--> -->
Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
11:18 | 13/03/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Củng cố nguồn lực, ngân hàng đẩy mạnh trả cổ tức, tăng vốn “khủng”

Các ngân hàng đang đẩy mạnh kế hoạch tăng vốn với những đợt chia cổ tức "khủng", nhằm củng cố tiềm lực tài chính và đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tiếp tục điều hành lãi suất ổn định và theo chiều hướng giảm
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2025

Củng cố nguồn lực, ngân hàng đẩy mạnh trả cổ tức, tăng vốn “khủng”

Hình minh họa.

Kế hoạch tăng vốn quy mô lớn

Mới đây, Vietcombank đã chốt danh sách cổ đông để phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau khi trích lập các quỹ lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Theo kế hoạch, ngân hàng sẽ phát hành hơn 2,76 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 49,5%. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng từ 55.890 tỷ đồng lên 83.557 tỷ đồng, chính thức vượt VPBank để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống.

Động thái này diễn ra sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ 8 (khóa XV), cho phép bổ sung hơn 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước vào Vietcombank. Khoản vốn này đến từ phần cổ tức bằng cổ phiếu chia cho cổ đông nhà nước, trích từ lợi nhuận lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của ngân hàng.

Việc tăng vốn giúp Vietcombank củng cố tiềm lực tài chính, hỗ trợ quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, đây là bước đi quan trọng khi Vietcombank vừa tiếp nhận chuyển giao Ngân hàng Xây dựng (CBBank).

Gần đây, Vietcombank tiếp tục công bố kế hoạch sử dụng toàn bộ hơn 22.770 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối năm 2023 để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, phương án này vẫn cần sự chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Không chỉ Vietcombank, một ngân hàng lớn khác trong nhóm Big 4 là VietinBank cũng đang chuẩn bị tăng vốn mạnh. Ngân hàng này dự kiến phát hành gần 2,4 tỷ cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 44,64%) để chia cổ tức cho cổ đông, với tổng giá trị phát hành hơn 23.971 tỷ đồng.

Nguồn vốn thực hiện được lấy từ lợi nhuận còn lại của các năm 2021, 2022 và giai đoạn 2009-2016. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ VietinBank sẽ tăng thêm gần 24.000 tỷ đồng, đạt 77.671 tỷ đồng.

Kế hoạch này sẽ được trình cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên đầu tháng 4 tới. Nếu được thông qua, đây sẽ là đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu có tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay tại VietinBank. Theo ban lãnh đạo ngân hàng, số vốn tăng thêm sẽ được sử dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh, đầu tư hạ tầng công nghệ, phát triển dịch vụ và mở rộng hoạt động tín dụng.

Nhóm ngân hàng tư nhân cũng vào cuộc

Không chỉ các ngân hàng có vốn Nhà nước, nhiều ngân hàng tư nhân cũng đang triển khai kế hoạch tăng vốn thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 diễn ra vào ngày 8/4 tới, ACB sẽ trình cổ đông phương án trả cổ tức 25% bằng cả tiền mặt và cổ phiếu. Ngân hàng dự kiến chi khoảng 4.466 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt (tỷ lệ 10%) và phát hành gần 670 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 15%) để chia cổ tức. Nếu hoàn tất, vốn điều lệ ACB sẽ tăng thêm 6.700 tỷ đồng, đạt 51.366 tỷ đồng, dự kiến thực hiện vào quý 3/2025.

Tương tự, VIB cũng vừa công bố kế hoạch trả cổ tức trong năm 2025 và sẽ trình cổ đông thông qua vào cuối tháng 3. Ngân hàng dự kiến chi hơn 2.085 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt (tỷ lệ 7%) và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ thêm 14,26%. Trong đó, 417,07 triệu cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 14%) sẽ được chia cho cổ đông hiện hữu, còn 7,8 triệu cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 0,26%) dành cho cán bộ nhân viên.

Nam A Bank cũng đặt mục tiêu nâng vốn điều lệ lên 18.000 tỷ đồng trong năm 2025, từ mức hiện tại 13.725 tỷ đồng. Để thực hiện, ngân hàng sẽ phát hành hơn 343 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 25%) và dự kiến huy động thêm tối đa 3.431 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng có kế hoạch phát hành 85 triệu cổ phiếu ESOP, thu về khoảng 850 tỷ đồng. Các đợt phát hành này sẽ triển khai sau khi được cơ quan quản lý phê duyệt.

Giải pháp linh hoạt

Theo giới phân tích, áp lực tăng vốn đang là thách thức lớn đối với các ngân hàng trong bối cảnh yêu cầu về an toàn vốn ngày càng cao và sự cạnh tranh trong ngành tài chính ngày càng khốc liệt. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn Basel III và quy định từ Ngân hàng Nhà nước đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức ổn định.

Bên cạnh đó, nhu cầu mở rộng hoạt động, đầu tư vào công nghệ số và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng khiến các ngân hàng cần thêm nguồn lực tài chính mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc tăng vốn không hề dễ dàng do điều kiện thị trường chứng khoán biến động, khả năng huy động từ cổ đông bị hạn chế, trong khi phát hành trái phiếu hay tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài vẫn gặp nhiều rào cản pháp lý.

Trong bối cảnh đó, việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận giữ lại được xem là giải pháp linh hoạt, giúp các ngân hàng củng cố vốn chủ sở hữu và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.

Tỷ giá trung tâm và USD ngân hàng diễn biến trái chiều
Thị trường vẫn có Ngân hàng "giữ lửa"nga
Trần Thúy
Nguồn:

Tin bài liên quan

Sẽ thanh tra các ngân hàng có “sân sau”

Sẽ thanh tra các ngân hàng có “sân sau”

Đây là một trong những chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành ngân hàng, được nêu trong Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2025.
Lãi suất huy động đang trên đà giảm

Lãi suất huy động đang trên đà giảm

Việc giảm lãi suất huy động này được thực hiện sau khi Thủ tướng đưa ra chỉ đạo về việc ổn định lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay.
Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Ngày 18/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3332/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.
Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Tính đến cuối tháng 3/2025, tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,412 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 và tăng 19,6% so với quý liền kề trước đó.
Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 18/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp Đoàn Ủy ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đại Liên (Trung Quốc), do ông Hồ Phàm - Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học, đổi mới sáng tạo...

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới