để bệnh nặng tăng nhanh Chủ tịch nước: Không để quá tải bệnh viện, không để bệnh nặng tăng nhanh
Sáng 13/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm hỏi động viên và tặng quà lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nỗ lực khắc phục khó khăn trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Báo Chính phủ/VGP
Nguồn: baochinhphu.vn

Tin bài liên quan

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm: “Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sau đây là nội dung bài viết:
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ từ ngày 30/9-1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Ukhnaagiin Khurelsukh, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Dashzegviin Amarbayasgalan và Thủ tướng Luvsannamsrain Oyun-Erdene. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Cuba

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Cuba, chiều 26/9 theo giờ địa phương, tại thủ đô La Habana, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Cuba.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, thảo luận khả năng ngừng bắn; Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza; Giáo hoàng Leo XIV nhận mình là “hậu duệ của người nhập cư” và kêu gọi việc tôn trọng phẩm giá của người di cư... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 17/5.
Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đại hội đã tín nhiệm bầu Đại sứ Lại Ngọc Đoàn, nguyên Cục trưởng Cục Cơ yếu (Bộ Ngoại giao) giữ chức Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, dự và phát biểu chỉ đạo.
Quỹ Châu Á tại Việt Nam trao 101 suất học bổng cho nữ sinh nghèo vượt khó tại Cần Thơ

Quỹ Châu Á tại Việt Nam trao 101 suất học bổng cho nữ sinh nghèo vượt khó tại Cần Thơ

Ngày 17/5, tại thành phố Cần Thơ, Quỹ Châu Á tại Việt Nam đã trao tặng 101 suất học bổng (mỗi suất trị giá 2,2 triệu đồng) cho các nữ sinh trung học phổ thông nghèo vượt khó tại Cần Thơ.
Đẩy mạnh tuyên truyền về quan hệ hữu nghị đặc biệt trong lưu học sinh Lào tại Việt Nam

Đẩy mạnh tuyên truyền về quan hệ hữu nghị đặc biệt trong lưu học sinh Lào tại Việt Nam

Ngày 16/5 tại Thái Nguyên, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý lưu học sinh Lào năm học 2024-2025 và triển khai kế hoạch năm học 2025-2026. Tại Hội nghị, Đại sứ quán đề nghị các cơ sở đào tạo tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng và đẩy mạnh tuyên truyền về quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào trong lưu học sinh.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới