--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
07:34 | 29/11/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

COP28 đẩy nhanh hành động trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh các hiện tượng thời tiết cực đoan có chiều hướng gia tăng, COP28 được cho là cơ hội quan trọng để các nước đẩy nhanh hành động trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu.
Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi hành động tại COP28 Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi hành động tại COP28
Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi nước chủ nhà của COP28 cân nhắc “hài hòa hóa” giữa việc thích nghi với những thiệt hại, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra.
Liên minh châu Âu nhất trí loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch Liên minh châu Âu nhất trí loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
Ngày 17/10, Liên minh châu Âu (EU) nhất trí sẽ thúc đẩy mục tiêu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch theo quan điểm đàm phán cho hội nghị khí hậu COP28 sắp tới của Liên hợp quốc.

Cần hành động thiết thực

Từ ngày 30/11 đến 12/12, Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) sẽ diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với sự tham gia của khoảng 140 nhà lãnh đạo trên thế giới.

Với chủ đề "Gắn kết - hành động - hiệu quả", hội nghị COP28 sẽ tập trung vào 4 trụ cột gồm: Theo dõi sát sao quá trình chuyển đổi năng lượng; Xử lý vấn đề tài chính khí hậu; Thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân; Tăng cường bao quát mọi mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

COP28 đẩy nhanh hành động trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu 3

Tiến sĩ Sultan Al Jaber - Chủ tịch COP28

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc mới đây cảnh báo, hành tinh đang trên đà nóng lên một cách thảm khốc từ 2,5 độ C đến 2,9 độ C trong giai đoạn từ nay đến năm 2100. Tính từ đầu năm đến đầu tháng 10 vừa qua, đã có tới 86 ngày ghi nhận nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, thế giới vẫn tiếp tục thải lượng khí nhà kính kỷ lục vào khí quyển, với lượng khí thải tăng 1,2% từ năm 2021 đến năm 2022.

Các nhà khoa học kêu gọi COP28 nhất trí về việc tăng cường đáng kể cam kết về khí methane, với mục tiêu giảm khoảng 60% khí thải trong lĩnh vực năng lượng, phù hợp với các quy định gần đây của Liên minh châu Âu (EU). EU có kế hoạch cắt giảm khoảng 57% lượng khí thải CO2 vào năm 2030 so với năm 1990 và đang hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nếu COP28 đạt được cam kết như vậy thì đây sẽ là một thành công lớn.

Hà Lan, quốc gia với khoảng 25% lãnh thổ nằm dưới mực nước biển, cùng với Tajikistan được chỉ định là bên điều phối các cuộc đàm phán về nước tại Hội nghị COP28. Các cuộc đàm phán trong khuôn khổ hội nghị sẽ chú trọng thảo luận 3 vấn đề: Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái nước ngọt; Đảm bảo người dân sinh sống tại các thành phố có quyền tiếp cận nguồn nước chất lượng tốt và được bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm về nước; Nâng cao khả năng chống chịu của hoạt động sản xuất lương thực trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt và hạn hán.

Theo Viện Tài nguyên Thế giới có trụ sở ở Mỹ, Trái đất đã mất khoảng 85% diện tích đất ngập nước trong vòng 300 năm qua. Ước tính có tới 4 tỷ người trên thế giới phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ít nhất một tháng trong mỗi năm.

Những đề xuất mới tại COP28

Theo các chuyên gia đánh giá, COP28 là hội nghị quan trọng nhất của Liên hợp quốc trong 8 năm qua. Tại đây, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ lần đầu tiên đánh giá những mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Đây sẽ là cuộc thử nghiệm thực sự để xác nhận rằng thế giới có thể đạt được mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C trong thập kỷ tới hay không.

Bên cạnh đó, tài chính vẫn là một điểm gây tranh cãi chính trong các cuộc đàm phán khí hậu do Liên hợp quốc chủ trì. Ước tính, đến năm 2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các hành động khí hậu của các nước nghèo có thể lên tới 1.000 tỷ USD/năm.

