--> -->
Trang chủ Việt Nam hôm nay
08:22 | 15/05/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển nhanh và bền vững

Báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ chín, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên.
Thủ tướng chỉ đạo tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Nông nghiệp tăng trưởng 3,74%, xuất khẩu vượt mốc 21 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm

Theo TS. Nguyễn Thị Hương, Cục trưởng Cục Thống kê (Bộ Tài chính), để GDP tăng trưởng cao và ổn định, cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
TS. Nguyễn Thị Hương, Cục trưởng Cục Thống kê (Bộ Tài chính). (Ảnh: Báo Đầu Tư)
Mặc dù phải đối mặt với khó khăn từ bên ngoài, nhất là chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đầu tư... 4 tháng đầu năm tiếp tục đà khởi sắc, thưa bà?

Trong 4 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; các cân đối lớn được bảo đảm; tỷ giá ổn định; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm ở mức 3,2%, tạo dư địa cho điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách vĩ mô. Thu ngân sách nhà nước đạt 48% dự toán và tăng 26,3% nhờ hoạt động sản xuất, kinh doanh những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng; Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành kịp thời và tập trung triển khai ngay từ đầu năm các chính sách tài khóa, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ, hoạt động xuất, nhập khẩu, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới bị xáo trộn chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ gần đây, nhưng 4 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn duy trì được đà xuất khẩu hàng hóa với tổng kim ngạch đạt trên 140 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2024, xuất siêu 3,79 tỷ USD.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trong 4 tháng đầu năm đạt trên 6,7 tỷ USD, cao nhất của 4 tháng đầu năm kể từ năm 2020. Nhiều tập đoàn đa quốc gia tích cực đầu tư, đưa vào hoạt động các nhà máy quy mô lớn, như dự án Samsung Electronics mở rộng, dự án LG Display & LG Innotek mở rộng, dự án Intel mở rộng, dự án của LEGO Group, dự án Amkor Technology mở rộng… Điều đó cho thấy, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Cả 3 khu vực kinh tế đều tăng trưởng tích cực. Sản xuất nông nghiệp duy trì đà phát triển, giá trị nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng khá như cà phê, hạt tiêu, cao su, thủy sản... Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng ước tăng 8,4% (cùng kỳ năm trước tăng 6,3%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng hơn 10% (cùng kỳ năm trước tăng 6,5%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% và được cải thiện qua từng tháng. Du lịch là điểm sáng, thu hút gần 7,7 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất của 4 tháng đầu năm trong nhiều năm qua, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.

Thưa bà, với kết quả tích cực này, Chính phủ quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu 8% trong năm nay và 2 con số ở những năm tiếp theo?

Tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ chín, báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc phải tập trung thúc đẩy tăng trưởng với mục tiêu 8% trở lên. Để thực hiện mục tiêu này, từ đầu năm đến nay, Thủ tướng đã chủ trì nhiều hội nghị quan trọng, trong đó có 9 hội nghị với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng trong nước.

Tăng trưởng kinh tế 8% là mục tiêu rất cao, rất khó, nhưng Chính phủ và các bộ, ngành đã phân tích kỹ lưỡng, đánh giá sát tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và 5 năm 2021 - 2025, tiếp tục có các giải pháp đột phá để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra, nhất là mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên. Nhưng muốn tăng trưởng bền vững, bên cạnh làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), khai thác tốt các động lực tăng trưởng mới, phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5/2025, phải tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế là con đường tất yếu để đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi lạc hậu, chậm phát triển và trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại.

Bà có thể lý giải rõ hơn, vì sao chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế là con đường tất yếu thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển?

Trong kinh tế học, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự vận động và chuyển đổi của các ngành, các hoạt động, các loại hình kinh tế phù hợp với năng lực, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tương ứng với điều kiện kinh tế - xã hội trong các giai đoạn khác nhau. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những nhóm ngành phát triển mạnh hơn, tỷ trọng tăng lên; ngược lại, những nhóm ngành kém phát triển hơn, tỷ trọng giảm xuống.

Lý thuyết của Karl Marx (năm 1909) đã đưa ra các phạm trù về cơ cấu ngành kinh tế và hợp lý. Theo Karl Marx, cơ cấu ngành kinh tế hợp lý là cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng. Cơ cấu ngành kinh tế hợp lý phải đáp ứng các điều kiện như phù hợp với các quy luật khách quan, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị khu vực và thế giới; phản ánh khả năng khai thác, sử dụng các nguồn lực kinh tế trong nước.

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình diễn ra thường xuyên và là động lực quan trọng để định hình sự phát triển của mỗi quốc gia.

Trên thực tế thì sao, thưa bà?

Ở các nước thu nhập cao, nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế, lao động có trình độ cao, cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại. Đây là những quốc gia dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới và đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), nhóm nước thu nhập cao có quy mô nền kinh tế lớn và tăng trưởng khá ổn định; cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong GDP, thường chiếm từ 65% trở lên; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22-27%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp (1-2%).

Điển hình về cơ cấu kinh tế của các quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao với các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt như sau: Hoa Kỳ là 81,3%; 17,7% và 1%. Singapore là 72%; 22% và 0,6%. Nhật Bản là 71%; 27% và 1%. Khu vực châu Âu là 66%; 22% và 2%.

Ở các nước có thu nhập trung bình, tính đến năm 2023, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 8,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,6%; khu vực dịch vụ chiếm 53,6%.

