Cơ hội trải nghiệm Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội
![]() Vào lúc 20h00 ngày 15/10/2022, tại Vườn hoa Đền Bà Kiệu (Phố đi bộ Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Tinh hoa Việt Nam”. |
![]() Những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã và đang làm tốt vai trò là điểm kết nối, duy trì những nền nếp, lối sống văn hóa truyền thống của người Khmer nơi đô thị. |
![]() |
Hoạt động viết thư pháp tại Không gian bích họa phố Phùng Hưng (Ảnh: KT). |
Với chủ đề "Tết Việt - Tết Phố 2023", các hoạt động văn hóa sẽ được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ), Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây), đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc), Không gian bích họa phố Phùng Hưng. Trong khuôn khổ chương trình sẽ diễn ra 3 nghi lễ: Lễ Khai mạc chương trình, Lễ Cáo yết Thành Hoàng, Lễ dựng cây nêu…
Trong đó, chiều ngày 8/1 (từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30) sẽ diễn ra hoạt động phỏng dựng đoàn rước lễ tới cửa đình, lễ cáo yết thành hoàng, lễ cúng tổ nghề, dựng cây nêu... Đoàn rước lễ sẽ xuất phát từ Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây) đi qua tuyến đường Đào Duy Từ, Ô Quang Chưởng... đến Tạ Hiện, Hàng Bạc và dừng để làm lễ tại Đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc).
Cũng tại Đình Kim Ngân, từ 8/1 đến 28/2 là không gian giới thiệu con giáp và các dòng tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ.
Trong khoảng thời gian tương tự, tại Ngôi Nhà Di sản sẽ là không gian cho các sinh hoạt đón Tết truyền thống của người Hà Nội. Bên cạnh dâng lễ cửa đình, tại đây sẽ tổ chức gói bánh chưng, chuẩn bị mâm cúng Ông Công, Ông Táo, mâm cúng tất niên và giới thiệu nghệ thuật gọt củ thủy tiên...
Vào ngày 7/1 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội sẽ trưng bày triển lãm tranh chủ đề “Mèo” của nhóm các họa sĩ Hà Nội; Giới thiệu nghệ thuật Đờn ca Tài tử Bạc Liêu; cũng như giới thiệu Di sản âm nhạc Bắc bộ “Chuyện nhạc đồng Bằng” của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc.
Không gian Bích họa phố Phùng Hưng bắt đầu từ ngày 6 - 20/1, các nghệ nhân và thợ thủ công của các làng nghề Việt Nam sẽ giới thiệu các sản phẩm dân gian truyền thống như tranh dân gian, thư pháp, gốm sứ, mây tre đan, đồ chơi tò he, các sản phẩm mặt hàng phục vụ ngày Tết và trình diễn giao lưu một số các loại hình âm nhạc truyền thống vùng miền gồm hát Xẩm, múa xòe Thái, đờn ca tài tử…
Phó trưởng Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan cho biết, các sự kiện văn hóa nghệ thuật được tổ chức thường niên dịp Tết đến, xuân về là dịp quảng bá hình ảnh, giới thiệu truyền thống lịch sử văn hóa của Hà Nội, với du khách trong nước và quốc tế, nâng cao ý thức của cộng đồng về một "lễ hội" lành mạnh, tiết kiệm nhưng vẫn giàu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tin bài liên quan

Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác

Ông Lê Văn Thơm làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn
Đọc nhiều

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus
![[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/052025/09/15/croped/thumbnail/video-doan-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-tham-gia-duyet-binh-tren-quang-truong-do-20250509152224.jpg?250509034741)
[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

ASEAN xác lập vai trò chiến lược của truyền thông trong kỷ nguyên số

Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Mỹ có thỏa thuận thương mại đầu tiên sau khi áp thuế toàn cầu
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