COP28 tiếp tục xem xét tiến độ thực hiện mục tiêu huy động 100 tỷ USD mỗi năm lẽ ra phải đạt được vào năm 2020; thảo luận mục tiêu huy động nguồn lực đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo; thảo luận để đưa ra định nghĩa về tài chính khí hậu; hoàn thiện quy trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu… Các cuộc họp định kỳ Ban thư ký Quỹ Thích ứng (AF), Quỹ Khí hậu xanh (GCF) sẽ diễn ra nhằm triển khai các kế hoạch huy động tài chính đến năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

COP28 đẩy nhanh hành động trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu 2

Lộ trình phát thải toàn cầu theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC)

Mỹ sẽ đưa ra chiến lược quốc tế đầu tiên để thương mại hóa điện nhiệt hạch. Phản ứng nhiệt hạch có ưu điểm so với các nhà máy điện hạt nhân sử dụng công nghệ phản ứng phân hạch, do không tạo ra lượng chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài trong tự nhiên. Nếu được triển khai thành công, điện năng thu được từ phản ứng nhiệt hạch có thể cung cấp nguồn điện sạch, không phát thải carbon, đồng thời có giá thành rẻ.

Trong khi đó, Brazil đang lên kế hoạch đề xuất một quỹ lớn để chi trả cho việc bảo tồn các khu rừng nhiệt đới tại COP28. Cơ chế tài chính tiềm năng này dự kiến sẽ là cơ chế mới nhất trong số các quỹ môi trường đa phương đang ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Tham dự hội nghị COP28, Việt Nam cũng cho thấy sự sẵn sàng tham gia hợp tác cùng các thành viên Liên hợp quốc trong ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có chống biến đổi khí hậu cũng như thể hiện cam kết của Việt Nam đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Tại hội nghị năm nay, Việt Nam sẽ có gian triển lãm để giới thiệu về công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ hội nghị cũng sẽ diễn ra Lễ ra mắt Kế hoạch huy động nguồn lực chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam, các hoạt động giới thiệu về nỗ lực giảm nhẹ, thích ứng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian qua.

Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu
Các bạn học sinh đến từ huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã có nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa với mong muốn được hóa thân thành những “anh hùng môi trường” để góp sức bảo vệ Trái đất và ngăn chặn khủng hoảng khí hậu.
Quảng bá hình ảnh ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam ra thế giới Quảng bá hình ảnh ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam ra thế giới
Đoàn Việt Nam tham dự đàm phán kỹ thuật tại Hội nghị lần thứ 28 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) dự kiến sẽ chủ trì một số sự kiện và tham gia nhiều sự kiện bên lề nhằm giới thiệu kinh nghiệm và quảng bá thông tin, hình ảnh ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế cho Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
Khôi Nguyên (Theo UNEP, Guardian)
Nguồn:

Tin bài liên quan

WMO: Từ nay tới tháng 4/2024 sẽ có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan

WMO: Từ nay tới tháng 4/2024 sẽ có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan

Ngày 8/11, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) nhận định nguy cơ hiện tượng El Nino kéo dài ít nhất đến tháng 4/2024.
JBIC trong việc hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

JBIC trong việc hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên hợp quốc: Các quốc gia cần “tăng tốc” trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc: Các quốc gia cần “tăng tốc” trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu

Các quốc gia cần phải có các cam kết quy mô hơn về mức giảm phát thải nhà kính hướng tới mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C. Những quốc gia hiện đang phát thải nhiều nhất phải là các nước dẫn đầu nỗ lực này, với mốc thời gian được đưa ra là các nước phát triển đạt mức phát thải ròng bằng 0 muộn nhất trước năm 2040 và các nền kinh tế đang phát triển là trước năm 2050.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

Từ cuối tháng 6 đến hết tháng 7/2025, hơn 80.000 cây đưng sẽ được gieo trồng trên diện tích hơn 18 ha tại xã Vĩnh Hậu, tỉnh Cà Mau (trước đây là xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nhân rộng giải pháp dựa vào thiên nhiên thông qua phục hồi rừng ngập mặn để cải thiện môi trường tại tỉnh Bạc Liêu” (IONIQ), do tổ chức Good Neighbors International (GNI) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) triển khai.
Phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”

Phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”

Ngày 02/7, tại Đắk Lắk, Cụm Đổi mới Sáng tạo ngành cà phê - một sáng kiến hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Australia (CSIRO) và Trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Ngày 23/7, tại trụ sở Quốc hội Senegal ở Thủ đô Dakar, ngay sau khi hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Senegal El Malick Ndiaye đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn

Chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.