--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
09:20 | 09/02/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cơ hội nào cho loài hổ?

Báo Công giáo và Dân tộc đã trao đổi với bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, chuyên gia của WWF - Việt Nam về Quản lý Chương trình Chống buôn bán các loài hoang dã để có cái nhìn toàn cảnh về các chương trình bảo tồn hổ ở nước ta.
91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam, trong đó có 85 loài đặc hữu 91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam, trong đó có 85 loài đặc hữu
Quốc hội thông qua nghị quyết hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội Quốc hội thông qua nghị quyết hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

- Xin bà cho biết hiện trạng của hổ Đông Dương ở Việt Nam và hai quốc gia lân cận là Lào và Campuchia?

Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti) bị xem là đã tuyệt chủng về mặt sinh thái ở Việt Nam, Campuchia và Lào từ những năm đầu của thế kỷ 21. Có nghĩa là quần thể của chúng còn rất ít trong tự nhiên, bị chia cắt về mặt địa lý và không thể tự phục hồi bền vững. Tại Việt Nam, lần cuối máy bẫy ảnh ghi nhận được cá thể hổ là ở Vườn Quốc gia Pù Mát vào ngày 31/12/1999, lúc 1 giờ 30 phút sáng. Tháng 2/2002, tại Vườn Quốc gia Sông Thanh, Quảng Nam, ghi nhận được dấu chân của hổ Đông Dương. Từ đó đến nay chưa ghi nhận được thêm ảnh hay dấu chân cá thể hổ nào trong môi trường hoang dã nước ta.

Dấu chân hổ tại Vườn Quốc gia Sông Thanh năm 2002.
Dấu chân hổ tại Vườn Quốc gia Sông Thanh năm 2002.

Tại Campuchia, lần cuối cùng ghi nhận được hình ảnh của hổ qua bẫy ảnh là vào năm 2008 tại rừng Đặc dụng Mondulkiri. Lào cũng không ghi nhận được vết tích của loài này trong tự nhiên từ nhiều năm nay. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), trong thông cáo nhân ngày hổ thế giới (27/9/2021) cho rằng hổ đã tuyệt chủng trong thiên nhiên ở Việt Nam, Campuchia từ năm 2000 và ở Lào từ năm 2010.

Cơ hội nào cho loài hổ?
Bẫy ảnh ghi nhận cá thể hổ ở Vườn Quốc gia Pù Mát vào ngày 31/12/1999.

Trong khi đó, tình hình buôn bán hổ và các sản phẩm từ hổ trái phép ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, chủ yếu để nấu cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trái pháp luật. Các sản phẩm phổ biến khác của hổ được buôn bán trên thị trường là móng, vuốt, nanh dưới dạng đồ trang sức và hàng xa xỉ như bộ lông. Tất cả những hoạt động này đều diễn ra bất hợp pháp.

Do đó, Việt Nam vẫn chưa thể thực hiện cam kết toàn cầu về nhân đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022. Tuy nhiên, nước ta có thể đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn hổ toàn cầu thông qua những hành động quyết liệt nhằm chống lại nạn buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã (ĐVHD) và nuôi nhốt hổ. Tháng 9/2022, các nước hiện có và từng có hổ phân bố (TRCs) sẽ gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh về hổ ở Vladivostok, do Nga chủ trì. Hội nghị được mong đợi sẽ chính thức hoá mục tiêu bảo tồn hổ toàn cầu trong 12 năm tiếp theo của chu kỳ 12 con giáp với sự lặp lại của năm Dần (2022-2034) và xa hơn nữa.

- Việc đã rất lâu rồi không còn vết tích của hổ ngoài tự nhiên dẫn đến một dự đoán không mấy khả quan về loài này ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung? WWF có những chương trình hoặc dự án cụ thể gì về bảo tồn, để hổ Đông Dương không có kết cục đáng buồn như hổ Java?

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về hổ ở Vladivostok năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng các nguyên thủ quốc gia cam kết tăng gấp đôi số lượng hổ trong tự nhiên vào năm 2022. Để thực hiện cam kết này, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 539 phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014-2022 nhằm “bảo vệ, bảo tồn hổ, sinh cảnh và con mồi của chúng, góp phần ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng hổ tự nhiên đến năm 2022”.

Thời khắc thế giới hẹn gặp nhau để nhìn lại 12 năm trong nỗ lực bảo tồn loài hổ đã đến, và cũng là lúc Việt Nam cần đánh giá những được - mất của Chương trình Quốc gia Bảo tồn Hổ 2014-2022. Tuy Việt Nam khó có thể thực hiện được cam kết này, nhưng vẫn còn cơ hội đóng góp cho nỗ lực tăng gấp đôi số lượng hổ trong tự nhiên ở các nước khác bằng các phương thức: 1) Kiên quyết chấm dứt nạn buôn bán, nuôi nhốt hổ không vì mục tiêu bảo tồn; 2) Chấm dứt việc tiêu thụ các sản phẩm từ hổ như cao hổ, nanh, vuốt, da hổ; 3) Tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực thực thi pháp luật, đặc biệt là tại các vườn quốc gia là sinh cảnh của hổ để phục hồi quần thể thú mồi của hổ, làm cơ sở cho việc tái thả hổ về tự nhiên trong tầm nhìn hai con giáp tới. Với quyết tâm chính trị cao của người đứng đầu Chính phủ và sự đồng lòng của người dân, nước ta có tiềm năng trở thành nước dẫn đầu khu vực trong nỗ lực đưa tiếng gầm của hổ về với núi rừng.

Hổ đã từng có mặt ở khắp các cánh rừng từ Nam ra Bắc ở Việt Nam, nếu đảm bảo nguồn thức ăn và không bị săn trộm, việc tái thả hổ về tự nhiên là hoàn toàn có thể thực hiện được. Trước thềm Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước ASEAN họp tại Malaysia, do Thủ tướng Malaysia chủ trì vào giữa tháng 1/2022, sẽ có cuộc họp về nỗ lực đưa loài hổ trở lại ASEAN, nơi chúng từng sinh sống. Không có gì là dễ dàng nhưng chúng ta có quyền kỳ vọng vào quyết tâm của Việt Nam. WWF và cộng đồng bảo tồn hổ sẽ đồng hành với chính phủ Việt Nam và các nước ASEAN trong sáng kiến tuyệt vời này. Để hổ tuyệt chủng trong tự nhiên ở Việt Nam, Lào, Campuchia là một thất bại của bảo tồn, tiếp nối thất bại của bảo tồn tê giác Java ở Việt Nam. Đây là lúc Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, thực hiện cam kết của các nhà lãnh đạo toàn cầu về thập niên đảo ngược mất mát đa dạng sinh học, quyết tâm tái phục quần thể hổ về nơi chúng đã được tạo hóa ban tặng.

- Theo bà, khung hình phạt đối với các hành vi săn bắt, buôn bán, tiêu thụ… hổ đã đủ nghiêm khắc để răn đe chưa, hay cần hoàn thiện hơn nữa?

Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện khung pháp lý về bảo tồn các loài hoang dã, trong đó có hổ. Khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù giam với cá nhân và 15 tỷ đồng với pháp nhân đối với các tội liên quan đến loài hổ, cho thấy những sai phạm về các loài hoang dã, trong đó có hổ, đã là tội nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật còn nhiều bất cập, trong đó có vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, cấp ở địa phương nơi có các trại nuôi hổ trái phép, trá hình. Nhận thức của chính quyền địa phương, sự hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng những nơi này cần được cải thiện để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia và các cam kết quốc gia trên trường quốc tế.

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ dẫn đến việc săn bắn, nuôi nhốt, vận chuyển, buôn bán hổ bất hợp pháp. Chấm dứt được cầu sẽ chấm dứt được cung là quy luật của thị trường. Đề nghị khẩn trương đưa ra các khung pháp lý về sử dụng các sản phẩm từ hổ và các loài hoang dã vào các luật có liên quan như luật đa dạng sinh học, luật lâm nghiệp, luật thương mại và hệ thống văn bản pháp luật có liên quan. Trong khi chờ đợi sửa đổi luật, cần có các công cụ hành chính khác tiết chế việc sử dụng bất hợp pháp các sản phẩm các loài hoang dã có nguồn gốc bất hợp pháp, song hành với các chiến dịch truyền thông về giảm cầu các loài hoang dã.

- Việc bảo tồn hổ đã có một số tín hiệu tích cực ở Ấn Độ (hổ Bengal) và Nga (hổ Siberia). Xin WWF cho biết nhờ đâu những quốc gia này thành công, và Việt Nam thể áp dụng những kinh nghiệm gì từ Ấn Độ và Nga?

Các tổ chức tôn giáo, văn hóa của các nước này hoạt động mạnh mẽ trong bảo tồn hổ và các loài hoang dã. Ý chí chính trị và đầu tư thích đáng vào công cuộc bảo tồn hổ của Nga và Ấn Độ, đặc biệt là những cam kết cụ thể của các vị lãnh đạo Ấn Độ và Nga là bài học thành công về công cuộc bảo tồn hổ của họ.

Cụ thể, Ấn Độ đang áp dụng các quy chuẩn tốt nhất trong quản lý các khu bảo tồn hổ. Ngày 27/9/2021, nước này công bố 14 khu vực đã được phê duyệt theo Quy chuẩn CA|TS - một công cụ bảo tồn đặt ra các tiêu chuẩn để quản lý các loài mục tiêu và tiến độ đánh giá. Hiện có hơn 100 khu đạt CA|TS trên toàn cầu, chiếm hơn 70% diện tích sinh sống của quần thể hổ toàn cầu, bao gồm các địa điểm được đăng ký ở Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Nepal và Nga. Về phần Nga, Tổng Putin đã có những quan tâm đặc biệt và hành động thiết thực trong bảo tồn hổ. Những hình ảnh rất gần gũi của ông trong các chiến dịch về loài này đã thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng.

Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc chi hội TP.HCM ủng hộ 1 tỷ đồng cho người nghèo, trẻ em tỉnh Long An Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc chi hội TP.HCM ủng hộ 1 tỷ đồng cho người nghèo, trẻ em tỉnh Long An
Thị trường xe máy “ấm” trở lại dịp cuối năm, cơ hội vàng nào dành cho khách hàng Việt? Thị trường xe máy “ấm” trở lại dịp cuối năm, cơ hội vàng nào dành cho khách hàng Việt?
Lan Chi
Nguồn:

Tin bài liên quan

Người dân ở Thanh Hóa có thêm cơ hội đào tạo nghề và sinh kế bền vững từ dự án do WI tài trợ

Người dân ở Thanh Hóa có thêm cơ hội đào tạo nghề và sinh kế bền vững từ dự án do WI tài trợ

Đây là một trong những kết quả được nêu tại Quyết định số 498/QĐ-UBND do UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tiếp nhận Dự án “Phòng, chống mua bán người” tại huyện Nông Cống và huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa do Tổ chức Winrock International Institute for Agricultural Development (WI) - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ.
Rộng mở cơ hội hợp tác giữa Huế và các đối tác Hàn Quốc

Rộng mở cơ hội hợp tác giữa Huế và các đối tác Hàn Quốc

Ngày 12/2 tại thành phố Huế, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã buổi tiếp buổi tiếp Đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam do ngài Choi Youngsam, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam làm trưởng đoàn. Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi về cơ hội hợp tác sâu rộng giữa thành phố Huế và các đối tác Hàn Quốc trong thời gian tới.
Học sinh ở Quảng Trị có thêm cơ hội chăm sóc nhãn khoa, khám và cấp kính

Học sinh ở Quảng Trị có thêm cơ hội chăm sóc nhãn khoa, khám và cấp kính

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 197/QĐ-UBND phê duyệt dự án nâng cao năng lực chăm sóc nhãn khoa và khám, cấp kính cho học sinh THCS một số huyện tại thị xã Quảng Trị, hai huyện: Triệu Phong và Hải Lăng do Tổ chức The DOVE Fund và Tổ chức Nhãn khoa Toàn cầu ISEPS tài trợ.

Đọc nhiều

Nhân dân thế giới chung tay viết tiếp câu chuyện hòa bình

Nhân dân thế giới chung tay viết tiếp câu chuyện hòa bình

Đó là thông điệp của chương trình giao lưu “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp cùng Tổ chức Tàu Hòa bình và hai tổ chức từng được trao giải Nobel Hòa bình - Liên đoàn Nihon Hidankyo và Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) tổ chức, ngày 30/4 tại TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).
Gắn kết xây dựng văn hóa doanh nghiệp với sứ mệnh gìn giữ hòa bình

Gắn kết xây dựng văn hóa doanh nghiệp với sứ mệnh gìn giữ hòa bình

"Văn hóa doanh nghiệp cần gắn liền với các giá trị hòa bình. Đó là yếu tố quan trọng để xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, đồng thời lan tỏa và củng cố giá trị hòa bình một cách thiết thực nhất". Đó là khẳng định của ông Trần Xuân Hoàng - Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam (UBHB Việt Nam) trong cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí Thời Đại.
[Ảnh] Đại biểu Tàu Hòa bình khám phá di sản văn hóa và sắc màu Quảng Ninh

[Ảnh] Đại biểu Tàu Hòa bình khám phá di sản văn hóa và sắc màu Quảng Ninh

Ngày 30/4, chuyến hải trình lần thứ 120 của Tổ chức Tàu Hòa bình (Peace Boat), khởi hành từ Yokohama (Nhật Bản) đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trong khuôn khổ chuyến dừng chân tại Việt Nam, đoàn đại biểu quốc tế đã tham quan Bảo tàng Quảng Ninh và Hội chợ OCOP 2025, trải nghiệm hành trình khám phá di sản văn hóa, lịch sử và tinh hoa ẩm thực vùng Đông Bắc.
Việt Nam luôn ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế

Việt Nam luôn ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế

Ngày 30/4 tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có buổi tiếp đoàn đại biểu quốc tế, gồm những người đã ủng hộ, có nhiều đóng góp cho Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước nhân dịp Đoàn sang Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.
Trump 2.0: 100 ngày của những quyết sách gây chấn động toàn cầu

Trump 2.0: 100 ngày của những quyết sách gây chấn động toàn cầu

Chỉ trong vòng 100 ngày sau khi trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thể hiện rõ dấu ấn của một nhiệm kỳ “Trump 2.0” - mạnh mẽ hơn, đơn phương hơn và gây tranh cãi hơn. Với khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên”, ông đã nhanh chóng triển khai loạt chính sách có tác động sâu rộng tới kinh tế, an ninh, đối ngoại và cả trật tự toàn cầu hậu Chiến tranh Lạnh.

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới