--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
14:12 | 15/07/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Con trâu trong đời sống của người Tây Nguyên

Người Kinh có câu “con trâu là đầu cơ nghiệp”, chắc là nói về vai trò quan trọng của loài trâu trong việc cày kéo và thích ứng với điều kiện canh tác ruộng nước lầy thụt. Lại có câu “trâu cày, ngựa cưỡi”, như hai chức năng chính của trâu và ngựa.
Tục Tục "bắt chồng" của người Tây Nguyên
“Bắt vợ” khá phổ biến ở khu vực miền núi phía bắc, trong khi một số cộng đồng thiểu số ở Tây Nguyên lại duy trì tục “bắt chồng”. Tập tục này là cách để nhiều gia đình nghèo tránh tục lệ thách cưới vẫn còn nặng nề trong cộng đồng.
Độc đáo không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Độc đáo không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió, nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ, nó chính là cuộc sống của người Tây Nguyên.

Trong ca dao của người Kinh có những câu về con trâu rất thiết tha như nói về người bạn, người đồng nghiệp đồng cam cộng khổ: “Trâu ơi ta bảo trâu này/Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta/Cấy cày vốn nghiệp nông gia/Ta đây trâu đấy ai mà quản công…”.

Ngược lại, việc canh tác của người Tây Nguyên chủ yếu là làm nương rẫy khô ráo, không cày kéo, không gánh gồng, đơn giản chỉ là “phát, đốt, chọc, tỉa”. Con trâu chẳng hề có ý nghĩa gì trong lao tác, dù họ nuôi ngựa và cưỡi ngựa khá nhiều.

Người Tây Nguyên xưa quan niệm, con trâu tự do nuôi lớn để mà cúng Yàng, bắt nó kéo cày thì Yàng quở phạt. Đồng rừng rộng rãi, cỏ cây tươi tốt, cái ăn thừa thãi nên trâu bò cũng đầy đàn chật đất. Thế nhưng, vai trò quan trọng nhất của con trâu là để hiến tế và ăn hội. Hàng năm, người Tây Nguyên đều có những cuộc “ăn trâu”, bao gồm những cuộc “đâm trâu” theo nghi thức lẫn những cuộc “đốt trâu”, “chém trâu” theo lệ làng. Nhìn chung, đồng bào chỉ hiến tế những con trâu trẻ, không hiến tế trâu quá già. Trừ trường hợp đặc biệt làm ma người già, gia đình sẽ giết con trâu đầu tiên người quá cố từng chăn nuôi, đó thường là con trâu già nhất bầy, để tỏ lòng tôn kính.

Con trâu trong đời sống của người Tây Nguyên
Phục dựng lễ đâm trâu tại một sự kiện văn hóa ở Gia Lai. Ảnh: Thùy Chi

Xưa kia, một đám lễ bỏ mả (pơ thi), người ta thường đốt đến mấy con trâu. Một số nơi nhà giàu có khi đốt số trâu bằng với số lượng hài cốt người nằm trong nhà mả. Các lễ hội mừng năm mới, ăn lúa mới, phạt vạ, hiến tế theo lời hứa … người Tây Nguyên cũng thường tổ chức ăn trâu.

Có lần về một xã vùng biên, gặp cuộc đâm trâu chỉ vì một lời hứa. Trong gia đình có người phụ nữ thường ốm đau quặt quẹo. Một mặt, người ốm vẫn được điều trị theo liệu trình Tây y. Mặt khác, ông chồng mời thầy cúng và hứa: nếu Yàng cho vợ khỏi bệnh, khỏe mạnh thì sẽ đâm một con trâu để tạ ơn. Khi người vợ đã khỏi bệnh vì được điều trị tích cực đúng cách, cả nhà đều rất mừng. Riêng ông chồng thì sực nhớ đến lời hứa, thế là mời làng tổ chức đâm trâu. Cuộc ấy phải chi một số tiền của khá lớn, nhưng đã hứa, không thể tiếc được!

Thông thường, trước lúc giết trâu hiến tế, người ta tắm rửa cho sạch sẽ, quyến luyến vuốt ve, thủ thỉ tâm tư với trâu, thậm chí cho trâu uống rượu cần như một sự chia sẻ, tri ân...

Vai trò của con trâu trong tâm linh người Tây Nguyên quả là bí ẩn. Một số giả thuyết cho rằng trâu là vật tổ (tô tem) của người Tây Nguyên. Việc “cà răng”, có vẻ như mô phỏng hàm răng con trâu. Thanh niên đến tuổi 13, 14 thì nằm ra, có khi để cho người khác trói lại và đè ra cưa cà mài cả buổi cho đứt sáu cái răng cửa hàm trên. Sau đó, họ nhuộm hàm răng bằng một thứ nhựa cây cho đen. Việc “cà răng” rất lâu và rất đau đớn, có người không chịu nổi, bị ngất xỉu. Tuy nhiên, ai đến tuổi ấy cũng tự nguyện “cà răng” để tạo ra “vẻ đẹp” truyền thống và tự khẳng định bản lĩnh của mình. Ai không “cà răng” khi chết sẽ bị đuổi sang thế giới của khỉ và két.

