--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại
06:00 | 30/06/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

"Có nhà mới, mình vui lắm"

Hai năm trước, gia đình anh Lý Văn Nó (34 tuổi, dân tộc Mông, ở xóm Sỹ Điêng, xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) ở trong căn nhà xiêu vẹo, dột nát. Với sự hỗ trợ của chính quyền và nhà hảo tâm, bây giờ gia đình anh có nhà vững chãi, yên tâm làm nương rẫy, cố gắng thoát nghèo.
Chú trọng vận động thực hiện dự án xóa nhà tạm trong năm 2024
Cộng đồng quốc tế hiến kế giúp Cao Bằng phát triển

Không còn lo thiếu cái ăn

Chúng tôi có mặt tại xóm Sỹ Điêng vào một ngày cuối tháng 6. Xóm chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, sống rải rác xung quanh các thung lũng. Đường đến nhà anh Lý Văn Nó chỉ vừa một người đi, nằm giữa những nương ngô xanh mướt. Bên hông căn nhà gỗ lợp mái tôn xanh rộng chừng 120m2, anh Nó đang thái cỏ cho trâu bò ăn. Anh vui vẻ khoe, trong đàn trâu bò 6 con, con bò được chính quyền hỗ trợ sắp đẻ.

"Sắp tới bọn trẻ đi học, vợ chồng mình chăm mấy con trâu bò này với nương ngô. Nhà mình có 20kg hạt giống ngô rồi, không lo thiếu cái ăn", anh Nó nói.

Bên trong căn nhà cũ (ảnh trên) và căn nhà mới của anh Lý Văn Nó nhìn từ trên cao. (Ảnh: Thành Luân)
Bên trong căn nhà cũ (ảnh trên) và căn nhà mới của anh Lý Văn Nó nhìn từ trên cao. (Ảnh: Thành Luân)

Anh kể: Trước đây, gần 10 người nhà anh sống trong căn nhà dột nát, mái lợp Fibro xi măng. Những lúc mưa bão, gió to thổi bay cả tấm Fibro xi măng, cột, kèo lại không chắc, có thể đổ sập bất cứ lúc nào khiến gia đình anh luôn sống trong thấp thỏm. Do nhận thức chưa đầy đủ, cuộc sống lại khó khăn, năm 2019 anh đi theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, phải nộp tiền cho tổ chức này. Được lực lượng công an tuyên truyền, 6 tháng sau anh tự nguyện đến Ủy ban nhân dân xã ký cam kết từ bỏ tổ chức bất hợp pháp này. Sau đó, gia đình anh được chính quyền và nhà hảo tâm hỗ trợ 40 triệu đồng để làm nhà, 1 con bò giống, téc nước, đồng thời được hướng dẫn phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

"Bây giờ gia đình mình không phải chịu cảnh mưa dột, gió lùa nữa nên yên tâm làm nương, nuôi trâu bò. Nhà mình đã sắm sửa được xe máy, 2 chiếc quạt điện...", anh Nó cho biết.

Anh Lý Văn Nó thái cỏ cho trâu bò ăn. (Ảnh: Thành Luân)

Năm 2022, anh Nó được tín nhiệm bầu làm trưởng xóm Sỹ Điêng. Với tâm niệm "Làm trưởng xóm phải gương mẫu để giữ được lòng tin của người dân", anh Nó là người đi đầu trong tuyên truyền, vận động nhiều hộ dân xóm Sỹ Điêng tự giác từ bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Cách nhà anh Nó chừng 500m, 6 nhân khẩu của gia đình anh Sùng Văn Đình (27 tuổi, dân tộc Mông, ở xóm Sỹ Điêng) sinh sống ổn định trong căn nhà mới được gần 2 năm. Anh cho biết: "Năm 2023, gia đình tôi được hỗ trợ 50 triệu đồng theo Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo. Có nhà mới vững chãi tôi rất phấn khởi. Nhà cũ của tôi ở bên cạnh dựng cách đây chừng 30 năm, dột nát hết cả, giờ chỉ để làm củi".

Không còn phải lo lắng chuyện nhà cửa, vợ chồng anh Đình yên tâm trồng ngô, chăn nuôi trâu bò, phát triển sản xuất. Thỉnh thoảng anh đi phụ hồ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Các con anh đi học mẫu giáo, tiểu học cũng được hỗ trợ gạo, tiền hàng tháng.

Có nhà mới, vợ chồng anh Sùng Văn Đình yên tâm làm nương. (Ảnh: Thành Luân)

Nhân thêm niềm vui

Niềm vui của anh Nó, anh Đình cũng là niềm vui chung của nhiều hộ gia đình tại huyện Hà Quảng khi được hỗ trợ xây mới, cải tạo nhà ở, cấp đất sản xuất, nước sinh hoạt... Những ngôi nhà mới mọc lên làm cho vùng Lục Khu huyện Hà Quảng trở nên đẹp đẽ, đổi thay từng ngày.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Xuân Tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hà Quảng cho biết: Hà Quảng là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Cao Bằng, địa bàn rộng gồm 21 xã, thị trấn, 195 xóm, đại đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của huyện.

Để nâng cao đời sống cho người dân, tỉnh Cao Bằng đã đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng kỹ thuật cũng như triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, trong đó có chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Năm 2020, với 35 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ 826 hộ nghèo trên địa bàn huyện Hà Quảng có nhà vững chãi, an toàn hơn. Từ điểm sáng này, Cao Bằng nhân rộng và xây dựng Đề án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên toàn tỉnh.

"Đi đầu phong trào này, đến nay huyện Hà Quảng đã xóa được 1.526 nhà tạm, nhà dột nát, giải ngân được gần 68 tỷ đồng. Từ nay đến hết năm 2024, huyện dự kiến hỗ trợ 1.003 hộ và giải ngân trên 45 tỷ đồng; đến hết năm 2025 những hộ gia đình có nhà tạm, nhà chưa an toàn sẽ được hỗ trợ", ông Phạm Xuân Tùng nói.

Bên cạnh đó, ông Tùng thông tin thêm, thông qua các chương trình, dự án, hiện 100% các xã của huyện Hà Quảng có đường ô tô đến trung tâm xóm; 97% cụm xóm có điện lưới quốc gia, gần 100% trung tâm xóm được tiếp cận sóng truyền thông. Hệ thống hồ vải địa kỹ thuật chứa nước mưa và các hệ thống kênh dẫn đã giúp bà con vùng cao có đủ nước sinh hoạt và phục vụ một phần sản xuất. Huyện cũng chú trọng hỗ trợ người dân vốn sản xuất, các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã, sản xuất gắn với cộng đồng...

"Các hoạt động này đã tạo sinh kế và thu nhập cho người dân. Hà Quảng phấn đấu hết năm 2025 cơ bản trở thành huyện thoát nghèo", ông Phạm Xuân Tùng nói.

Top 21 thác nước đẹp nhất thế giới gọi tên thác Bản Giốc (Cao Bằng) Top 21 thác nước đẹp nhất thế giới gọi tên thác Bản Giốc (Cao Bằng)
Cộng đồng người Việt tại Mông Cổ chung tay thắp sáng vùng biên Cộng đồng người Việt tại Mông Cổ chung tay thắp sáng vùng biên
Thành Luân
Nguồn:

Tin bài liên quan

20/63 tỉnh, thành phố trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

20/63 tỉnh, thành phố trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

Trong tuần qua, tỉnh Ninh Thuận đã trở thành địa phương tiếp theo hoàn thành mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát. Lễ công bố chính thức dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 6/2025.
Đắk Nông chung tay, quyết liệt xóa nhà tạm

Đắk Nông chung tay, quyết liệt xóa nhà tạm

Tỉnh Đắk Nông đang khẩn trương, đồng bộ, quyết liệt triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động. Dự kiến đến trước 30/6 sẽ hoàn thành 540 căn nhà (đạt 100% khối lượng) trên toàn tỉnh để bàn giao cho người dân sử dụng.
18 địa phương 'về đích' xóa nhà tạm, nhà dột nát

18 địa phương 'về đích' xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, trong tuần qua, cả nước có thêm 4 địa phương hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát và tổ chức lễ công bố chính thức, bao gồm: Sơn La, Bình Định, Bình Phước và Hậu Giang.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Cà phê Việt Nam lần đầu tiên hiện diện tại Expocafé Chile 2025

Cà phê Việt Nam lần đầu tiên hiện diện tại Expocafé Chile 2025

Trong hai ngày 19–20/7/2025, tại Trung tâm triển lãm Espacio Riesco (Santiago – Chile), cà phê Việt Nam lần đầu tiên hiện diện tại Expocafé Chile 2025 – hội chợ chuyên ngành cà phê lớn nhất Chile và có tầm ảnh hưởng trong khu vực Mỹ Latinh.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Sáng 21/7 tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025.
1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

Từ ngày 19-20/7, Đại hội Thể dục thể thao sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 15 đã diễn ra sôi động tại Đại học Hannam (Daejeon, Hàn Quốc), với sự tham gia của hơn 1.000 du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.