Còn ở các nước thu nhập thấp, chưa phát triển, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, thường chiếm 24-34%; cao hơn khu vực công nghiệp và xây dựng (21-30%). Trong khi đó, khu vực dịch vụ chiếm 33-43% trong cơ cấu nền kinh tế.

Số liệu trên cho thấy, muốn đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng đóng góp của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP, tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ, khu vực công nghiệp và xây dựng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu để thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Thưa bà, tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam thế nào?

Sau gần 40 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế nước ta liên tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu như năm 1986, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 36,76% trong GDP, thì hiện tại chỉ chiếm 11,86%. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng từ chiếm tỷ trọng 24,74% đã vươn lên 37,64%. Còn khu vực dịch vụ tăng từ 29,18% lên 42,36%.

Kể từ năm 2011 trở lại đây, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp hơn với mô hình tăng trưởng dần dịch chuyển sang chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nhưng so sánh với tiêu chí cơ cấu kinh tế của các nhóm thu nhập ở trên, thì Việt Nam mới vượt qua mức thu nhập thấp, chưa đạt mức thu nhập trung bình, khi khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn đóng góp cao (11,86%), khu vực dịch vụ đóng góp chưa tương xứng (42,36%), trong khi ở các nước thu nhập trung bình, tỷ lệ này tương ứng là 8,8% và 53,6%.

So với các nước trong khu vực, nếu xét theo tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP, thì cơ cấu kinh tế của Việt Nam hiện chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của Thái Lan năm 2011 (11,59%), Malaysia năm 1996 (11,68%), Trung Quốc năm 2005 (11,64%), Hàn Quốc năm 1984 (11,87%)... Vì vậy, cùng với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, để GDP tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm nay và 2 con số trong những năm tiếp theo, thì chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế cần phải được ưu tiên, tập trung đẩy mạnh.

Theo Báo Đầu Tư

https://baodautu.vn/chuyen-dich-co-cau-kinh-te-de-phat-trien-nhanh-va-ben-vung-d280332.html

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao
Ngày 14/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung (Hội), đã tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) do ông Terry He, Phó Chủ tịch Tập đoàn dẫn đầu. Ông bày tỏ mong muốn doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Pháp Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Pháp
Ngày 13/5 tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.
Theo Báo Đầu Tư
Nguồn: baodautu.vn

Tin bài liên quan

Nông nghiệp tăng trưởng 3,74%, xuất khẩu vượt mốc 21 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm

Nông nghiệp tăng trưởng 3,74%, xuất khẩu vượt mốc 21 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm

Tăng trưởng toàn ngành trong quý I/2025 đạt mức 3,74%, cao nhất trong nhiều năm qua, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao trong kịch bản tăng trưởng quý.
Doanh nghiệp Việt có nhiều lựa chọn đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt có nhiều lựa chọn đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ

Ngày 12/5 (theo giờ địa phương), tại Trung tâm Thương mại Quốc tế, Thủ đô Washington DC (Hoa Kỳ), sự kiện “Kết nối với Việt Nam” đã diễn ra với chủ đề Hợp tác - Chia sẻ - Phát triển. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư vào Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ cao, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, xe điện, năng lượng, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, du lịch, nông nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng ký Công điện về việc chấn chỉnh kỷ cương trog bối cảnh chỉ số PCI 2024 cho thấy xu hướng chi phí không chính thức có dấu hiệu quay trở lại, tính năng động của chính quyền địa phương suy giảm.

Đọc nhiều

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Ngày 14/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung (Hội), đã tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) do ông Terry He, Phó Chủ tịch Tập đoàn dẫn đầu. Ông bày tỏ mong muốn doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

Ngày 12/5, tại thủ đô Athens, Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu, ra mắt cuốn sách “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

Nhờ sự hỗ trợ từ tổ chức CARE International tại Việt Nam (CARE), dự án “Tiến về phía trước” đang mang lại những thay đổi rõ rệt trong sinh kế của người dân xóm Lạng (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), thông qua việc phát triển mô hình trồng và chế biến cây gai xanh - loại cây trồng chủ lực tại địa phương.
Nha Trang - Hội An tiếp tục lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Nha Trang - Hội An tiếp tục lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Các tạp chí du lịch uy tín thế giới liên tiếp gọi tên những điểm đến nổi bật tại Việt Nam. Cụ thể, thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) đã lọt vào top 6 trong danh sách 25 điểm đến tuyệt vời nhất châu Á đầu năm 2025; Hội An được vinh danh là thành phố cổ lãng mạn nhất thế giới.
Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội

Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội

Ngày 13/5, Tổng Thư ký Quốc hội công bố 4 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành. Trong đó có Nghị quyết số 1635/NQ-UBTVQH quyết nghị thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội với 20 thành viên.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Vì sao VinFast VF 7 là chiếc SUV mang lại nhiều cảm xúc nhất tầm giá dưới 1 tỷ?

Vì sao VinFast VF 7 là chiếc SUV mang lại nhiều cảm xúc nhất tầm giá dưới 1 tỷ?

Với những ai đã cầm lái VinFast VF 7, mẫu SUV điện của VinFast là sự kết hợp của những cung bậc cảm xúc tưởng như trái ngược, từ sự phấn khích tới tức ngực khi giẫm ga tới cảm giác an tâm khi cả gia đình ngồi trong khoang nội thất tiện nghi và được bảo vệ bởi những công nghệ an toàn hàng đầu.