Hồi trước, có một vị Vua Lửa rất mê trâu. Ông chỉ ăn thịt trâu, không ăn thịt bò. Vì vậy mà ông nuôi khá nhiều trâu. Thường ngày ông rất thích tắm cùng đàn trâu trong một cái ao do ông tạo nên gọi là Ao Ơi Y.

Ông Rơ Mah Giáp-nguyên Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-bảo rằng, hồi nhỏ ở quê ông chỉ có chăn trâu, không ai đi chăn bò. Và nhiều vùng Jrai trước đây cũng vậy, chỉ có khái niệm chăn trâu. Đàn bò thì thả rông trong rừng núi. Họ lý giải vì con trâu đắt bằng 3 con bò, trâu lại hiền chậm dễ bị bắt trộm nên phải chăn dắt cẩn thận.

Xưa kia, rất nhiều thứ tài sản trao đổi được tính theo trâu. Để lượng giá trị trâu, người ta gọi “trâu một em” (là con trâu đã được khoảng 2 tuổi, khi mẹ nó đã mang thai 11 tháng, đẻ ra con nghé khác), “trâu hai em” (là con trâu khoảng 3 tuổi, khi mẹ nó đã đẻ thêm 2 con nghé nữa)... Đặc biệt, trâu trắng rất quý hiếm, được quy đổi bằng dăm bảy con bò.

Sừng trâu, nhất là sừng trâu rừng dùng làm tù và, một loại nhạc khí dùng hiệu triệu dân làng lúc cần thúc giục, khi chống giặc dã, khi đi săn thú... Khi thổi, âm thanh của nó vang xa khắp nhiều đồi, nhiều suối. Trong khung cảnh núi rừng thâm u hoang dã, tiếng tù và cất lên nghe rất linh thiêng thống thiết. Nó thôi thúc trong lòng người. Nó thấm đẫm trong hồn người tinh thần làng muôn thuở.

Người Tây Nguyên xưa nhìn chung thể hiện tài sản chủ yếu bằng trâu, sau nữa là bò, heo, dê, rồi chiêng ché... Cá biệt có những vùng, các tù trưởng thể hiện sự giàu có bằng voi, bằng gia nô. Tuy vậy, về tâm linh, con trâu vẫn được coi trọng nhất.

Quần thể cổ thụ rừng Nam Tây Nguyên (Đắk Nông) được công nhận là cây di sản Việt Nam Quần thể cổ thụ rừng Nam Tây Nguyên (Đắk Nông) được công nhận là cây di sản Việt Nam
Quần thể 36 cây săng lẻ (bằng lăng) và 1 cây đa cổ thụ ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.
Dân làng Mit Jep có nghề Dân làng Mit Jep có nghề "may áo" cho chiêng
“Giữ gìn, bảo tồn và phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những cách giữ gìn hồn thiêng dân tộc và đây cũng là trách nhiệm của những người con Gia Rai được sinh ra và lớn lên ở làng Mit Jep”, già làng Rơ Châm Hyai (làng Mit Jep, xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai) khẳng định.
Theo: baogialai.com.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tôn vinh nghệ thuật mặt nạ châu Á: Việt Nam góp mặt tại triển lãm “Pratirupa” ở Ấn Độ

Tôn vinh nghệ thuật mặt nạ châu Á: Việt Nam góp mặt tại triển lãm “Pratirupa” ở Ấn Độ

Từ ngày 12-23/7, tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) đã diễn ra triển lãm “Pratirupa: Mặt nạ trong sự giao thoa văn hóa châu Á” với gần 100 mặt nạ nghi lễ và trình diễn đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là hoạt động văn hóa đặc sắc nhằm tôn vinh nghệ thuật mặt nạ - một di sản phi vật thể giàu ý nghĩa trong văn hóa các nước châu Á.
Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Happy Streets Festival 2025 tại London: lan tỏa bản sắc văn hóa Việt

Ngày 5/7, trong khuôn khổ Lễ hội Đường phố Happy Streets Festival 2025 – sự kiện thường niên sôi động tại London quy tụ hơn 20 cộng đồng quốc tế đang sinh sống tại Vương quốc Anh – Đoàn nghệ thuật của Hiệp hội phụ nữ và trẻ em Việt Nam tại Anh lần đầu tiên tham gia và đã mang đến một chương trình biểu diễn đặc sắc, giàu cảm xúc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Từ ngày 18 - 20/6/2025 tại trụ sở UNESCO (Paris) đã diễn ra kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Đặc biệt kỳ họp đánh dấu Việt Nam tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban liên chính phủ Công ước.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.