--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:06 | 29/08/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chuyện sinh viên Việt Nam làm thêm trong các quán rượu bình dân trên đất Nhật

Sinh viên Việt Nam hiện chiếm tỷ lệ người lao động nước ngoài nhiều nhất tại các nhà hàng Nhật Bản.

Số lượng những quán nhậu bình dân izakayas tại Nhật Bản đang tăng chóng mặt tuy nhiên họ gặp khó khăn về việc thiếu hụt lao động. Và giải pháp cho vấn đề này là thuê những sinh viên Việt Nam làm việc bán thời gian.

Torikizoku – một đơn vị cung cấp món gà nướng nổi tiếng yakitori có trụ sở tại Osaka là một trong những chuỗi như vậy. Nhà hàng vốn nổi tiếng với mức giá trên thực đơn giống nhau trên toàn quốc đều là 302 yen (tương đương 2,76 USD) hiện đang tuyển dụng những sinh viên Việt Nam làm việc thay thế cho số lượng nhân viên người Trung Quốc đang giảm mạnh. Được biết nếu như trước đây số lượng nhân viên người Trung Quốc của nhà hàng chiếm đa số thì hiện nay tỷ lệ chỉ còn 1%. Thậm chí tại một số cửa hàng ở trung tâm Tokyo – tất cả các nhân viên – ngoại trừ bậc quản lý đều là người Việt Nam.

Khoảng 1,5 năm trước, một nữ sinh viên người Việt 24 tuổi bắt đầu làm việc tại một chi nhánh của Torikizoku ở Osaka. Cô gái này đang theo học tại một trường đại học ở đây và thường nhận làm thêm vào ca tối. Dù yêu thích công việc này nhưng cô sinh viên trẻ chia sẻ rằng khá khó khăn trong việc nói tiếng Nhật. Dẫu vậy hệ thống đặt hàng bằng màn hình cảm ứng của Torikizoku khiến công việc của cô dễ dàng hơn.

chuyen sinh vien viet nam lam them trong cac quan ruou binh dan tren dat nhat

Chuỗi cửa hàng này đã trở thành địa điểm nổi tiếng đối với cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản. Những sinh viên này truyền tai nhau rằng cách thức nấu nướng tại nhà hàng này khá giống ở Việt Nam và rằng họ được nghe từ nhiều người quen rằng Torikizoku là nơi tốt để làm thêm nếu như vốn tiếng Nhật chưa được thành thạo.

Hiroyuki Ogawa – Giám đốc Hiệp hội Việt Nhật nói rằng mặc dù truyền thông đại chúng tại Việt Nam chưa phát triển nhiều nhưng văn hóa truyền miệng lại rất thịnh hành và Torikizoku rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt.

Chuỗi này nhắm tới mục tiêu mở 1.000 chi nhánh hoạt động tính tới tháng 7/2021 vì vậy việc đảm bảo nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng. Để giúp đào tạo những nhân viên người Việt một cách nhanh chóng, công ty này thậm chí còn sản xuất video hướng dẫn nấu ăn bằng tiếng Việt.

"Họ phải phục vụ khách hàng bằng tiếng Nhật nhưng những quy định, hướng dẫn cơ bản thì nên được làm bằng tiếng Việt", ông Hidehito Nakanishi đến từ Torikizoku nói.

"Những nhân viên bán thời gian người Việt rất chăm chỉ và thành thật. Nếu như có thể nói tiếng Nhật thành thạo thì họ chính là những nhân viên tuyệt vời", theo Eita Iida – chủ tịch Ten Allied – đơn vị điều hành của Tengu Sakaba và một số quán rượu khác. Tháng 7, Ten Allied đã có 480 nhân viên bán thời gian người Việt và con số này tăng gấp 10 lần so với năm 2014. Người Việt hiện chiếm 18% lượng nhân viên bán thời gian của công ty – nhóm lớn nhất trong số những nhân viên mang quốc tịch nước ngoài của công ty.

Chimney – đơn vị điều chuỗi quán rượu Hana no Mai cũng đang tìm kiếm nhân viên người Việt. Tính tới tháng 6, 214 trong số 512 nhân viên bán thời gian người nước ngoài của họ là người Việt – chiếm 42%.

Huyền – một sinh viên 19 tuổi người Việt đang theo học tại Osaka tới Nhật Bản từ 1 năm trước. Cô hiện làm công việc bán thời gian tại một chuỗi cửa hàng bánh bao. Sau khi tan học vào lúc 4 giờ chiều, Huyền tới quán bánh làm việc từ 6 giờ tối tới 10 giờ và kiếm được 110.000 yen mỗi tháng.

Huyền ở chung phòng với một người bạn cùng quê với giá thuê 28.000 yen mỗi tháng. Mỗi năm, cha mẹ Huyền gửi sang số tiền là 250.000 yen để nộp học phí và nhờ mức lương ở quán bánh kể trên mà Huyền có thể trang trải những chi phí khác. Ngoài ra, làm việc tại nhà hàng bánh bao, Huyền còn được bao ăn tối chính vì thế cô có thể tiết kiệm thêm một khoản kha khá.

Tại Nhật Bản, sinh viên nước ngoài được phép làm việc 28 giờ mỗi tuần. Với mức thu nhập ở Việt Nam vẫn còn thấp, nhiều sinh viên Việt rất khó khăn trong việc đủ sống với số tiền của cha mẹ gửi sang. Chính vì lý do đó, họ có xu hướng tìm kiếm những công việc với mức lương cao hơn, làm vào buổi tối sau khi rời trường học.

Điều đáng nói là trước đây, hầu hết nhân viên tại các quán izakayas đều là sinh viên Trung Quốc, với số lượng gấp đôi so với người Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên số lượng sinh viên Trung Quốc phải làm bán thời gian bắt đầu giảm vì họ được nhận nhiều tiền hơn từ gia đình gửi sang.

Vân Đàm

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Trong hai ngày 10 và 11/5 tại tỉnh Hải Dương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh phối hợp với Tổ chức Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức chương trình trao viện trợ "Hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024 - 2025".
Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (viết tắt RANEPA), còn gọi là Học viện Tổng thống.
Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Ngày 10/5 tại Trường Đại học Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Ca khúc Việt lời Nga” thu hút đông đảo giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên Khoa Tiếng Nga nhiều thế hệ đến tham dự. Chương trình là lời tri ân sâu sắc dành cho nhà giáo - dịch giả Lê Đức Mẫn, nguyên giảng viên Khoa Tiếng Nga, người đã dành trọn tâm huyết dịch hơn 60 ca khúc Việt Nam sang tiếng Nga trong suốt hơn ba thập kỷ qua.
Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 16/5 tại thủ đô Vienna (Áo), Diễn đàn “Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Áo” sẽ chính thức diễn ra, đánh dấu bước tiến chiến lược trong quan hệ hợp tác phát triển công nghệ giữa hai quốc gia. Sự kiện được kỳ vọng mở ra những cơ hội hợp tác cụ thể, thiết thực trong các lĩnh vực công nghệ tiên phong như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, công nghệ sinh học, an ninh mạng, công nghệ lượng tử, IoT, điện toán biên và robot học.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới